Ví dụ về chính sách giá hớt váng

Rất nhiều chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định giá cho sản phẩm/ dịch vụ của mình vì nhiều lí do:

  • Mức giá quá cao sẽ làm giảm số lượng mua hàng, đồng thời tạo điều kiện cho đối thủ cướp mất khách hàng.
  • Mức giá quá thấp có thể khiến số lượng mua hàng tăng lên, tuy nhiên lại giảm đi lợi nhuận có được trên mỗi đơn hàng.

Vậy giá như thế nào là cao? Như thế nào là thấp và như thế nào là hợp lí? Làm thế nào để đưa ra một mức giá phù hợp với thị trường mà vẫn tối ưu hoá được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hôm nay ABC Marketing sẽ chia sẻ với các bạn một chuỗi các bài viết về chiến lược định giá cho doanh nghiệp. Trong bài viết đầu tiên, chúng mình sẽ đề cập đến ĐỊNH GIÁ HỚT VÁNG – một trong những chiến lược đang được áp dụng phổ biến tại rất nhiều doanh nghiệp

1. Khái niệm “Định giá hớt váng”

Định giá hớt váng là chiến lược định giá rất cao trong thời gian đầu nhằm mục đích hớt váng lợi nhuận của những người mua đầu tiên. Sau một thời gian khi sản phẩm đã bão hoà, doanh nghiệp sẽ tìm cách cắt giảm chi phí để hạ thấp giá thành, tăng số lượng bán ra và đưa lợi nhuận về mức ổn định.

Ví dụ về chính sách giá hớt váng

2. Ví dụ

Khái niệm này có vẻ lạ lẫm, tuy nhiên chắc chắn các bạn đã nhìn thấy nhiều case sử dụng chiến lược định giá này. Điển hình nhất là gã khổng lồ Apple và hầu hết các thương hiệu bán đồ điện tử (tai nghe, máy nghe nhạc, laptop, điện thoại di động, vv)

Ví dụ về chính sách giá hớt váng

Cách đây 5 năm, một chiếc iphone 4s có giá vào khoảng 17.000.000 VNĐ, và đến thời điểm hiện tại nó có giá khoảng 1.700.000 VNĐ. Những sản phẩm mới thường có giá rất cao ở thời điểm mới ra mắt, tạo ra một trào lưu trong tâm trí khách hàng yêu thích thương hiệu, sau đó giảm giá dần khi các sản phẩm mới hơn ra mắt.

Thương hiệu sẽ luôn có những dòng sản phẩm mới cho những “tín đồ” sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm ngay ở thời điểm mới ra mắt, và vẫn không thiếu những khách hàng đợi đến thời điểm sản phẩm trở thành “thứ mà ai cũng có thể mua được”.

3. Tại sao lại áp dụng “Định giá hớt váng”?

Ở thời điểm mới ra mắt, việc định giá rất cao sẽ mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp

  • Thu hút sự chú ý của các khách hàng yêu thích sản phẩm, dịch vụ.
  • Đánh vào tâm lí khách hàng “hàng đắt thì xịn”.
  • Hớt váng được một mức lợi nhuận rất cao từ các khách hàng đầu tiên.
  • Tạo được trào lưu mua sắm trong thời điểm đầu khi sản phẩm ra mắt.

4. Định giá hớt váng có nhược điểm gì?

Việc định giá cao ở thời điểm đầu tiên sẽ giúp tối ưu hoá lợi nhuận ở thời gian đầu sản phẩm đưa ra thị trường. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm nhất định.

  • Thôi thúc nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện bằng việc chứng minh thị trường của mình rất màu mỡ và tiềm năng.
  • Tạo ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh cướp mất khách hàng ( họ hoàn toàn có thể đưa ra một sản phẩm/dịch vụ tương tự với mức giá rẻ hơn).
  • Gặp khó khăn khi giảm giá để tăng doanh số (số lượng sản phẩm bán ra) – Dẫn đến việc khách hàng sẽ có tâm lí chờ đợi hàng hạ giá mới mua, dẫn đến hậu quả không kiểm soát được doanh thu.

