1mmol/l bằng bao nhiêu mg/dl

Nghị định 134/2007/NĐ-CP ngày ngày  15  tháng  8  năm 2007 Quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Việt Nam theo hệ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (The International System of Units) tại bảng 1 điều 7 ghi rõ: lượng vật chất tên đơn vị là mol, tên ký hiệu là mol. Nhưng thực tế nhiều sách giáo khoa và nhiều bệnh viện không thống nhất cách ghi trên, có khi ghi mol, có khi mEq có khi gam…Điều này gặp không ít khó khăn cho mộ số đồng nghiệp quên hay chưa quen trong chuyển đổi các đơn vị.

1. Các đơn vị đo lường.

1.1. Nồng độ % (g/l):

Là khối lượng lượng chất tan chứa trong 100 ml thể tích. Ví dụ: Dung dịch glucose 5% có nghĩa là 100 ml dung dịch này có chứa 5 gram glucose.

1.2. Nồng độ mmol/L:

Để hiểu đơn vị này ta bắt đầu từ khái niệm nguyên tử lượng và phân tử lượng của một chất.

Nguyên tử lượng của một chất được hiểu như nguyên tử gam nghĩa là khối lượng của một chất tính bằng gam: ví dụ: C bằng 12 gam, Oxy bằng 16 gam.

Phân tử lượng của một chất được hiểu như phân tử gam là khối lượng chất đó tính bằng gam: ví dụ Na bằng 23 gam, O2 bằng 32 gam (16 x2 = 32).

Mol chẳng qua là phân tử lượng của chất đó tính theo gram. Như vậy

- Với Na+: 23 g = 1 mol ↔ 23 mg = 1 mmol.

- Với  NaCl: 58,5 g = 1mol ↔ 58,5 mg = 1 mmol.

1.3. mEq (miliquivalent – mili đương lượng):

Do liên quan đến hóa trị nên nó đo lường khả năng một chất kết hợp với các chất khác. Và do đó: mEq= mmol x hóa trị. Dĩ nhiên là trên cùng đơn vị thể tích.

2. Chuyển đổi:

Trong thực hành lâm sàng rất nhiều chất như thuốc, kết quả xét nghiệm, công thức…không thống nhất về đơn vị đo lường, không thống nhất theo các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị… Do đó cần nắm rõ nguyên tắc chuyển đổi để giải quyết tốt các vấn đề thực tế trên. Nhiều đồng nghiệp hay dùng hệ số chuyển đổi, hệ số chuyển đổi có nguồn gốc từ khối lượng phân tử mỗi chất, do đó thay vì nhớ hệ số chuyển đổi thì ta nhớ khối lượng phân tử mà đã quen thời trung học phổ thông.

2.1. Công thức chuyển đổi từ mmol/L qua mg/dL

Bởi vì mol chẳng qua là phân tử lượng hay nguyên tử lượng nhân hóa trị nên:

1mmol/l bằng bao nhiêu mg/dl

Đơn vị đo lường mg/dl và mmol/l

Nồng độ là một tính chất cơ bản của dung dịch, chỉ lượng chất tan có trong một lượng hay một thể tích nhất định của dung môi hay dung dịch. Nồng độ của dung dịch được biểu diễn thông qua: nồng độ %, nồng độ mol, nồng độ molan,…Chính vì có nhiều đơn vị đo nên nhiều người gặp rắc rối khi đổi mg/dl sang mmol/l.

1.1. Nồng độ mg/dl

Mg/dl là số mg glucose trong 100 mililit máu.

1.2. Nồng độ mmol/l

Mmol là số milimol glucose trong 1 lít máu. Sử dụng nồng độ mol để đo lượng đường huyết trong máu. Trong máu lượng glucose thường luôn ở một mức cố định. Việc đo nồng độ lượng đường huyết trong máu của người nào đó rồi lấy kết quả so với quy chuẩn chung thì sẽ phản ánh được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

1.3.Ngưỡng cho phép nồng độ mmol/l đường huyết

Tùy vào từng thời điểm trong ngày và trạng thái trước hoặc sau bữa ăn mà lượng đường glucose trong máu có thể khác nhau. Quy chuẩn chung đối với một người khỏe mạnh bình thường có chỉ số đo nồng độ đường huyết cụ thể như sau:

  • Trong khoảng 90-130 mg/dl (tương đương 5,0-7,2mmol/l) trước bữa ăn
  • Trong khoảng nhỏ hơn 180 mg/dl (tương đương 10mmol/l) sau bữa ăn 1-2 giờ.
  • Trong khoảng 110-150 mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l) trước lúc đi ngủ.

