Ý nghĩa của trò chơi chắt

         Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn.

Ý nghĩa của trò chơi chắt
Ý nghĩa của trò chơi chắt

Trò chơi kéo mo cau, ô ăn quan luôn được trẻ hưởng ứng nhiệt tình.

     Trò chơi dân gian còn góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí – lao - thể - mỹ. Bởi lẽ, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và là cơ sở cho việc làm phong phú hơn vốn từ, tạo môi trường rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Tinh thần tập thể của các bé qua trò chơi “Bịt mắt bắt dê”

       Trò chơi dân gian giúp cho trẻ rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết...

Ý nghĩa của trò chơi chắt
Ý nghĩa của trò chơi chắt

Các bé hứng khởi khi tham gia trò chơi kéo co, nhảy bao bố.

        Để làm cho trẻ thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh trường mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Trò chơi ném vòng cổ chai ( có thưởng)

        Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức đậm nét về quê hương làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếng ve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là những hình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua ti vi, iPad, điện thoại…Chúng ta không phủ nhận những lợi ích từ công nghệ 4.0 song nếu chúng ta phụ thuộc vào nó quá nhiều sẽ biến con người thành cỗ máy và đã là máy móc thì sẽ không có cảm xúc, không có tình cảm giữa con người với con người. Với trẻ con việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trẻ sẽ bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử, trong đó có nhiều trò chơi bạo lực gây những hậu quả về sức khỏe, tinh thần. Ngồi chơi game và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt, phần lớn trẻ bị cận thị hoặc loạn thị rất sớm do mắt ít được điều tiết cũng như đôi mắt ít được nghỉ ngơi. Hậu quả ngồi chơi lâu không vận động làm cho trẻ dễ bị dị tật như lệch vai,cong vẹo cột sống, gù lưng và kể cả béo phì , cơ thể phát triển mất cân đối…

        Từ thực tế ấy việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian đã được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục, Sở Giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục Đào tạo Tiền Hải chỉ đạo quyết liệt trong những năm học gần đây. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Trường Mầm non Vân Trường đã tìm nhiều giải pháp giúp trẻ tiếp cận với các trò chơi dân gian thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi và đặc biệt đã xây dựng trò chơi dân gian thành 1 chuyên đề không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

        Sự phấn khởi hiện rõ trên từng gương mặt trẻ thơ sau khi được tham gia các trò chơi dân gian, điều đó thôi thúc các cô tích cực tìm tòi, sưu tầm các trò chơi mới lạ hấp dẫn hơn để nụ cười tỏa sáng mãi trên môi các bé./.

Trò chơi dân gian là một nét đẹp văn hóa từ xa xưa của nước ta. Đây là loại trò chơi thể hiện sự lành mạnh và giúp người chơi nhanh nhạy trong xử lý vấn đề và trở nên thông minh hơn. Mỗi trò chơi đều có ý nghĩa và tính nghệ thuật của nó.

Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, những trò chơi dân gian không chỉ giúp bé rèn luyện thể chất mà còn giúp cho trẻ phát huy tối đa  khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic…

Các cô mầm non cùng hướng dẫn cho bé những trò chơi dân gian cực kỳ bổ ích này qua top 5 trò chơi dân gian hay và cực kỳ ý nghĩa dưới đây.

TRÒ CHƠI BỊ MẮT BẮT DÊ

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Mục đích của trò chơi:

Rèn luyện thính giác, óc phán đoán cho bé một cách tốt hơn, chúng ta có thể chơi trò bịt mắt bắt dê bằng 2 cách.

Cách chơi thứ nhất:

Cô giáo mầm non trước tiên sẽ cho bé chơi trò “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Và 2 bé bị loại ra sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm con dê. Những bé còn lại thì đứng thành hình một vòng tròn.

Những bé làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” (mô phỏng tiếng con dê) và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách “bắt dê”. Những con dê không được chạy ra khỏi vòng tròn, nếu phạm luật chơi thì sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người bị bắt.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Cách chơi thứ hai:

Các bé tham gia trò chơi cũng phải oẳn tù tì như ở cách 1 để tìm ra người bị bịt mắt đi tìm dê và người làm dê.

Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, đồng thời phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt mình. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào trúng con dê nào thì người đó bị bịt mắt để tìm dê.

Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, ”những con dê” sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy trước khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên của người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt sẽ bị bịt mắt, còn nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ.

Một mẹo nhỏ, người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, chủ yếu làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình (cô giáo có thể hướng dẫn cho bé những mẹo này).

TRÒ CHƠI MÈO ĐUỔI CHUỘT

\

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Luật chơi:

Mèo sẽ đuổi bắt chuột chạy, nếu như chuột chạy được 2 vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.

Cách chơi

Cô giáo cho bé đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong và vòng tròn lớn bên ngoài. Giáo viên sẽ phân cho một bé làm mèo và một bé làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Một bé đứng ở vòng tròn trong, một bé vòng tròn bên ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ cao để làm thành hang. Khi nghe hiệu lệnh của cô giáo, bé làm chuột sẽ chạy trước và bé làm mèo đuổi theo sau. Chuột chạy vào hang nào thì mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các bé làm hang thì đồng thanh đọc:

” Đã là Mèo

Phải bắt Chuột

Bắt được Chuột

Là chén liền

Đã là chuột

Trông thấy Mèo

Phải chạy ngay “.

Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì 2 bé làm hang đó đổi vai thành mèo và chuột, còn hai bé đã làm mèo và chuột ban đầu sẽ nắm tay nhau làm hang.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Yêu cầu:

Cô giáo cho các bé đổi vai cho nhau đến hết số bé được làm Mèo hoặc Chuột. Cho bé chơi liên tục 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của bé.

>> Xem thêm Tự làm đồ chơi âm nhạc cho bé

TRÒ CHƠI RỒNG RẮN LÊN MÂY

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Cách chơi:

Cô giáo sẽ cho 1 bé đóng vai “ông chủ” và ngồi yên một chỗ nhất định. Những bé còn lại nối đuôi nhau thành một hàng dài, đi vòng vòng trong sân và vừa đi vừa đọc:

” Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Có ông chủ ở nhà không? ”

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” thì các bé dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì bé sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những xương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (bé cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu như bé làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì bé đổi vai lại và chơi lại từ đầu.

TRÒ CHƠI CÁ SẤU LÊN BỜ

Mục đích chơi:

Trò chơi cá sấu lên bờ giúp luyện tập tính phản xạ nhanh nhẹn cho các bé.

Cách chơi:

Đầu tiên cô giáo sẽ vạch 2 đường kẻ cách nhau từ 3m trở lên tùy thuộc vào độ tuổi của nhóm các bé chơi làm bờ. Bé nào “bị”  làm cá sấu sẽ đi lại ở giữa 2 đường kẻ đó và tìm bắt người ở dưới nước hay có một chân ở dưới nước.

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Những bé còn lại đứng ngoài 2 bên đường vạch kẻ, có nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức “cá sấu” bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hay đứng ra vạch kẻ (tức là xuống nước) vừa vỗ tay hát “các sấu, cá sấu lên bờ”.

Khi nào cá sấu quay lại thì bé lại nhảy lên bờ. Bé nào nhảy lên không kịp mà bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc 2 người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu bằng cách oẳn tù tì.

Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc“chảy nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì mới thôi. Trò chơi lại quay về lúc ban đầu để tìm con cá sấu khác.

>> Có thể bạn cần đến:

Bàn ghế mầm non cho trẻ mẫu giáo chất lượng cao giá rẻ

Bộ cầu trượt liên hoàn cực hay cho trẻ

Giường ngủ mầm non chất lượng cao giá tốt cho bé yêu

TRÒ CHƠI OẲN TÙ TÌ

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Mục đích trò chơi:

Chơi trò oẳn tù tì hay có tên gọi khác là búa – kéo – bao sẽ giúp các bé mầm non rèn luyện tính phán đoán và phản xạ nhanh nhẹn hơn.

Cách chơi:

Trò chơi oẳn tù tì được tiến hành khi có 2 người chơi trở lên, tay đung đưa theo nhịp câu hát:

“Oẳn tù tì

Ra cái gì?

Ra cái này ! ”

Ý nghĩa của trò chơi chắt

Câu hát kết thúc, tất cả các bé sẽ cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, giơ ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là lá. Người thắng cuộc được tìm ra theo quy tắc: búa đập kéo, kéo cắt lá; lá bao búa.

Trên đây là top 5 trò chơi dân gian cực kỳ hay và bổ ích nhiều ý nghĩa cho trẻ mầm non. Hy vọng những chia sẻ của thiết bị mầm non Việt Mỹ sẽ giúp ích cho các giáo viên trong quá trình dạy trẻ. Hãy ghé thăm thiết bị mầm non Việt Mỹ hằng ngày để xem những sản phẩm trang bị cho lớp học mầm non một cách hoàn hảo nhé.