Vôi ăn trầu là vôi gì năm 2024

Nhân dịp những ngày lễ Tết, chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa hoá học và nhân văn của phong tục ăn trầu.

* Ý nghĩa hoá học.

Trước đây người ta thường mời nhau ăn miếng trầu cho vui, cho ấm người, cho thơm miệng…Có đúng ăn trầu sẽ làm cho vui, ấm và sạch miệng hay không ?

Lá trầu chứa 1,8-2,4% tinh dầu, chủ yếu là chavibetol và chavicol cùng một số phenolic khác. Nước ép lá trầu có tác dụng tăng áp, giảm mạch ngoại vi và tính kháng rất mạnh. Đông y dùng trầu đánh gió, chữa cảm cúm, bỏng, chữa vết thương.

Trong hạt cau (y học cổ truyền gọi là đinh lang) có khoảng 18% tanin, 14% chất dầu, 2% muối khoáng và các hợp chất ancoloit, đặc biệt là arecolin (C 6H 13NO 2) chiếm 0,5%. Chính arecolin có tác dụng làm tiết nước bọt, làm co đồng tử, kích thích thần kinh phó giao cảm.

Trầu cau không thể thiếu vôi, không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ. Vôi là chất kiềm, khi tác dụng với arecolin, chất này có tính độc và chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn.

Người ta thường thêm vào miếng trầu một lát vỏ rễ cây chay. Vỏ có tác dụng tăng thêm tanin cho miếng trầu. Nhai miếng trầu khoảng 15-20 phút, bắt đầu “giập bã trầu”, ở nhiệt độ cơ thể 37oC, các phản ứng hoá học, phản ứng sinh màu giữa các phenolic, arecolin, arecaidin, tanin và các chất khác trong môi trường kiềm xảy ra. Chính các phản ứng này tạo cho người ăn trầu cảm giác say, hưng phấn, ấm áp, làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm chặt chân răng. Ăn trầu chính là một cách trang điểm của người phụ nữ trước đây. Miếng trầu làm cho đôi má thêm hồng, đôi môi thêm thắm, cho lòng thêm say.

* Ý nghĩa nhân văn

Lá trầu, quả cau là hai thứ không thể thiếu trong các đồ tế lễ, thờ cúng thần thánh, tổ tiên. Người ta thường nói “hương, hoa, phù, tửu, bạc lễ chi nghi” (hương, hoa, trầu, rượu, lạc lễ là nghi thức).

Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, cưới hỏi, giỗ chạp, tang gia…đã trở thành phong tục, truyền thống của người Việt Nam . Ngày nay tuy không ăn trầu nhưng trong các lễ nghi người ta vẫn giữ phong tục truyền thống nghĩa là vẫn có trầu, cau. Lễ chạm hỏi còn gọi là lễ “bỏ cơi trầu”.

Ở Bình Ðịnh, thời trước hầu như ai cũng ăn trầu. Vì thế nghề lái trầu đã giúp Biện Nhạc (Nguyễn Nhạc) gây dựng nên cơ nghiệp của Nhà Tây Sơn.

Hồi ấy, con trai, con gái tới tuổi thành niên thường bắt đầu ăn trầu. Thuở mới về làm dâu, mẹ tôi chưa biết ăn trầu, nhưng vì được ông nội tôi khuyến khích (ông nội tôi rất nghiện trầu, nhưng cha tôi thì không ăn vì ông sợ) nên bà đã ăn thử rồi nghiện luôn đến giờ. Vì nghiện trầu nên nhà nào cũng trồng một vài cọc trầu và cây rễ trong vườn. Dây trầu bò lên cây cau, cây dừa hoặc cây bồ ngót tàu. Cây rễ cao, lá thuôn dài, cành suông. Khi ăn, người ta chặt cành, bóc vỏ đánh thành nài (như nài cày, nhưng nhỏ hơn) rồi đem thui lửa, phơi khô dùng dần. Nếu hôm nào đi chợ quên mua rễ, người ta hái nụ hoa chim chim ăn tạm thay rễ. Chim chim là loại cây như dú dẻ, hoa thơm, trái hình rẻ quạt như nhánh chuối, nhưng rất nhỏ, hạt to, khi chín mầu đỏ, ăn có vị ngọt.

Khi ăn trầu, người ta dùng vôi quết nhẹ lên mảnh lá trầu tươi đã cắt xéo, gập lại cho vôi nằm ở giữa rồi bỏ vô miệng nhai. Vôi ăn trầu là vôi chín mầu đỏ hồng, hay trắng. Ăn trầu nhất thiết phải có vôi, không có vôi, trầu không đỏ, không nồng, vị nhạt như nước ốc, bởi thế mới có câu ca dao: Có trầu, có vỏ không vôi - Có chăn có chiếu không người nằm chung.

Ðể có miếng trầu ngon, thì ngoài cách têm trầu cho đẹp, cho khéo, còn phải biết cách quệt vôi sao cho vừa ăn. Nếu quệt nhiều, miếng trầu cay xé, quệt ít thì không đủ nồng: Tội tình thiếp lắm chàng ơi - Trầu ăn không đỏ vì vôi quệt già. Ðể tăng thêm vị đậm đà, nhiều người còn dùng thuốc rê (lá thuốc xắt thành sợi nhỏ), vo thành viên nhỏ như viên bi, lăn qua lăn lại tạo cảm giác ngon miệng. Những khi hết thuốc, mẹ tôi thường lấy đỡ vài điếu thuốc Nam Dương tháo ra xài tạm, nhưng bà bảo không ngon bằng thuốc rê.

