15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai 2013

Chào văn phòng luật sư ĐMS! Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam được quy định như thế nào ? văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp lý về nội dung này ?

Trả lời

Chào bạn!

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai:

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thống kê, kiểm kê đất đai.

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [Điều 22 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013].

Hỗ trợ tư vấn: 

Điện thoại: 0914 165 703 hoặc Email: 

.

.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam ?

.

  Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
[Đã duyệt]
Luật sư Đỗ Minh Sơn

Theo dõi sự thay đổi của Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Ngày hỏi:08/06/2018

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Bình. Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Hiện nay, nội dung quản lý nhà nước về đất đai là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Hiện nay, nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai 2013 như sau:

    - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

    - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

    - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

    - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

    - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

    - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    - Thống kê, kiểm kê đất đai.

    - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

    - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

    - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

    - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

    - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

    - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

    Trên đây là câu trả lời về nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật đất đai 2013.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định từ ngày:
01/07/2014
Điều 22 Luật đất đai 2013

Hiện nay, nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai 2013 như sau: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng ...


Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định từ ngày:
01/07/2004
Khoản 2 ĐIều 6 Luật đất đai 2003

Từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Khoản 2 ĐIều 6 Luật đất đai 2003 là: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản ...


Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định từ ngày:
15/10/1993
Điều 13 Luật đất đai 1993

Trước ngày 01/7/2004 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đuợc quy định tại Điều 13 Luật đất đai 1993 là: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; - Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất; - Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó; - Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; - Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa ...


Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định từ ngày:
08/01/1988
Điều 9 Luật đất đai 1987

Tại Luật đất đai 1987, nội dung quản lý nhà nước về đất đai đuợc quy định tại Điều 9 với nội dung như sau: Việc quản lý Nhà nước đối với đất đai bao gồm: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính; - Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai; - Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy; - Giao đất và thu ...


Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Nội dung tư vấn
  • 2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
  • 2.2. Trách nhiệm quản lý của nhà nước về đất đai
  • 2.3. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất và trách nhiệm của Nhà nước về đất ở

Thưa quý luật sư, chuyên gia pháp lý công ty Luật Minh Khuê. Xin cho biết nội dung quản lý nhà nước về đất đai và trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật đất đai năm 2013 và Luật đất đai năm 2013 quy định về việc bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất và trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai năm 2013

2. Nội dung tư vấn

2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Tại Điều 22 Luật đất đai năm 2013 có quy định rõ 15 nội dung về quản lý nhà nước đối với đất đai như sau:

a] Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó;

b] Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

c] Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;

d] Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ] Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

e] Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;

g] Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

h] Thống kê, kiểm kê đất đai;

i] Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

k] Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;

l] Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

m] Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

n] Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;

o] Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai;

p] Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Điều luật quy định theo thứ tự từng điều khoản nhất định đều có dụng ý của nhà làm luật, cùng với tầm quan trọng của từng nội dung quản lý,theo tôi nội dung quan trọng nhất để nhà nước căn cứ vào đó để quản lý việc sử dụng đất chính là nội dung được các nhà làm luật đặt ở khoản đầu tiên của điều 22 bộ luật đất đai: "1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó". Chỉ khi nhà nước thực hiện tốt nội dung quản lý này thì các nội dung khác mới có cơ sở thực hiện và hoàn thành được như tiêu chí đã đề ra.

Điều 22 Luật Đất đai 2013 đã nêu ra 15 nội dung quản lý về đất đai để bảo vệ và thực hiện các quyền của nhà nước trong lĩnh vực này, tập trung vào 4 nội dung chính:

- Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, biết rõ các thông tin về số lượng, chất lượn, tình hình, hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.

- Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất [có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển mục đích sử dụng đất], thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất [như thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc chuyển quyền sử dụng đất...] nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

2.2. Trách nhiệm quản lý của nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Nói cách khác, Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật đất đai năm 2013 như sau:

a] Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước;

b] Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai;

c] Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

2.3. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất và trách nhiệm của Nhà nước về đất ở

Luật đất đai năm 2013 quy định về việc bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất và trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

1. Theo Điều 26 Luật đất đai năm 2013, việc bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất được quy định như sau:

a] Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất;

b] Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

c] Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;

d] Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;

đ] Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

2. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số được Điều 27 Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau:

a] Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt chung của cộng đồng đồng bào dân tộc thiệu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng;

b] Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề