Ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học là sân chơi trí tuệ bổ ích, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây cuộc thi có những đề tài nghiên cứu được chính nhiều nhà khoa học cho là “bất thường” quá sức với học sinh khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn "can thiệp" quá sâu làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, làm lệch mục đích cuộc thi.

Ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh

Thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: T.D.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Túc cũng đã từng tham gia chấm giải cuộc thi Khoa học kĩ thuật.

Theo thầy Túc: “Nhiều bất cập xảy ra ở một số khâu thực hiện, ví dụ: Phần thực hiện đề tài là giáo viên và phụ huynh học sinh, từ khâu đi mua vật liệu, liên hệ các phòng nghiên cứu, liên hệ chuyên gia giúp đỡ,…học sinh hầu như không thực hiện việc làm trực tiếp toàn bộ trong quá trình nghiên cứu, chỉ cần học thuộc phần thuyết minh, trình diễn từng động tác với ban giám khảo.

Khi đi dạy, tôi thấy có nhiều học sinh trình độ trung bình không có tố chất gì nổi bật, nhưng một thời gian sau đã thấy thông báo đạt giải thưởng đề tài nghiên cứu khoa học, và chỉ nghe tên đề tài đó đã thấy của “người lớn”, đây là vấn đề nổi cộm nhất về sự thiếu trung thực.

Một điều nữa khi đi chấm giải, tôi nhận thấy đề tài không có ý tưởng mới, toàn nhặt đi nhặt lại, nhưng nếu học sinh đạt giải sẽ được xét tuyển vào đại học, được ghi vào học bạ,…nên cuộc thi này vẫn thu hút rất nhiều học sinh tham gia nhưng lúc này mục đích tốt đẹp của cuộc thi đã hoàn toàn khác.

Bản thân tôi đã có một lần phải “cấp cứu” cho 2 nhóm, giờ nghĩ lại thấy hành động của mình lúc đó không phải và thấy ân hận. Có 2 nhóm tham dự kì thi nhưng đến sát ngày vẫn không có ý tưởng và họ tìm đến tôi nhờ giúp, cũng vì quá nể nên tôi cho họ 3 dự án, và 2 trong số 3 dự án đó đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba. Có thể nói như vậy là tôi cũng đã “tiếp tay” cho sự không trung thực.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, học sinh chỉ động tay vào một vài công đoạn mang tính chất phụ việc, và mang tiếng là tham gia nhưng các em không hiểu gì cả, còn lại cả quá trình đều do các chuyên gia thực hiện. Có đề tài nghiên cứu về thuốc chữa ung thư thì trên thế giới còn chưa có, vậy cỡ học sinh trung học phổ thông làm sao mà nghiên cứu ra được.

Theo tôi, không nên tiếp diễn cuộc thi này nữa vì không thực chất, vô tình chúng ta đã gieo vào đầu học sinh sự thiếu trung thực, sự giả dối. Cái “được” ở những cuộc thi này là thầy cô, nhà trường, phòng, sở,…có thành tích và đó mới là điều đáng lo, tất cả vì căn bệnh thành tích mà ra”.

Ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh

Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích cuộc thi. Ảnh minh họa: T.D.

Thế giới không trao giải Khoa học kĩ thuật như chúng ta

Thầy Vũ Duy Sơn – Giáo viên Trung tâm Vật lý Edison, cựu học sinh chuyên Lý Đại học Khoa học tự nhiên cho biết: “Tôi tham dự khá nhiều cuộc thi như vậy ở nước ngoài, và họ làm hoàn toàn khác chúng ta. Nhiều nước trên thế giới họ để doanh nghiệp tài trợ kinh phí nghiên cứu và đồng thời làm giám khảo cuộc thi, có như vậy kết quả các giải mới thực chất.

Nếu những đề tài nghiên cứu khoa học do học sinh đưa ra, ban giám khảo là những doanh nghiệp về lĩnh vực đó sẽ đánh giá đề tài có ích thật sự cho xã hội, đồng thời có thể triển khai trong thực tế đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ mua lại để triển khai tiếp cho ra đến sản phẩm thực tế cuối cùng, và học sinh có ý tưởng đó cũng được hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp. Nếu họ nhận thấy đó chỉ là nghiên cứu copy, giả dối không có tính khả thi thì không bao giờ họ trao giải. Theo tôi đây cũng là vấn đề xã hội hóa, sẽ đánh giá thực chất về chất lượng đề tài.

Nếu thực sự những học sinh nào có đam mê nghiên cứu khoa học, muốn cống hiến thì sau cuộc thi sẽ liên kết với các doanh nghiệp, và họ cũng sẵn sàng hợp tác với những học sinh có ý tưởng thật sự, như vậy thì những dự án nghiên cứu của học sinh mới có ý nghĩa, chứ không đơn thuần là đưa ra những đề tài quá “bác học” chỉ nhằm mục đích lấy giải, để mở đường vào đại học như chúng ta đang thực hiện”.

Thầy Sơn nêu quan điểm “Việc háo danh thực chất không phải ở các em học sinh, mà vấn đề này thực chất ở các thầy cô, nhà trường và phụ huynh.

Kể cả những cuộc thi không mang lại lợi ích gì về vật chất, không có danh tiếng, không được tuyển thẳng vào đại học như thi Toán thần đồng quốc tế, thi Siêu toán qua mạng Internet, thi Toán học Titan,…Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn đua nhau cho con mình tham dự, điều này thuộc về bản tính của con người, thi vừa mất chi phí, mất công sức mà kết quả ai cũng được chứng nhận, nhưng chứng nhận đó không giúp ích gì cho học sinh.

Theo tôi, muốn tiếp tục tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật quốc gia của học sinh cấp Trung học phổ thông thì phải kiểm soát được. Nội dung thi phải thay đổi, phải để học sinh thi phần thực hành trực tiếp trước các nhà khoa học, ban giám khảo cần phản biện sát hơn để xem thực chất đây là sản phẩm của học sinh hay của thầy cô”.

Ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh

Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh. Ảnh minh họa: T.D.

Thầy Sơn nêu quan điểm: “Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật phải mang tính ứng dụng thực tiễn, phải được đánh giá trên thực tiễn chứ không phải nghiên cứu cho vui. Tôi biết hiện nay có khá nhiều công ty bán các ý tưởng sản phẩm nghiên cứu cấp thấp với mục đích dành cho học sinh đi thi sẽ đạt giải, giá tiền khoảng 30 triệu đồng 1 ý tưởng, họ có nhờ thông qua tôi để chào đến các trường, nhưng tôi nhận thấy những đề tài đó không hề có tính thực tế.

Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh, và tiêu chí chấm điểm của cuộc thi không có điều khoản nào bắt buộc học sinh phải trực tiếp làm tất cả. Quan trọng là ban giám khảo thể hiện trách nhiệm thế nào nếu thấy đề tài của học sinh dự thi giống với đề tài cấp Tiến sĩ?

Ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh

HT Chuyên Thái Nguyên nói gì về 2 đề tài KHKT được cho “quá sức” với học sinh?

Một điều nữa cần áp dụng việc nêu tên công khai hội đồng chấm thi giải Khoa học kĩ thuật gồm những ai, chức danh của họ. Việc này để xã hội nhìn nhận họ có công tâm và trách nhiệm khi đánh giá đề tài khoa học hay không. Tất nhiên việc này cũng chỉ thay đổi được một chút, nhưng cũng là rất quý khi muốn đánh giá thực chất một cuộc thi.

Phải có cam kết giữa ban giám khảo và học sinh, sau khi trao giải nếu phát hiện có đề tài nào đó trước kia gần giống thì sẽ thu lại giải đã trao. Và một điều quan trọng là nếu đề tài đó không thể lan tỏa, không thể triển khai ứng dụng được trong thực tế thì không trao giải.

Phải có những câu hỏi phản biện nhằm phát hiện đề tài nghiên cứu khoa học này có chính xác của học sinh hay không, và nếu đề tài đó không phải do học sinh làm ra thì chỉ vài câu hỏi thật công tâm sẽ rõ ngay. Cũng giống như hiện chúng ta nay hô hào dạy sáng tạo nhưng chưa hề có tiêu chí nào để đánh giá tiết dạy đó có sáng tạo hay không?.

Tùng Dương

Có thể nói, nghiên cứu khoa học là một quyền lợi thiết thực đối với sinh viên. Khi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có cơ hội phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu, cách thức phát hiện và giải quyết vấn đề. Đồng thời, qua đó sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, cải thiện khả năng giao tiếp, phát triển kỹ năng làm việc nhóm… Đặc biệt, đây sẽ là tiền đề quan trọng tạo điều kiện để bạn làm tốt bài luận tốt nghiệp. Lợi ích là vậy, nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn còn đắn đo với nghiên cứu khoa học do chưa tìm được ý tưởng đề tài. Luận Văn 2S đã tổng hợp và gửi đến bạn danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản gợi ý cho bạn.

List các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản dành cho sinh viên đạt thành tích cao

Thông thường, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ được phân loại thành 5 lĩnh vực. Bao gồm: Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học y, dược; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Khoa học Nông nghiệp.

Ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh

Các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản

Dưới đây là các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản cụ thể:

  1. Khai thác loại hình “du lịch chậm” nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người cao tuổi sống tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  2.  Nghiên cứu những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề cơ hội việc làm của thanh niên nông thôn (Điển cứu trường hợp xã Ka Đô - huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng).
  3. Nghiên cứu về ý thức, thái độ của người dân trong việc phòng chống dịch covid19
  4. Các yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trong mối quan hệ gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
  5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm sau sinh đối với phụ nữ sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh. (Điển cứu: Bệnh viện Từ Dũ).
  6. Yếu tố tác động đến nhu cầu của người cao tuổi đối với dịch vụ y tế tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  7. Đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường: Nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường.
  8. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường kênh Tàu Hủ - Bến Nghé cho trẻ em tại quận 6. 
  9. Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị và một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
  10. Đề tài nghiên cứu khoa học về rác thải: Ý tưởng công trình xanh - Tái sử dụng rác thải trong học đường.
  11. Trang phục sức thời Lý- Trần qua tư liệu khảo cổ học.
  12. Triết học về lòng biết ơn trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
  13. Nhận thức của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - DHQGTPHCM đối với vấn đề đạo đức sinh viên trong môi trường giáo dục đại học.
  14. Động cơ học tập của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Kinh tế - Luật.
  15. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên năm nhất, năm hai trường Đại học Hồng Bàng.
  16. Một số ảnh hưởng từ việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường...
  17. Nghiên cứu các yếu tố gây ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại Tp.Hồ Chí Minh - Nghiên cứu khoa học khởi nghiệp.
  18. Các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định quay lại của khách du lịch khi đến Tp. Nha trang.
  19. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
  20. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  21. Các giải pháp logistics nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hệ thống logistics toàn cầu.
  22. Thực tiễn thực thi chiến lược sản xuất hướng vào xuất khẩu tại một số quốc gia. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
  23. Một số chính sách tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam.
  24. Đánh giá tác động của biến động tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam - Đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế.
  25. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và sự tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. (Giai đoạn 2010 -2019).
  26. Nghiên cứu ứng dụng Big Data trong hoạt động Marketing tại...
  27. Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
  28. Nghiên cứu tác động của Hiệp định thương mại tự do đến tình hình xuất khẩu hàng Nông sản Việt Nam.
  29. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng… tại…
  30. Cơ hội - thách thức của các doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế Thế giới.
  31. Một số yếu tố tác động đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực - ERP tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  32. Ứng dụng tìm kiếm nhà trọ, quản lý nhà trọ trực tuyến trên thiết bị di động thông minh.
  33. Dựa trên nền tảng Blockchain, AI ứng dụng vào xây dựng hệ thống quản lý bệnh án điện tử.
  34. Nghiên cứu công nghệ protein xét nghiệm nhanh Covid-19.
  35. Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh.
  36. Xây dựng hệ thống nhận diện biển báo giao thông trên thiết bị di động.
  37. Sự ảnh hưởng của Marketing online tới ý định mua sản phẩm... của khách hàng.
  38. Khảo sát, đánh giá các phần mềm được sử dụng phổ biến tại nhà thuốc trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
  39. Nghiên cứu tác dụng kháng viêm và độc tính cấp của cao chiết ngô thù du (Evodia, rutaecarpa, rutaceae) trên chuột nhắt trắng.
  40. Đề tài nghiên cứu khoa học y khoa: Nghiên cứu thành phần hóa học có trong cây Rau má (Centella asiatica, apiaceae) thu hái tại Bình Dương - Đề tài nghiên cứu khoa học y học.
  41. Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn từ lá Trầu không (Piper betle L, piperaceae) tại Long An.
  42. Khảo sát tác dụng kháng một số dòng tế bào ung thư trên thực nghiệm lá mãng cầu xiêm (Annona muricata L., annonaceae) bằng phương pháp HPLC/PDA.
  43. Nghiên cứu tình trạng rối loạn giấc ngủ và các yếu tố tác động tới bệnh nhân (Điển cứu: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 2019 -2020).
  44. Khảo sát tình trạng mất răng cối lớn thứ nhất hàm trên, tỷ lệ loại điều trị và nhu cầu điều trị.
  45. Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non: Một số yếu tố tác động của tình cảm gia đình có ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ mẫu giáo.
  46. Khảo sát thực trạng thể lực chung của sinh viên khoa giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  47. Phân tích một số đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo. (Điển cứu: trường mầm non tư thục Hạnh Phúc).
  48. Một số hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về phòng chống đại dịch Covid-19.
  49. Tìm hiểu các biện pháp giáo dục tình yêu thương bạn bè cho trẻ mẫu giáo từ 5 – 6 tuổi.
  50. Áp dụng quy luật lượng - chất vào quá trình học tập và công tác của giáo viên mầm non - Đề tài nghiên cứu khoa học mầm non. 

