Viết 1 đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Nhớ Đồng – Tố Hữu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

– Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

– Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:

*Ngữ liệu 1: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?

-> “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Và  “Buồn trông cửa bể chiều hôm

…Ầm ầm tiếng sãng kêu quanh ghế ngồi”

Dấu hiệu nào cho biết các câu thơ này tả cảnh?

-> Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng…-> có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan).

Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều

-> “Bên trời góc bể bơ vơ,

…có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?

-> Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều: nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người ( Không quan sát được một cách trực tiếp ).

Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

-> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi…

– Tả cảnh cửa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốn…là phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)

Cho biết miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự?

->Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật (nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật -> chân dung tinh thần của nhân vật).

*Ngữ liệu 2:  (Đoạn văn SGK/117)

Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?

-> Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu…(tư thế)

Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ ntn?

->Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.

Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của T/g?

-> Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> cách miêu tả gián tiếp.

Qua ngữ liệu trên hãy cho biết có mấy miêu tả nội tâm  -> 2 cách: Trực tiếp + gián tiếp.

2. Kết luận:

*Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

*Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

Luyện tập

1-Bài tập 1: SGK/117

Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh…” bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

…Ngừng hoa bong then trông gương mặt dày”

-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hang không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trái (đau vì tình duyên trắc trở, uất vì “nỗi nhà” bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê)

2-Bài tập 2: SGK/117

Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

– Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư “trình bày” phân vân khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 117 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Phần I

TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 

Trả lời câu 1 (trang 117 SGK Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.

b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?

c. Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?

Trả lời:

a.

- Những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng còn nọ bụi hồng dặm kia

- Những câu thơ miêu tả tâm trạng:

    Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

   Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

- Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa miêu tả tâm trạng:

   + Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

   + Buồn trông cửa bể chiều hôm

   ....Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

b. Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa tạo ra sự mênh mang, đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều đến nỗi nàng phải lấy trăng, lấy núi để ở chung. Những câu thơ tả cảnh, nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình cảnh buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết đi đâu về đâu trước một tương lai mịt mờ.

c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sâu những suy tưởng của nhân vật.

Trả lời câu 2 (trang 117 SGK Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả:

      Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

Trả lời:

  Tác giả Nam Cao khi miêu tả Lão Hạc tập trung vào những hành động cử chỉ của lão Hạc (co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc) để làm nổi bật lên tâm trạng xót xa, ăn năn, hối hận của mình khi bán cậu Vàng. Lão giống như một đứa trẻ khi phải rời xa người mà mình yêu mến nhất.

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 117 SGK Ngữ Văn 9 tập 1)

Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Lời giải chi tiết:

   Mụ mối gần nhà Kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Lời giải chi tiết:

Vào vai nhân vật Kiều trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán:

    Được sự giúp sức của Từ Hải, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân chàng. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, nghĩa ấy tôi không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút bổng lộc để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi tôn trọng chào thưa “tiểu thư”. Tôi nhắc Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của ả khi xưa đã đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, ả nhắc lại ngày xưa ả khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn ả không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của ả nên đã tha bổng thay vì trừng phạt thật nặng như ý định ban đầu.