Các loại trầu, cau, thuốc, rễ đựng trong cơi trầu (mẹ tôi gọi là cão trầu) bằng tre, nhỏ xinh như chiếc rá gạo bây giờ. Chiếc cơi trầu cũng đi vào ca dao bằng lời tỏ tình rất dễ thương của chàng trai trẻ: Ước gì anh hóa ra cơi - Ðể cho cơi đựng cau tươi trầu vàng - Ước gì anh cưới được nàng - Mai sau anh trả lại nàng đôi mâm. Ngày nay cơi trầu được thay bằng rổ nhựa, tuy tiện lợi nhưng ít thẩm mỹ hơn nhiều. Ngoài cơi trầu, còn có đãy trầu. Khi đi ra ngoài, thì có đãy trầu bằng vải luôn dắt theo người, gặp ai cũng lấy ra mời như người ta mời thuốc lá bây giờ. Các ông, các bà không có đãy trầu thì bỏ vào hai túi áo vạt hò, áo bà ba, để khi ra đồng có cái ăn đỡ thèm. Vì thế túi áo ai cũng sẫm mầu cổ trầu, đặc biệt là hai ngón tay trỏ và tay cái.

Miếng trầu đã trở thành vật giao duyên khá độc đáo của các chàng trai cô gái: Yêu nhau trao một miếng trầu - Giấu thầy giấu mẹ trao sau bóng đèn, hoặc: Ðêm trăng thiếp mới hỏi chàng - Cau tươi ăn với trầu vàng xứng không? - Trầu vàng nhá với cau xanh - Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Người già răng yếu, khi ăn trầu dùng "ống xoáy trầu" nghiền cho dập trầu cau, rễ trong xoáy trước khi dùng. "Ống xoáy" làm bằng gỗ, sau bằng đồng, thời đánh Mỹ làm bằng vỏ đạn đại liên to bằng ngón chân cái, cưa bớt phần ngọn, còn phần đáy cao độ ba bốn phân. Ðể có cây giã trầu, người ta cắt một đoạn thép gai dài bằng cây bút bi đập dẹt một đầu, đầu kia uốn vòng tròn để dễ cầm và xỏ dây cột vào đáy ống xoáy cho khỏi thất lạc. Sau khi trầu, cau, rễ được bỏ vào ống xoáy, người ăn trầu dùng cây sắt chọt vào ống cho dập trầu, làm mềm rễ.

Người ăn trầu thường nhuộm răng đen, với cách nhuộm này mà mẹ tôi cũng như nhiều cụ khác trong thôn giữ được hàm răng đen bóng trong hơn nửa thế kỷ. Các cụ quan niệm răng càng đen càng đẹp, nhưng càng về sau, tục ăn trầu giảm dần, chỉ còn những bà cụ già. Vì thế, tục nhuộm răng càng về sau càng mất dần, và khi văn hóa phương Tây du nhập thì không còn ai nhuộm răng và cũng ít người ăn trầu, chỉ lại vài cụ bà đã trên bảy tám mươi tuổi như mẹ tôi. Nhuộm răng ăn trầu là một nét độc đáo của không chỉ người Bình Ðịnh, mà trong quá khứ, nó đã trở thành một sản phẩm văn hóa mang đậm sắc thái của phong cách Á Ðông.

Tại sao khi ăn trầu người ta quết thêm vôi?

Bình thường, trầu sẽ được nhai kèm với vôi và cau. Trong đó, công dụng kháng khuẩn của hạt cau đã được chứng minh và thành phần OH-, Ca 2+ trong vôi cũng giúp men răng chắc khỏe hơn rất nhiều. Nhờ vậy, men răng sẽ được liên tục tái khoáng và phòng tránh hiệu quả hiện tượng sâu răng.

Vôi ăn trầu làm bằng chất gì?

Sử dụng vôi ăn trầu để điều trị mụn cóc là một phương pháp phổ biến trong y học dân gian. Vôi ăn trầu là một loại đá núi đã được nung ở nhiệt độ cao từ 800 - 1000 độ C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng vôi ăn trầu cần phải cẩn thận, vì vôi tươi có thể gây phỏng miệng do chứa hợp chất CaCO3.

Vôi ăn trầu có công thức hóa học là gì?

Vôi ăn trầu có công thức hóa học là CaOVôi ăn trầu có công thức hóa học là CaO, có dạng tinh thể màu trắng. Vôi khi được pha với nước xảy ra phản ứng hóa học tạo ra Ca(OH)2, đây chính là vôi tôi - dạng vôi dùng để tẩy lông.

Vôi ăn trầu màu gì?

Khi ăn trầu, người ta dùng vôi quết nhẹ lên mảnh lá trầu tươi đã cắt xéo, gập lại cho vôi nằm ở giữa rồi bỏ vô miệng nhai. Vôi ăn trầu là vôi chín mầu đỏ hồng, hay trắng.