Qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn em hãy cho biết hình ảnh người tù cách mạng hiện lên như thế nào

Hãy cùng tham khảo bài Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh.

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước lớn, sớm có tinh thần dân chủ ở nước ta. Hoạt động yêu nước của ông đã góp phần làm dấy lên phong trào đấu tranh cách mạng đầu thế kỉ XX.

Chân dung cụ Phan Châu Trinh

Cũng như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh đã dùng ngòi bút viết nên những áng văn thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân như Tỉnh quốc hồn ca I và Tỉnh quốc hồn ca II, Tây Hồ thi tập, Xăn-tê thi tập…

Bài Đập đá ở Côn Lôn [hay còn gọi tắt là Đập đá] là bài thơ ông làm tại nơi ông bị tù khổ sai ở đảo Côn Lôn, do bị vu cho tội khởi xướng phong trào chống thuế Trung Kì [1908].

Nhờ sự can thiệp của Hội liên minh quyền ở bên Pháp mà Phan Châu Trinh được ân xá trước hạn: tháng 6 – 1910, ông đã được phóng thích, bị quản thúc ở Mĩ Tho, sau đó năm 1911 thì ông đi Pháp [theo tài liệu của GS. Huyền Lý].

Phan Châu Trinh là con người cương trực, thẳng thắn, không sợ cường quyền, dám lớn tiếng lên án bọn quan lại sâu mọt đục khoét nhân dân, đứng hẳn về phía lí tưởng dân chủ, cách mạng, nuôi chí đổi mới nước nhà, làm cho dân giàu nước mạnh.

Thơ của Phan Châu Trinh, cũng như thơ văn của các nhà cách mạng khác, là tấc lòng của họ, khí phách của họ, chí khí anh hùng của họ. Đọc bài thơ chính là ta được bắt gặp phẩm cách con người của Phan Châu Trinh.

Bài thơ mở đầu vào câu thơ mới về tư thế của kẻ làm trai là làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Một tư thế đội trời đạp đất, một hoạt động kinh thiên động địa, “Lừng lẫy” là tính từ chỉ sự vang đội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang. Hình ảnh “làm cho lở núi non” là một hình ảnh hùng vĩ, vang dội, như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa.

Hình ảnh đập đá đã thể hiện trước khí thế và sức mạnh của con người. Đá tượng trưng cho những gì khó khăn, ngáng trở mà con người phải khắc phục.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Những từ “xách búa”, “ra tay” thật khỏe khoắn, hăng hái. Những từ “đánh tan”, “đập bể” [vỡ] lại đầy sức mạnh, mà các từ số lượng “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” càng tôn thêm cho sức mạnh kia.

Cả hai câu thơ đầy khí thế, tưởng chừng như sẵn sàng đập tan những gì cứng rắn, khó khăn, ngăn trở trên đời.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

“Thân sành sỏi” là thân phận người tù khổ sai, như mảnh sành, hòn sỏi, người ta giày xéo, vùi dập, nhưng không quản ngại “dạ sắt son” lạ dạ sắt như sắt, đỏ như son, thủy chung, không bao giờ thay đổi – dù nắng mưa dãi dầu vân không sờn lòng.

Hai câu thơ diễn tả sức chịu đựng gian khổ, thử thách nghe như lời tự khẳng định và như một lời thề.

Hai câu kết trở về với thực tế và tỏ rõ khí phách coi thường hiểm nguy:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước.

Hai chữ “vá trời” nhắc lại tích Nữ Oa vá trời, đồng thời gợi ra hình ảnh “những kẻ vá trời” được miêu tả trên – thì ra những kẻ đập đá, làm lở núi non trên đây là những kẻ luyện đá vá trời, những kẻ đưa vai phù nghiêng đỡ lệch cho vận mệnh đất nước, chứ không phải tù khổ sai!

Nhưng khác với nhân vật thần thoại hành động thuận buồm xuôi gió, ở đây “những kẻ vá trời” trong thực tại “khi lỡ bước” – gặp tai ách, rủi ro, nhưng họ vẫn là loại người “vá trời”, những anh hùng phi thường, khác thường. Cho nên

Gian nan chi kể việc con con!

Gian nan, tù đày chỉ là việc nhỏ bé, không đáng kể so với lí tưởng vá trời – cứu nước to lớn của họ.

Cả bài thơ toát lên lòng tự hào của sự nghiệp cứu nước chính nghĩa, ý thức rõ ràng về công việc lớn lao mà mình đang làm. Và từ tầm cao lí tưởng ấy, tác giả nhìn khó khăn trước mắt chỉ là những thử thách “con con”.