5. Làm thế nào để khắc phục nhược điểm của định giá hớt váng?

  • Áp dụng định giá hớt váng cho các sản phẩm/ dịch vụ khó bị sao chép, cải biên
  • Đẩy mạnh kênh xúc tiến bán (Promotion) ở thời điểm áp dụng giá cao để xây dựng xu hướng và xây dựng thương hiệu (Branding)
  • Tìm ra phương án cắt giảm chi phí sản xuất để tối ưu hoá lợi nhuận trước khi hạ giá thành sản phẩm
  • Bình cũ rượu mới – Ra mắt các sản phẩm mới áp dụng chiến lược cũ trước khi đẩy giá sản phẩm cũ xuống.

6. Ứng dụng thực tế của định giá hớt váng

Có rất nhiều ứng dụng đơn giản của định giá hớt váng:

Với ngành hàng thời trang: Đưa ra các dòng sản phẩm Limited Edition, các dòng sản phẩm có yếu tố xa xỉ (vàng, bạc, kim cương) hoặc các dòng sản phẩm mang yếu tố tâm linh (phong thuỷ) để thu hút sự chú ý của khách hàng

Ví dụ về chính sách giá hớt váng

Với ngành hàng công nghệ: Tạo thành một trào lưu, xu hướng và biến khách hàng thành những con nghiện sản phẩm

Với ngành hàng F&B: Đưa ra hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng sang trọng, hào nhoáng

Sẽ rất khó để sử dụng chiến lược này nếu như bạn chưa phải là một thương hiệu mạnh hoặc bạn không chứng minh được mình là một thương hiệu mạnh ở thời điểm mới ra mắt. Vì vậy đừng quên tập trung vào Branding và Promoting song song cùng với chiến lược định giá này.

Theo ABC Marketing

31,498 người xem

Dựa trên chi chí, mức độ cung – cầu và lợi nhuận mục tiêu, bạn có thể cân nhắc xây dựng chiến lược/chiến thuật giá theo từng sản phẩm và theo từng khách hàng mục tiêu của mình.

Đang xem: Ví dụ về chiến lược giá thâm nhập thị trường

Hãy áp dụng cho doanh nghiệp của mình những chiến lược về giá thật phù hợp.

Nội Dung Chính

1 Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm2 Nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm3 Nhóm chiến lược điều chỉnh giá

Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm

Chiến lược định giá cao

Định giá cao hơn hẳn mức giá phổ thông của thị trường (hoặc dẫn đầu giá toàn ngành), phục vụ trong phân khúc khách hàng cao cấp. Doanh nghiệp tập trung đầu tư cho một sản phẩm chất lượng cao hoặc độc nhất trên thị trường. Ngoài yếu tố sản phẩm, các yếu tố khác trong Marketing như truyền thông, trưng bày, vị trí cửa hàng hoặc trung tâm,… cũng phải thể hiện được yếu tố cao cấp, nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng.

Son thỏi Tom Ford Lip Color (1,2 triệu VNĐ) có giá cao gấp 4 – 6 lần một cây son bình dân.

Chiến lược định giá thấp

Định giá thấp hơn mức trung bình của ngành hoặc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh có cùng tập khách hàng mục tiêu bằng cách tận dụng tối đa năng lực sản xuất và cắt giảm chi phí sản xuất, marketing. Đây là nhóm khách hàng dễ tác động ra quyết định mua với mức giá rẻ mà không cần cân nhắc kỹ lưỡng về sản phẩm. Với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất mạnh, lợi nhuận thu được từ một đơn vị sản phẩm sẽ thấp nhưng được bù lại bằng số lượng tiêu thụ lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ bị hạn chế về năng lực sản xuất và nguồn thu nên nếu định giá thấp lúc ban đầu sẽ cần đến chiến lược định giá thâm nhập thị trường.

Ví dụ: Giá mì gói Miliket (2.000đ – 3.000đ) nằm trong Top các loại mì gói rẻ nhất thị trường và giữ nguyên giá trong suốt nhiều năm, phục vụ phân khúc bình dân ở miền Nam. Miliket hạn chế tối đa các khoản chi phí liên quan đến truyền thông mà đẩy mạnh tiêu thụ thông qua liên kết chặt chẽ với các đại lý, chợ, nhà hàng, quán nhậu,…

Mì Miliket 2 tôm định giá thấp hơn so với các loại mì ăn liền đa số trên 5.000đ

Chiến lược giá hớt váng

Được áp dụng cho sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao và độc đáo, có chu kỳ sống ngắn. Doanh nghiệp sẽ định giá rất cao khi vừa tung sản phẩm nhằm tranh thủ thu lợi nhuận cao từ “phần ngon” của thị trường, tập hợp những người sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới sớm nhất. Sau đó khi lượng tiêu thụ giảm xuống thì giá bán sẽ được hạ dần theo thời gian để tăng số lượng bán, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của công nghệ mới hơn và xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh với tính năng tương đương.. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận.

