Vì dụ về sự lười biếng

Vì dụ về sự lười biếng

Theo ông Phạm Ngọc Anh, CEO ASK Training JSC: "Hiện nay, nhiều bạn trẻ hứng thú với việc hưởng thụ hơn là học hỏi phát triển bản thân" - Ảnh: ASK

Nhân buổi trò chuyện với Giám đốc Nhân sự của một công ty đào tạo kỹ năng cho các bạn trẻ, Ngọc Anh thấy cần gạch vài đầu dòng tâm sự về sự lười biếng của các bạn trẻ hiện nay. Chủ đề tuy không mới nhưng cũng chưa bao giờ hết chuyện để bàn.

Lười đọc

Thực tế, chúng ta dễ dàng bắt gặp các nhóm bạn trẻ tụ tập ở các quán trà sữa, quán cà phê hay rạp chiếu phim nhiều hơn ở thư viện. 

Làm một phép so sánh nhỏ, trung bình một cốc trà sữa có giá từ 50.000 - 65.000 đồng, một cuốn sách văn học hay kinh tế cũng có giá như vậy. Nhưng nếu lựa chọn giữa một cốc trà sữa và một cuốn sách thì rất nhiều người trẻ không ngần ngại chọn ly trà sữa.

Không những lười đọc mà cách thức đọc của các bạn trẻ còn qua loa, cẩu thả. Lấy ví dụ từ việc đọc thông báo, thông tin từ nhà tuyển dụng. Trong email nhà tuyển dụng đã viết rất rõ ràng, kỹ lưỡng các thông tin, yêu cầu nhưng các ứng viên lại chỉ đọc qua loa, đại khái dẫn đến việc gọi điện, liên hệ hỏi đi hỏi lại những vấn đề đã được ghi rõ trong email.

Lười suy nghĩ

Từ việc lười đọc, tiếp nhận mọi thứ qua loa dẫn đến hậu quả là lười luôn cả việc suy nghĩ về các vấn đề mà mình gặp phải.

Không ít bạn trẻ đi phỏng vấn mà chẳng buồn tìm hiểu về nơi mình đến ứng tuyển, vị trí mình sẽ làm. Lại có rất nhiều bạn, khi được yêu cầu dành câu hỏi cho nhà tuyển dụng lại chẳng có gì để hỏi, chẳng biết hỏi gì hay có thì cũng chỉ một hai câu về lương và chế độ của công ty. 

Tại sao bạn không suy nghĩ về việc trao đổi với nhà tuyển dụng nhiều hơn về khả năng bạn có thể đáp ứng vị trí công việc hay những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của chính mình?

Lười hành động

Các công ty hay khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động nâng cao kỹ năng, sức khỏe. Khi khảo sát thì ai cũng hào hứng: "Em muốn tham gia khóa học này, chương trình kia…",mà đến khi tổ chức các lớp yoga, ngày hội đọc sách… thì họ lại thay nhau than vãn: "Em bận quá", "Em nhiều việc quá, thôi để em tham gia buổi khác…".

Chẳng hiểu họ mong muốn phát triển bản thân kiểu gì mà không thể bỏ vài phút để tham gia hoạt động công ty, bỏ vài phút để trả lời email đăng ký...?

Lười tìm kiếm

Hầu hết người trẻ có thói quen chưa bắt tay vào tìm kiếm đã hỏi lại. Giống như khi sếp giao cho bạn tìm hiểu về các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chưa bắt tay vào tìm hiểu đã hỏi lại ngay: "Sản phẩm của đối thủ là gì hả anh?".

Với những người trẻ lười biếng này, dù tiệc buffet có bày bao món ngon trước mặt họ còn không muốn đi lấy. Họ muốn có ai đó lựa các món ngon bỏ sẵn vào chén, đem lại để trước miệng họ chăng?

Lười học hỏi

Rất nhiều bạn đăng ký các lớp học phát triển kỹ năng, hồ hởi tới lớp nhưng việc họ làm tích cực nhất là… check-in rồi đăng facebook. Chắc là họ nghĩ rằng, chỉ cần ngồi trong lớp, nghe giảng một cách lười biếng, thì họ sẽ thành quản lý, doanh nhân xuất sắc. Không đâu! 

Diễn giả chỉ là người truyền thụ kiến thức, trải nghiệm còn học viên phải là người chăm chú lắng nghe, tìm cách áp dụng nó vào thực tiễn công việc của mỗi người thì mới mong có kết quả.

Ở đây không ám chỉ tất cả các bạn trẻ Việt hiện nay đều lười biếng như vậy nhưng chắc chắn có một phần không nhỏ những người vẫn ngày ngày sống lười biếng và thiếu kiên trì với cuộc đời họ như vậy. Lười, nhất là lười hành động và đặc biệt là lười học hỏi thì không thể nào thành công được!

Vì các bạn đã đọc hết bài viết này, nên chúng tôi có một đề xuất nhỏ: Chương trình Wake Up 2 ngày chuyên sâu sắp tới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể giúp bạn:

- Tìm ra cách thức để vượt qua sự lười biếng, trì hoãn

- Hiểu rõ bản thân và có được tấm bản đồ hành động chi tiết trong 3-5 năm tới

- Làm chủ các kỹ năng, thói quen tốt như giao tiếp, thuyết trình

Ngay bây giờ bạn có thể tham khảo thông tin tại: https://bit.ly/2CPJmhx

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn suy nghĩ về sự lười biếng gồm 6 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tích lũy vốn từ để nêu lên suy nghĩ của mình về thói xấu lười biếng, một căn bệnh phổ biến và có tác hại vô cùng nghiêm trọng.

Nội dung chính Show

  • Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự lười biếng
  • Đoạn văn nghị luận về sự lười biếng ngắn gọn
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 1
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 2
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 3
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 4
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 5

Bên cạnh đó, có thể tham khảo đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm tốn, về lòng biết ơn... để tích lũy thêm vốn từ, viết đoạn văn nghị luận ngày một hay hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự lười biếng.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự lười biếng

  • Đoạn văn nghị luận về sự lười biếng ngắn gọn
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 1
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 2
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 3
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 4
  • Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 5

Đoạn văn nghị luận về sự lười biếng ngắn gọn

Lười biếng là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Lười biếng rất dễ nhận ra và nó cũng gây ra rất nhiều hậu quả. Nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo, nó gieo rắc lòng đố kị giữa con người với nhau. Nó hạ nhân cách của con người dưới mức thấp nhất và làm cho cái đẹp bị biến mất. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy nhận thức rõ ràng tác hại của sự lười biếng và không được để nó khống chế đi nhận thức của con người. Không được để sự lười biếng vây quanh chúng ta vì cái đẹp, vì một cuộc sống tươi đẹp không có sự lười biếng.

Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 1

Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói "Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.

Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 2

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu cóLười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu Cần cù bù thông minh chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 3

Căn bệnh lười biếng là một căn bệnh vô cùng nguy hại và ngày càng trở nên phổ biến trong mỗi con người của thế kỉ XXI hiện nay. Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ. Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,... Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được "điều trị" một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 4

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn. Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói cái gì không biết thì tìm kiếm trên google, chính mạng Internet đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta. Cha ông ta có câu Cần cù bù thông minh chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình. Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến. Thật vậy, đừng để sự lười nhác của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

Suy nghĩ của em về sự lười biếng - Mẫu 5

Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.