Đấy là chí khí cách mạng, là khí phách coi thường hiểm nguy của những người chí sĩ.

Bài thơ vừa thực vừa ảo, vừa tả thực, vừa mang tính chất tượng trưng, thần thoại. Ta có thể xem đây là bài thơ vịnh cảnh đập đá ở Côn Lôn và là sự kí thác niềm tin, lí tưởng, khí phách của tác giả.

Bài thơ hoàn toàn viết theo tinh thần và phong cách cổ điển. Điển tích thông dụng, dễ hiểu. Hơi văn lưu toát, mạnh mẽ, có khả năng truyền cảm mau chóng tới người đọc.

Một cái nhìn khác phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh [1872 – 1926], người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập đầu thế kỉ thứ XX. ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày, viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi

kể việc con con!

Nhan đề bài thơ là Đập đá ở Côn Lôn nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo.

Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nỗ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo.

Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thử thách nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn lừng lẫy làm cho lở núi non.

Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ làm cho lở núi non thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.

Các vị ngữ đánh tan và đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá năm bảy đống và mấy trăm hòn, đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đỗ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù [tháng ngày] đối với gian truân thử thách [mưa nắng] lấy thân dày dạn phong trần [thân sành sỏi] đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên [dạ sắt son]. Tất cả đã thể hiện hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.

Thân sành sỏi và dạ sắt son là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chí sờn dạ sắt son.

Các từ ngữ: bao quản và càng bền biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp trong nhiều bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau: Kiên trì và nhẫn nại.

Không chịu lùi một phân;

Vật chất tuy đau khổ,

Không nao núng tinh thần.

[Trích Bốn tháng rồi – Nhật kí trong tù]

Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự [vá trời] mà không thành [lỡ bước]. Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày gian nan chỉ là việc con con không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chí sĩ:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

Đập đá ở Côn Lôn tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng.

Người xưa thường lấy thơ để giãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất và hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn này.

Cái tâm, cái chí của chí sĩ Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

Theo Amax Hà Đông

Côn LônPhan Châu TrinhĐập đá

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Châu Trinh [con đường hoạt động cách mạng, sự nghiệp sáng tác,...]
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn [hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,...]
  • Nêu vấn đề nghị luận: Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

2. Thân bài

  • Bốn câu thơ đầu: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với tư thế hiên ngang, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, coi thường mọi khó khăn thử thách.
  • Hình ảnh những người cách mạng hiện lên với tư thế thật đẹp và sức mạnh phi thường với hành động thật quả quyết.
  • Tư thế của chính người cách mạng- người tù nhân: Tư thế đàng hoàng, hiên ngang sừng sững và làm chủ đất trời, làm chủ vũ trụ bao la rộng lớn.
  • Hình ảnh những người cách mạng hiện lên với tư thế thật đẹp và sức mạnh phi thường với hành động thật quả quyết.
  •  Bốn câu còn lại: những người cách mạng với sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, ý chí kiên cường, chiến đấu sắt son và coi thường chốn ngục tù
  • Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son, kiên cường của những người cách mạng.
  • Lời tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của những người cách mạng đối với sự nghiệp của bản thân mình.
  • Thái độ lạc quan trong cuộc sống tù ngục khắc nghiệt, khó khăn, luôn hướng đến ánh sáng cách mạng.

3. Kết bài

  • Khái quát lại hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Bài làm

“Đập đá ở Côn Lôn” là khẩu khí của một người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Khẩu khí ấy rắn rỏi như chính khí phách của tác giả – một nhà chí sĩ yêu nước trên bước đường bôn ba cách mạng đang bị giam cầm, đày ải. Có thể nói rằng, với “Đập đá ở Côn Lôn” nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khẳng định rằng, có một dòng thơ ca yêu nước chống ngoại xâm toát lên khí phách kiên cường bất khuất.

Trước hết tác giả đã dựng lên một tượng đài hiên ngang, lẫm liệt về người anh hùng cứu nước. Dẫu đó là một người tù nhưng hình ảnh thơ lại khiến ta liên tưởng đến tư thế của người đang làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, muốn dùng sức mạnh và nghị lực của bản thân để hoán cải càn khôn, vũ trụ:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Thật hào hùng, thật lẫm liệt ở cái tư thế “đứng giữa đất Côn Lôn”. Ở đây, vị trí của kẻ làm trai là vị trí trung tâm. Đất Côn Lôn như là toàn bộ hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống đầy cam go khủng khiếp. Với tư thế ấy, kẻ làm trai như muốn khẳng định sức mạnh dời non lấp biển của mình, sức mạnh ấy sánh ngang cùng trời đất, ở chính giữa trời đất. Họ tin rằng với vị trí ấy, sức mạnh đó sẽ làm cho “lở núi non”.