Một số đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản theo lĩnh vực

Ở phần trên, Luận Văn 2S đã cùng bạn tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học đơn gian & đạt thành tích cao trong một vài năm trở lại đây dành cho sinh viên. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá một số đề tài nghiên cứu khoa học được sắp xếp theo lĩnh vực để bạn đọc dễ dàng quan sát cũng như tìm kiếm đề tài theo lĩnh vực mà mình quan tâm một cách nhanh chóng. 

Ngoài ra, để nắm rõ hơn chi tiết các bước thực hiện nghiên cứu khoa học. Hãy tham khảo bài viết: Hướng dẫn viết bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

Các đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế

  1. Nghiên cứu mối mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc vốn, tính thanh khoản cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp
  2. Phân tích thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình tại khu vực Miền Tây Việt Nam
  3. Nghiên cứu những tác động của các khoản tín dụng thương mại đối với giá trị doanh nghiệp
  4. Nghiên cứu & đánh giá vai trò ngắn hạn và dài hạn của hoạt động sáp nhập, mua bán đối với giá trị doanh nghiệp của các nước Đông Nam Á
  5. Phân tích mối quan hệ của liên kết doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam
  6. Áp dụng mô hình quản lý nền kinh tế mở - nhỏ EB-IB trong bình ổn vĩ mô cho nền kinh tế Việt Nam
  7. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại song phương (Bilateral Trade): Phân tích mô hình lực hấp dẫn với trường hợp tại khu vực ASEAN
  8. Nghiên cứu & xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến hành vi từ bỏ giỏ hàng trong quy trình mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử của Sinh viên đại học quốc gia Hà Nội
  9. Áp dụng logic mở trong đo lường và phân tích mối quan hệ giữa nghèo đa chiều và di cư tại Việt Nam. 
  10. Phân tích thực trạng chấp hành của người dân trong chống dịch COVID - 19 tại Việt Nam và phản ứng của chính phủ

Xem thêm các đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tại:

→ Các đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế xuất sắc nhất

Một số đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục

  1. Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường đối với học sinh tiểu học trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
  2. Áp dụng phương pháp hội thoại trong giảng dạy nhằm mục đích phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học
  3. Một số giải pháp phát triển năng lực tổ chức, hỗ trợ học sinh tiểu học học Tiếng Việt theo tiến độ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Trường hợp thực hiện tại Trường Đại học Tây Nguyên
  4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015
  5. Một số giải pháp hoàn thiện khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
  6. Nghiên cứu thiết kế một số mẫu thiết bị dạy học, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ ở trường mầm non
  7. Đánh giá thực trạng & Một số biện pháp tổ chức hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ
  8. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
  9. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua thiết kế tranh động theo chủ đề phục vụ đổi mới chương trình giáo dục mầm non
  10. Nghiên cứu tổng quan và đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học khuyết tật trí tuệ học hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo thêm tại: https://luanvan2s.com/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-giao-duc-bid308.html

Đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường

  1. Ứng dụng công nghệ màng trong nghiên cứu xử lý nước cấp cho vùng lũ lụt tại khu vực miền Trung Việt Nam
  2. Ứng dụng công nghệ màng trong nghiên cứu xử lý nước cấp sinh hoạt cho vùng cao
  3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RP công suất 2m3/h trong thiết kế hệ thống xử lý nước tinh khiết từ nguồn nước cấp thủy cục
  4. Ứng dụng công nghệ OsMBR/MF trong nghiên cứu xử lý nước thải tại Đồng bằng Sông Cửu Long
  5. Ứng dụng mô hình bãi lọc trồng cây (Wetland) trong nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt hồ Văn Chương, Hà Nội
  6. Nghiên cứu xử lý nước uống ở vùng lũ lụt và nhiễm mặn bằng thiết kế màng lọc thẩm thấu thuận (forward Osmosis) 
  7. Nghiên cứu khả năng cải tiến công nghệ sản xuất Biogas bằng bịch bóng tại tỉnh Bình Dương
  8. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025
  9. Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon rừng tại các xã thuộc Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon rừng tại một số xã thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.
  10. Ứng dụng công nghệ không đốt trong xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm tại Bệnh viện Nhiệt Đới

Xem thêm các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản về môi trường

Trên đây là các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản trong các lĩnh vực phổ biến như kinh tế, giáo dục, môi trường mà Luận Văn 2S đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay vấn đề cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học, liên hệ với chúng tôi qua holine hoặc gmail để được tư vấn & hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!