Ví dụ: Bạn dễ dàng thấy được chiến lược giá hớt váng ở các sản phẩm công nghệ cao như smartphone, laptop, máy ảnh kỹ thuật số, tivi màn hình phẳng,… Các sản phẩm dù tân tiến nhất nhưng không giữ nguyên giá trong thời gian dài mà thường được giảm dần theo thời gian.

Iphone 7Plus được chào giá năm 2016 khoảng 18 triệu đồng. Hiện nay, giá chiếc điện thoại này đã giảm xuống khoảng 11-14 triệu đồng. Và theo thời gian sẽ có khả năng hạ giá nữa (hoặc ngưng sản xuất) để nhường chỗ cho những sản phẩm Iphone đời mới hơn.

Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Áp dụng cho sản phẩm mới tung ra thị trường có mức độ nhạy cảm cao về giá (quyết định mua bị ảnh hưởng mạnh bởi giá cả). Để nhanh chóng đạt được thị phần lớn, tăng nhanh mức độ nhận biết thương hiệu, doanh nghiệp định giá sản phẩm rẻ hơn so với giá mặt bằng của thị trường, thậm chí chấp nhận lỗ vốn thời gian đầu. Đồng thời tạo áp lực về giá cản trở các đổi thủ cạnh tranh khác gia nhập ngành. Sau một thời gian dài được thị trường chấp nhận và quen thuộc với thương hiệu, doanh nghiệp dần nâng giá lên để tăng vị thế và thu lời. Dĩ nhiên, chu kỳ sống của sản phẩm phải dài mới có thể thu được lợi nhuận về sau.

Giá một chai C2 360ml có giá tăng dần từ khi gia nhập thị trường đến nay: 3.500đ – 4.500đ – 6.000đ

Chiến lược cạnh tranh ngang giá

Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh hoặc mức giá mặt bằng chung của thị trường. Chiến lược được áp dụng khi thị trường cạnh tranh gay gắt trong khi sản phẩm của doanh nghiệp không có sự khác biệt với các đối thủ. Điều này cũng giúp hạn chế “chiến tranh giá”, tạo sự ổn định cho thị trường.

Ví dụ: các mặt hàng nông sản, phân bón, kim loại đồng, thép, nước khoáng,…

Nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm

Chiến lược giá cho dòng sản phẩm

Định giá khác nhau cho các mặt hàng trong cùng một dòng sản phẩm thể hiện mức giá trị và chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng. Thang giá trong dòng sản phẩm được xác định dựa trên sự khác biệt về tính năng, kích cỡ, hình thức, nhãn hiệu,… Từ đó giúp nhắm tới những thị trường mục tiêu khác nhau.

Chiến lược định giá cho dòng sản phẩm Windows 7.

Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn

Định giá riêng cho sản phẩm tiêu chuẩn cơ bản với những tính năng cơ bản và định giá riêng cho các sản phẩm tùy chọn thêm vào sản phẩm chính. Doanh nghiệp cần xác định được những thành phần nào của sản phẩm là cố định và những thành phần nào khách có thể tùy chọn.

Một số doanh nghiệp bán xe hơi cho phép khách hàng có thể tùy chọn bộ phận làm tan xương mù, bộ phận làm dịu ánh sáng, hệ thống định vị GPS,…

Chiến lược giá sản phẩm chính – bổ trợ

Sản phẩm bổ trợ bắt buộc phải dùng kèm với sản phẩm chính thì sản phẩm chính mới hoạt động được. Thông thường, sản phẩm chính sẽ được định giá thấp, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về chủ yếu nhờ định giá cao ở sản phẩm bổ trợ.

Lưỡi dao cạo là sản phẩm bổ trợ bắt buộc phải dùng cùng với dao cạo râu. Người dùng phải chi trả định kỳ cho việc thay lưỡi dao cạo.