Nếu chỉ số của bạn nhỏ hơn mức cho phép thì bạn có thể đang bị suy nhược, cần bổ sung glucose. Nếu chỉ số của bạn vượt qua mức cho phép thì thì bạn đang có nguy cơ hoặc đã bị mắc bệnh đái tháo đường, cần hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.

Xem ngay:

Cách xác định chỉ số đường huyết bình thường, khỏe mạnh

TOP 7 thuốc điều trị tiểu đường Nhật Bản “TỐT NHẤT”

2. Cách quy đổi đơn vị đường huyết (đổi từ mg/dl sang mmol/l)

1mmol/l bằng bao nhiêu mg/dl

Cách quy đổi đơn vị mg/dl sang mmol/l

Đối với nhiều người, việc quy đổi mg/dl sang mmol/l khá phức tạp nhưng thực tế, nếu nắm vững công thức thì chuyển đổi khá đơn giản.

Kết quả xét nghiệm máu của bệnh viện tính theo đơn vị mg/dl, nhưng cũng có một số bệnh viện tính theo đơn vị mmol/l.

Công thức đúng là: 1 mg/dl = 5,5/100 mmol/l

Ví dụ: Kết quả xét nghiệm đường máu của bạn là 125mg/dl, nếu muốn chuyển sang đơn vị mmol/l thì cần nhân với 5,5 sau đó chia cho 100.

Kết quả là 125 mg/dl = 6,9 mmol/l.

Dĩ nhiên, để có công thức quy đổi đơn vị đường huyết cần có những tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường như:

  • Giới hạn cao của đường máu bình thường giảm từ 115mg/dl xuống 100mg/dl.
  • Đường máu lúc đói từ 100-125mg/dl giờ đây được coi là suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói.
  • Tiêu chuẩn đường máu lúc đói để chẩn đoán xác định đái tháo đường giảm từ 140 mg/dl xuống 126mg/dl.

Xem thêm:

Các biến chứng tiểu đường (đái tháo đường) – Rủi ro và cách phòng ngừa

Địa chỉ bán thuốc chữa biến chứng tiểu đường chính hãng

3. Công thức chuyển đổi các thông số sinh hóa

Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, mỗi bệnh viện sẽ quy đổi các thông số khác nhau. Để bạn dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi đơn vị thông số sinh hóa, điển hình như đổi mg/dl sang mmol/l, bạn có thể tham khảo một số công thức chuyển hóa dưới đây:

  • Glucose (mg/dl) x 0.055 = Glucose (mmol/l)
  • Cholesterol (mg/dl) x 0.02586 = Cholesterol (mmol/l)
  • Triglycerides (mg/dl) x 0.01126 = Triglycerides (mmol/l)
  • Urea (mg/dl) x 0.166 = Urea (mmol/l)
  • Creatinine (mg/dl) x 88.4 = Creatinine (mcmol/l)
  • Creatinine clearance = ( Creatinine urine (mcmol/l) x 1000 x V urine 24h ) / ( Creatinine serum (mcmol/l) x 1440 )
  • Uric acid (mg/dl) x 59.5 = Uric acid (mcmol/l)
  • VLDL cho (mg/dl) = Tri / 5 (mg/dl)
  • Lipid (mg/dl) = 450 + Cho (mg/dl) + Tri (mg/dl)
  • Sodium (mmol/l) / 1.4 = Chloride (mmol/l)
  • Iron (mcmol/L) / 0.179 = Iron (mcg/dL)
  • oC = (oF – 32 ) / 1.8
  • aFP: IU / mL x 1.21 = ng / mL
  • Prolactin: ng /mL x 21.1 = mIU / mL
  • Amylase NT pha loãng
  • Cre NT pha loãng 1/50
  • Auric NT pha loãng 1/10

Đối với bệnh nhân tiểu đường, ngoài việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, người bệnh cần thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trên đây là cách quy đổi mg/dl sang mmol/l cũng như một số công thức chuyển đổi các thông số sinh hóa phổ biến. Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin gì về bệnh tiểu đường, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được phản hồi sớm nhất nhé.