96500 là gì

I. Thuyết điện li

Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axit, bazơ và muối bị phân li [một phần hoặc toàn bộ] thành các nguyên tử [hoặc nhóm nguyên tử] tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.

Ta gọi chung những dung dịch và chất nóng chảy [muối hoặc bazơ nóng chảy] là chất điện phân.

II. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất [theo nghĩa hẹp] đi theo. Tới điện cực chỉ có êlectron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

III. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan

Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

IV. Các định luật Fa-ra-đây

1. Định luật Fa-ra-đây thứ nhất

Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình giải phóng ở điện điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m = kq

2. Định luật Fa-ra-đây thứ hai

Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam $\frac{A}{n}$ của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là $\frac{1}{F}$, trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.

$k = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}$

F = 96 494 C/mol ≈  96 500 C/mol.

Kết hợp hai định luật Fa-ra-đây, ta được công thức Fa-ra-đây:

$m = \frac{1}{96500}.\frac{A}{n}It$

m là khối lượng của chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam, A là khối lượng mol nguyên tử của chất, I tính bằng ampe, t tính bằng giây, n là hoá trị của nguyên tố tạo ra ion.

V. Ứng dụng của hiện tượng điện phân

Hiện tượng điện phân được áp dụng trong các công nghệ luyện kim, hoá chất, mạ điện.

Page 2

SureLRN

112 lượt xem

Câu 6: SGK trang 85:

Phát biểu định luật Fa-ra-day, viết công thức Fa-ra-day và đơn vị dùng trong công thức này.

Bài làm:

Định luật Fa-ra-day:

Định luật Fa-ra-day thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m = k.q với k là đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực.

Định luật Fa-ra-day thứ hai: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1/F, trong đó F gọi là số Fa-ra-day.

, với F = 96500 [C/mol]

Công thức Fa-ra-day:

[kg]

Trong đó:

  • m là khối lượng chất giải phóng [kg].
  • F: số Fa-ra-day, f = 96500 C/mol.
  • A: Khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố [kg].
  • n: hóa trị của nguyên tố.
  • I: Cường độ dòng điện trong dung dịch điện phân [A].
  • t: thời gian điện phân. [s].

Cập nhật: 07/09/2021

  • Luyện 100 đề thi thử 2021. Đăng ký ngay!

Với loạt bài Công thức định luật Faraday Vật Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 11.

Bài viết Công thức định luật Faraday hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức - Đơn vị đo, Mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức định luật Faraday Vật Lí 11.

                               

1. Định nghĩa

Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

Ví dụ: Xét trường hơp bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng: 

  Khi có dòng điện chạy qua, cation Cu2+ chạy về catôt và nhận electron trở thành nguyên tử Cu bám vào điện cực.

Cu2+  + 2e- → Cu

  Ở anôt, electron bị kéo về cực dương của nguồn điện, tạo điều kiện hình thành ion Cu2+ trên bề mặt tiếp xúc với dung dịch.

Cu → Cu2+   + 2e- 

  Khi anion [SO4]2- chạy về anôt, nó kéo  ion Cu2+ vào dung dịch. Như vậy, đồng ở anôt sẽ tan dần vào trong dung dịch. Đó là hiện tượng dương cực tan.

Khi xảy ra hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tải điện lượng cùng với vật chất  [theo nghĩa hẹp] nên khối lượng chất đi đến điện cực:

+ Tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình điện phân;

+ Tỉ lệ thuận với khối lượng của ion [hay khối lượng mol nguyên tử A của nguyên tố tạo nên ion ấy];

+ tỉ lệ nghịch với điện tích của ion [hay hóa trị n của nguyên tố tạo ra ion ấy]

* Định luật Fa-ra-đây thứ nhất

  Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

* Định luật Fa-ra-đây thứ hai

  Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam

của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là
, trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.

2. Công thức – đơn vị đo

* Định luật Fa-ra-đây thứ nhất

  Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m = k.q

Trong đó:

+ k gọi là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực;

+ q là điện lượng chạy qua bình điện phân, có đơn vị Culong;

+ m là khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân, có đơn vị gam [g].

* Định luật Fa-ra-đây thứ hai

Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam

của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là
, trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.

 Trong đó:

+ k là đương lượng điện hóa.

+ F là số Fa-ra-đây, F = 96494 C/mol, thường lấy chắn là F = 96500 C/mol.

+ A là khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố tạo nên ion, có đơn vị gam.

+ n là hóa trị của nguyên tố tạo ra ion.

* Kết hợp hai định luật Fa-ra-đây, ta được công thức Fa-ra-đây:

Trong đó:

 + m là chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.

+ F là số Fa-ra-đây, F = 96494 C/mol, thường lấy chắn là F = 96500 C/mol.

+ A là khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố tạo nên ion, có đơn vị gam.

+ n là hóa trị của nguyên tố tạo ra ion.

+ I là cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân, có đơn vị ampe [A];

+ t là thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân, có đơn vị giây [s].

3. Mở rộng

Khối lượng vật chất giải phóng ở điện cực dương cũng bằng khối lượng vật chất bám vào cực âm.

Từ công thức định luật Fa-ra-đây, ta có thể suy ra các đại lượng cường độ dòng điện, thời gian điện phân, khối lượng mol nguyên tử [từ đó xác định tên nguyên tố].

                                

4. Bài tập minh họa

Bài 1: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có điện trở là 2,5 Ω. Anốt của bình điện phân bằng bạc [Ag] và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình là 10V. Tính khối lượng m của bạc bám vào catốt sau 16 phút 5 giây. Khối lượng nguyên tử của bạc là A=108 và hóa trị n = 1.

Bài giải:

Đổi 16 phút 5 giây = 965 giây

Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là:

 

Khối lượng bạc bám vào catốt sau 16 phút 5 giây là: 

Đáp án: 4,32 g

Bài 2: Người ta muốn bóc một lớp đồng dày d = 10μm trên một bản đồng diện tích S = 1cm2 bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 0,010 A. Tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng. Cho biết đồng có khối lượng riêng là D = 8900 kg/m3, khối lượng mol 64 g/mol và hóa trị 2.

Bài giải:

Khối lượng đồng phải bóc đi:

m = D.V = D.S.d = 8900.1.10-4.10.10-6 = 8,9.10-6  [kg] = 8,9.10-3 [g]

Áp dụng công thức định luật Faraday:

Đáp án: 2683 giây

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Video liên quan

Chủ Đề