Nhóm chiến lược điều chỉnh giá

Định giá 2 phần: Giá được chia làm 2 phần, giá khi sử dụng trong mức cơ bản và giá khi sử dụng vượt mức. Thông thường, phần tiêu dùng trong mức cơ bản được định giá thấp để kích thích khách hàng mua dịch vụ, lợi nhuận thu được chủ yếu nằm ở phần tiêu dùng vượt trội.

Xem thêm: Xuất Khẩu Ủy Thác Xuất Khẩu Ai Là Người Nộp Thuế, Cần Lưu Ý Những Gì

Đối với giá điện, bậc 1 là phần tiêu dùng cơ bản (50kWh đầu tiên), phần vượt mức là các bậc còn lại được chia thành nhiều mức vượt khác nhau.

Định giá phân biệt

Doanh nghiệp bán một sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau tùy theo địa lý, thời gian, phân khúc khách hàng.

Ví dụ định giá phân biệt theo địa lý: giá vị trí chỗ ngồi gần sân khấu mắc hơn các vị trí xa sân khấu.Ví dụ định giá phân biệt theo thời gian: giá đi xe Grab vào giờ cao điểm sẽ cao hơn giờ thấp điểm.Ví dụ định giá phân biệt theo phân khúc khách hàng: giá vé xe buýt dành cho sinh viên thấp hơn so với các đối tượng khác.

Định giá theo gói

Khi gom nhiều mặt hàng vào cùng một gói, khách hàng khó có thể xác định mức giá cụ thể của từng món hàng. Chiến thuật giá này giúp khách hàng tiết kiệm tiền hơn nếu mua cùng lúc nhiều sản phẩm được quy định trong một gói. Về phía doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hơn, tạo thúc đấy dùng thử sản phẩm mới (nếu có trong combo). Tuy nhiên, khách hàng có thể sẽ không lựa chọn combo nếu việc kết hợp các mặt hàng không hợp lý. Bạn cũng cần cẩn trọng để không làm giảm giá trị của từng sản phẩm.

Ví dụ: thức ăn nhanh, mỹ phẩm thường có các gói giá theo combo.

Định giá theo gói.

Chiết khấu

Giảm giá cho người mua sản phẩm khi đạt yêu cầu của nhà sản xuất như mua với số lượng lớn, khi họ thanh toán nhanh, đổi hàng cũ mua hàng mới,… nhằm thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn trong một lần, thanh toán ngay giúp giảm bớt chi phí thu hồi tiền, giải phóng hàng chậm luân chuyển.

Ví dụ: chiết khấu khi mua bánh trung thu số lượng lớn.

Một ví dụ về chiết khấu.

Chiến thuật giá tâm lý

Tạo cảm giác “ảo” về giá làm cho khách hàng thấy “giá có vẻ mềm hơn” so với thực tế bằng cách điều chỉnh các con số, từ đó làm tăng nhu cầu mua.

Ví dụ 1: Một miếng gà rán có mức giá 20.000đ được điều chỉnh xuống 19.000đ, sự chênh lệch là rất nhỏ. Tuy nhiên, nó khiến người mua có cảm giác mình chỉ phải chi trả trong phạm vi trên 10.000đ chứ không phải phạm vi 20.000đ.Ví dụ 2: Bạn muốn bán phần mềm cao cấp giá 10 triệu cho đăng ký một năm. Thay vào đó hãy đưa ra mức chi phí cho việc sử dụng phần mềm của bạn chỉ tốn 29.000 mỗi ngày. Một năm là khoảng thời gian khá dài, con số được chia ra nhỏ hơn sẽ giúp não bộ dễ dàng xử lý hơn, giảm bớt cảm giác mất mát hơn và dễ dàng được chấp nhận hơn. Đồng thời điều tốt cho nhà sản xuất là với 29.000 một ngày thì số tiền cho một năm là hơn 10 triệu.

Xem thêm: Lotte Finance Vay Tiền – Có Nên Vay Tiền Nhanh Tại Lotte Finance Không

Theo Gobranding

tranminhdung.vn – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

tranminhdung.vn Digital Marketing

Điện thoại: 028 6292 1313

Email: info
tranminhdung.vn

Thẻ : Content marketing, Digital marketing, Kiến thức Marketing, tư vấn marketing