Chức năng đối ngoại của nhà nước là gì

Chức năng đối nội: đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.Chức năng đối ngoại:phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …Kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.

Chức năng của nhà nước là những phương diện [mặt] hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Chức năng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước, do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp của xã hội quyết định. Ví dụ: các nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột nhân dân lao động cho nên chúng có những chức năng cơ bản như bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đàn áp sự phản kháng và phong trào cách mạng của nhân dân lao động, tổ chức, tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng ảnh hưởng và nô dịch các dân tộc khác … Nhà nước xã hội chủ nghĩa co sơ sở kinh tế là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, là công cụ để bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng lao động, vì vậy chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của nhà nước bóc lột cả về nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nahf nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sửu dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp … Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Vì vậy, cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu các chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất phát từ bản chất nhà nước trong mỗi kiểu nhà nước cụ thể để xem xét.

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị cao nhất của mỗi quốc gia, họ là đơn vị đại diện cho người dân, đảm bảo các yêu cầu về tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, đời sống nhân dân; giúp giải quyết các vấn đề ảnh hưởng và xâm phạm đến nhân quyền của con người; là tổ chức bắt buộc phải có tại mỗi quốc gia và không thể thay thế.

Bạn có thể hiểu đơn giản: Chức năng chung của nhà nước chính là việc thực hiện các hoạt động phù hợp với mục đích phát triển; bản chất nhà nước; phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Chức năng chung của nhà nước?

Ví dụ: đối với đất nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam; chức năng của nhà nước là không ngừng mở rộng, nâng cao và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự quốc gia; đảm bảo sự an toàn, tự do cho người dân, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ đất nước, đảm bảo nền kinh tế được kiểm soát, xã hội công bằng, ổn định;…

Ví dụ: đối với đất nước theo chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; chức năng của nhà nước là bóc lột quần chúng nhân dân về các khoản sưu, thuế; bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; đàn áp dã man các cuộc nổi dậy, đấu tranh của quần chúng nhân dân; tiến hành các cuộc chiến tranh, xâm lược gia tăng thuộc địa và vơ vét của cải của các quốc gia khác,…

Xem thêm: Thể chế hành chính nhà nước là gì? Những vấn đề có liên quan

Các chức năng cụ thể

Để có thể quản lý và vận hành một đất nước lên đến hàng tỷ người về các vấn đề khác nhau trong xã hội; yêu cầu nhà nước cần có một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt; các quy định rõ ràng; chế tài cụ thể; hợp lý với mong muốn, nhu cầu của nhân dân; yêu cầu tất cả nhân dân phải chấp hành.

Bên cạnh việc quản lý các vấn đề trong nước; nhà nước cũng phải quan tâm và chú ý đến mối quan hệ, giải quyết các vấn đề liên quan đến các quốc gia khác. Vì vậy, mỗi nhà nước đều bao gồm 2 chức năng chính: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Việc phân chia giúp nhà nước định hình rõ ràng vấn đề và mức độ xử lý; từ đó giúp đưa ra các giải pháp và triển khai nhanh chóng.

2.1. Chức năng đối nội

Chức năng đối nội được biết đến là hoạt động chủ yếu được thực hiện trong phạm vi quốc gia; xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội;….

Chức năng đối nội

Đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mỗi người dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần vững vàng trong chính trị; luôn luôn chủ động phát hiện và ngăn chặn các thành phần bạo động, phản động; đảm bảo cho đời sống nhân dân được an toàn, ổn định; đưa các quy chế và áp dụng chế tài cụ thể để người dân nắm được và thực hiện nghiêm túc,…

Nếu một nhà nước không có nền chính trị ổn định, không được nhân dân trong nước ủng hộ, các cuộc đình công, biểu tình chắc chắn diễn ra; hành động cướp bóc, bạo loạn gây ảnh hưởng nghiêm trong đến trật tự an ninh, an toàn quốc gia; khiến nhân dân chịu khổ, không gia tăng sản xuất và tạo giá trị kinh tế,.. đất nước sẽ nhanh chóng không được kiểm soát và bị sụp đổ.

Đảm bảo sự an toàn trong quá trình người dân lao động và phát triển kinh tế. Một ví dụ điển hình cho việc nhà nước có vai trò to lớn như nào trong quá trình ổn định nền kinh tế, “tại sao nhà nước không in tiền cho dân tiêu xài thoải mái”; bạn đã từng gặp câu nói này hay tự hỏi mình câu hỏi như này chưa? Và bạn nghĩ xem câu trả lời là gì?

Nhà nước không thể in tiền cho người dân thoải mái tiêu sài vì nó sẽ khiến cho đồng tiền mất đi giá trị và đất nước rơi vào tình trạng lạm phát hay siêu lạm phát. Tiền được hiểu là vật trung gian dùng để trao đổi giá trị; giá trị của mỗi quốc gia nằm ở lượng hàng hóa mà họ sở hữu. Vì vậy, nếu không có sự gia tăng giá trị hàng hóa mà chỉ gia tăng lượng tiền; giá trị đồng tiền giảm, giá trị hàng hóa gia tăng.

Đối nội

Bạn có thể tìm thấy những ví dụ kinh điển cho việc không kiểm soát được lượng tiền in ra khiến cho quốc gia rơi vào tình trạng siêu lạm phát và người dân từ chối dùng đồng tiền của quốc gia mình như: Hy Lạp, Zimbabwe, Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất,…

Bên cạnh việc kiểm soát ổn định tình hình trong nước, nhà nước cũng phải có các chính sách và giải pháp để giao lưu, trao đổi với các quốc gia khác trên thế giới; thúc đẩy sự gia tăng trong kinh tế đất nước; nâng cao đời sống nhân dân,…

Mẫu cv

2.2. Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại được thể hiện rõ nét trong việc thể hiện mối quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới. Đảm bảo các vấn đề về độc lập chủ quyền lãnh thổ, chống sự xâm phạm của các quốc gia khác, tạo mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tăng cường phát triển cùng các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Chức năng đối ngoại

Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là hai chức năng có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau; việc xác định thực hiện tình hình thực hiện chức năng đối nội là tiền đề cơ sở đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ cho chức năng đối ngoại; đồng thời, kết quả thực hiện của chức năng đối ngoại mang đến những ảnh hưởng to lớn trong việc đưa ra và thực hiện các chức năng đối nội.

Trong việc xây dựng và phát triển nhà nước, mỗi nhà nước đều đưa ra các phương pháp hình thức quản lý khác nhau, tuy nhiên tại Việt Nam, nhà nước áp dụng ba hình thức hoạt động chính: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật; các hình thức này được thực hiện dựa trên các biện pháp về thuyết phục và cưỡng chế.

Tất cả các luật định hay hình thức xử phạt đều bắt nguồn từ nhu cầu và mong muốn của nhân dân; nhà nước chỉ đứng ra với vai trò là người đại diện; tất cả đều phải bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, khi đưa các luật định hay chế độ mới, sẽ có một số nhóm người phản đối; việc của nhà nước là lắng nghe ý kiến của họ, đánh giá chính xác hiệu quả các luật định và thuyết phục nhân dân; đưa ra các chế tài xử phạt hợp lý đối với các cá nhân cố tình vi phạm.

Đối ngoại

Mỗi kiểu nhà nước sẽ hoạt động theo một chế độ khác nhau; vì vậy, các chức năng của nhà nước cũng khác nhau. Để có thể hiểu rõ về chức năng của nhà nước; bạn cần hiểu bản chất chế độ nhà nước là gì; từ đó có cái nhìn chính xác và đưa ra phân tích hợp lý. Ngoài ra, nắm được chức năng của nhà nước, bạn sẽ biết được rằng: để một quốc gia có thể ổn định về chính trị, an toàn trong an ninh quốc gia, nền kinh tế có sự tăng trưởng qua các năm,… đều là những công việc vô cùng khó khăn mà đội ngũ cán bộ nhà nước đang cố gắng nỗ lực từng ngày.

Trên đây là bài chia sẻ của tôi về chức năng của nhà nước là gì? Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nhà nước trong mỗi quốc gia; từ đó tuân thủ nghiêm ngặt các luật định do nhà nước đặt ra; vì sự phát triển chung của toàn xã hội.

Xem thêm: Việc làm quan hệ đối ngoại

Tệ nạn xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!

Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Video liên quan

Chủ Đề