Đi liền với tư thế là hành động:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu thơ vận dụng nhiều động từ chỉ hành động mạnh, hay nói cách khác động từ chi phối toàn bộ ý tưởng của câu thơ: “xách”, “đánh tan”, “ra tay”, “đập bể”… Hình ảnh và ý thơ đối nhau chan chát vừa tạo lớp nghĩa tả thực người tù đang cầm búa để đập đá trong những buổi lao động khổ sai, vừa tạo nghĩa bóng thể hiện khí phách hào hùng của người có chí lớn.

Cùng với dụng ý sử dụng động từ, cách ngắt nhịp của hai câu thơ khiến hình ảnh thơ trở nên cứng cỏi, mãnh liệt:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Nhịp thơ 2/2/3 tạo nên hành động mạnh mẽ, ý chí quyết tâm của kẻ có chí vá trời lấp biển.

Và tiếp theo, hai câu luận [5 – 6] thể hiện nghị lực phi thường của kẻ làm trai trong một hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

“Tháng ngày”, “mưa nắng”, những thử thách của thời gian và hoàn cảnh không làm cho người chiến sĩ sờn lòng, nản chí, trái lại, lời thơ khẳng định một quyết tâm vượt qua mọi gian lao, khổ hận để giữ tấm lòng son sắt.

Hai câu thơ kết, tác giả bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của “những kẻ vá trời khi lỡ bước”. Nếu nói rằng âm hưởng chủ đạo của bài thơ là khẩu khí anh hùng của một người tuy thất thế nhưng vẫn nuôi mộng lớn dời non lấp bể thì ở hai câu kết ý tưởng đó được thể hiện nổi bật nhất:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con!

Hình tượng kỳ vĩ “những kẻ vá trời” làm ta liên tưởng đến bà Nữ Oa trong câu chuyện thần thoại, sức mạnh của Nữ Oa là sức mạnh biến cải cả trời đất, vũ trụ. Khí phách của người anh hùng trong bài thơ được tỏa sáng, tạo nên sức truyền cảm góp phần động viên tinh thần những người yêu nước trong những giờ phút nguy nan nhất.

Đọc xong bài thơ, có hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang anh hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khác vượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cái cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen, bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm. Cuộc đời và thơ văn của Phan Châu Trinh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anh hùng.

Bài làm

Phan Châu Trinh [1872-1926] quê ở Quảng Nam đỗ Phó bảng. Cụ là một chiến sĩ yêu nước, một nhà cách mạng lỗi lạc của nước ta. Cụ là chiến sĩ tiên phong nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dân tộc. Thơ văn của cụ vừa đanh thép hùng biện vừa thắm thiết trữ tình.

Năm 1908 phong trào chống sưu thuế của nhân dân ta ở Trung Kì nổ ra dữ dội, bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhiều sĩ phu yêu nước bị giặc Pháp bắn giết, tù đày. Phan Châu Trinh đã bị cầm tù, bị đày ra Côn Lôn. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được cụ viết khi làm lao động khổ sai trên Côn Đảo.

Mượn chuyện đập đá của lũ khổ sai trên đảo Côn Lôn, tác giả bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của người chiến sĩ yêu nước:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể sự con con”

Hai câu đề thể hiện một tư thế ngang tàng của một đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh “khom lưng quỳ gối” ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn “, một nhà tù, một địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy” nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.

Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang. Câu thực đối nhau. Nghĩa đen ghi lại công việc đập đá khổ sai. Công cụ lao động là “búa” và “tay”’, hành động mạnh mẽ là “đánh tan” và “đập bể”. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống” và “mấy trăm hòn”. Hai câu 3, 4 mang hàm nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ hy sinh. Câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận căm thù muốn “đánh tan”, muốn “đập bể” mọi kẻ thù, mọi thử thách:

“Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.”

Hai câu luận đối nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “Tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ. gian nan, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ “bao quản” chí khí. “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi. có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như một lời thề:

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.”

Hai câu kết mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Dù “có lỡ bước” có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính việc “con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản [gian nan >< việc con con], dùng cách nói khoa trương [những kẻ vá trời] để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày:

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.”

Đập đá ở Côn Lôn bài thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng ẩn dụ với biện pháp nghệ thuật khoa trương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là một bài ca yêu nước của một sĩ phu anh hùng làm ta tôn kính và ngưỡng mộ.

Bài làm

Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước lớn, sớm có tinh thần dân chủ ở nước ta. Ông là một trong những người đã làm dấy lên phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Không những là một nhà chính trị, một nhà hoạt động cách mạng hăng say, Phan Châu Trinh còn là một nhà văn, nhà thơ. Cũng giống như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh đã dùng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí tinh thần cổ động và kích động tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ tù nổi tiếng của ông.

Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ ông làm tại nơi ông bị bắt làm tù khổ sai ở đảo Côn Lôn, do bị vu cho tội khởi xướng phong trào chống thuế Trung Kì. Cũng giống như bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, bài thơ này mang khẩu khí ngạo nghễ, bất chấp gian khổ, khẳng định bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết.

Bài thơ mở đầu với tư thế của kẻ làm trai :

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Không phải ngẫu nhiên kẻ làm trai lại được ví tư thế của mình với đất Côn Lôn, được đặt giữa đất Côn Lôn. Mảnh đất đảo xa, đầy nắng gió khắc nghiệt, lại là nơi thực dân Pháp lập nhà tù khổ sai để giam cầm các chiến sĩ cách mạng của ta, những nhà hoạt động yêu nước. Côn Lôn có thể coi là mảnh đất của cái chết, hủy diệt sinh mạng của con người.

Giữa cái mảnh đất tử thần đó, người làm trai phải khẳng định được tư thế của mình. “Lừng lẫy làm cho lở núi non”, “lừng lẫy” là tính từ chỉ sự vang dội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang. Hình ảnh “làm cho lở núi non” là hình ảnh hùng vĩ, vang dội như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa.

Tư thế của con người ngang hàng cùng với núi non. Đó là tư thế đĩnh, đạc, hiên ngang, ngạo nghễ của một người anh hùng trong trời đất. “Làm trai” ở đây thực chất là làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội. Đó là quan niệm làm trai của Phan Bội Châu.

Hai câu thơ sau nhà thơ mới đi vào tả cụ thể việc đập đá ở Côn Lôn. Với nhà thơ, đây là một trong những biểu hiện cho việc làm trai giữa trời đất:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Những cụm động từ “xách búa”, “ra tay” đứng đầu câu tạo một chất giọng khỏe khoắn, hãng hái. Những từ “đánh tan”, “đập bể” đầy sức mạnh. Các từ chỉ số lượng “dăm bảy đống”, “mấy trăm hòn” càng tôn thêm cho sức mạnh như vũ bão ấy. Cả hai câu thơ đầy khí thế, tưởng chừng như sẵn sàng đập tan những gì cứng rắn nhất.

Ta cảm giác như trong hành động đập đá của người tù khổ sai ấy là một ý chí và một sức mạnh không có gì địch nổi. Tinh thần, khí thế bừng bừng của người tù khổ sai ấy đã nâng lên thành một lời hứa chắc nịch :

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

“Tháng ngày” là một khoảng thời gian dài, triền miên từ ngày này sang ngày khác. Nói đến tháng ngày lúc này chính là nhà thơ đang nói đến những ngày tháng ở Côn Lôn. “Thân sành sỏi” là thân phận của người tù khổ sai. Nhưng cụm từ “bao quản” đứng giữa câu thơ như một lời khẳng định chắc nịch tinh thần không sợ hiểm nguy của người tù. “Mưa nắng” là những hiện tượng của tự nhiên, nhưng ở đây được hiểu như là những hiểm nguy của cuộc sống tù đày nơi Côn đảo.

Nắng mưa ấy có thể làm xoay mòn đá núi, nhưng không thể làm sờn lòng người tù cách mạng, “chi sờn dạ sắt son”. “Dạ sắt son” là dạ rắn như sắt, đỏ như son, thuỷ chung như nhất. Dù nắng mưa có thế nào thì nó vẫn không bao giờ đổi thay. Hai câu thơ tả sức chịu đựng gian khổ, thử thách nghe như một lời tự khẳng định và như một lời thề thiêng liêng.

Hai câu thơ kết bài thơ cho chúng ta biết ý nghĩa sâu xa của công việc đập đá của nhà thơ – người tù :

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con !

Với người tù này, thân phận tù đày chỉ là một phút sa cơ, gặp tai ách rủi ro trên bước đường hoạt động cách mạng. Họ gọi mình là “những kẻ vá trời”. Câu thơ gợi nhắc cho ta đến câu chuyện Nữ Oa vá trời. Thì ra những kẻ đập đá, làm lở núi non trên kia là những kẻ đang luyện đá vá trời, đang đưa vai gánh vác vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Họ không phải là những người tù khổ sai bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề