Ví dụ về các vấn de cơ bản của triết học

Với thế giới ngày càng đi lên hiện nay, có rất nhiều khái niệm liên quan đến triết học không khỏi làm chúng ta bỡ ngỡ và khó để hiểu đúng không? Vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì? Nội dung của nó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về triết học cho các bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Triết học là gì?

Triết học là hệ thống những câu hỏi và những giải đáp của con người về thế giới xung quanh cũng như vai trò của con người ở trong thế giới ấy. Triết học lý giải những thắc mắc về sự tồn tại của con người và sự vật, cũng như giải thích được những yếu tố về ý thức và giá trị của con người.


Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học

Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học 

Xuyên suốt trong lịch sử phát triển của Triết học, vấn đề cơ bản nhất của triết học là tập trung lý giải sự tồn tại của ý thức và vật chất, đây được xem là vấn đề cơ bản nhất. Bởi vì muốn biết được sự khác nhau giữa các học thuyết triết học như thế nào thì điều trước tiên chúng ta cần phải làm rõ được việc nhận thức thế giới ở trong chúng ta và thế giới thực khác nhau như thế nào. 

Ngoài ra, nhờ vào sự giải đáp của vấn đề này mà chúng ta mới có thể lý giải được những thắc mắc còn lại về triết học trong cuộc sống của chúng ta như phân chia triết học ở quá khứ và ở hiện tại và các vấn đề khác.  Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

Mặt thứ nhất:

Trả lời cho câu hỏi: “Vật chất hay ý thức, giới tự nhiên hay tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?”

Để giải đáp cho câu hỏi này, người ta đã đưa ra hai lý luận hoàn toàn trái ngược nhau: 

  • Một số ý kiến về triết học cho rằng yếu tố vật chất xuất hiện trước và ý thức xuất hiện sau cho nên đã hình thành một khái niệm riêng về chủ nghĩa duy vật
  • Tuy nhiên, những ý kiến khác lại cho rằng yếu tố ý thức xuất hiện trước và vật chất ra đời sau. Vì vậy mà đã hình thành nên những khái niệm về chủ nghĩa duy tâm.

Mặt thứ hai:

Trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?”

Ở câu hỏi này, dựa vào sự khác biệt ý kiến ở mặt thứ nhất  mà các nhà triết học cũng chia thành hai tư tưởng lý giải như sau:

  • Những người thiên về chủ nghĩa duy vật thì cho rằng con người có thể nhận thức được về thế giới xung quanh và sự nhận thức này phản ánh lại một cách khách quan về thế giới vào trong suy nghĩ của con người.
  • Những người thiên về chủ nghĩa duy tâm cũng cho rằng con người có thể nhận thức về thế giới. Tuy nhiên, sự nhận thức này là khả năng tự nhận thức của con người và nó có giới hạn.


Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết tiểu luận triết học chi tiết nhất

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học lí luận theo chủ nghĩa duy vật

Theo các nhà triết học thiên về chủ nghĩa vật chất, họ quan điểm rằng vật chất xuất hiện trước yếu tố ý thức. Cho nên, họ tin rằng những gì đang tồn tại đều là vật chất và tất cả đều được tạo thành từ vật chất, những gì xảy ra trên thế giới này là thành quả của tự kết hợp giữa vật chất với nhau.

Các nhà triết học chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy vật đã hình thành và phát triển qua 3 hình thức đó chính là chủ nghĩa duy vật cổ đại [chủ nghĩa duy vật chất phác], siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 

  • Chủ nghĩa duy vật chất phác : Đây là một loại hình thức chủ nghĩa duy vật hình thành từ thời kỳ cổ đại tại cả ba trung tâm văn hóa lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Có thể nói, chủ nghĩa duy vật cổ đại là kết quả nhận thức của các nhà Triết học duy vật thời cổ đại. Ở hình thức này, các lý luận triết học về thế giới cơ bản còn mang tính chất cảm tính, ngây thơ bởi những quan điểm cũng như lý giải của nhà triết học còn mang nặng tính trực quan.
  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình [thế kỷ XVII - XVIII]: Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức kế thừa và phát triển lên của chủ nghĩa duy vật chất phác. Ở thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được xây dựng nhằm chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo của giai cấp phong kiến.
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Có thể nói, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức ưu việt nhất: kế thừa, phát huy những tinh hoa đồng thời khắc phục những hạn chế của các hình thức chủ nghĩa duy vật đi trước. Nó được xây dựng dựa trên cơ sở lý giải một cách khoa học về ý thức, vật chất và mối quan hệ của vật chất và ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được các nhà triết học như C. Mác, Ăngghen đặt nền móng để Lenin phát triển cũng như hoàn thành nó. 


3 Hình thức của chủ nghĩa duy vật

[Bên cạnh 3 hình thức chính, chủ nghĩa duy vật bao gồm thêm một số dạng như: Chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa duy vật kinh tế, đại biểu Buykhơnơ, Môlet Sốt…]

Mac-Lênin đã cho rằng, yếu tố chủ nghĩa duy vật đang là một yếu tố quyết định hướng đi cho nhận thức của con người về thế giới, giải thích về vai trò của con người ở trong thế giới. Những khía cạnh của triết học Mác-Lênin được xem là một cột mốc để từ đó nghiên cứu về con người cũng như lịch sử. Đây là một dấu mốc để đánh dấu về sự phát triển và tồn tại của con người, khẳng định rằng con người là những yếu tố làm nên lịch sử. Triết học Mác-Lênin hoàn thiện đã góp phần làm rõ nhận thức về triết học và yếu tố khoa học, hai yếu tố này có mối liên hệ với nhau, triết học thì tạo ra những cách thức đúng đắn để cho khoa học ngày càng đi lên và ngược lại.

Vấn đề cơ bản của triết học lí luận theo chủ nghĩa duy tâm 

Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa duy vật, các nhà triết học thiên về chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng, ý thức là yếu tố xuất hiện trước và nó mang tính quyết định cho yếu tố vật chất. Theo chủ nghĩa duy tâm, các nhà triết học chỉ ra rằng nó được ra đời từ sự nhận thức, họ cho rằng giữa chủ nghĩa duy tâm và sự ra đời của tôn giáo có mối liên kết chặt chẽ với nhau. 

Chủ nghĩa duy tâm được chia thành hai giai đoạn khác nhau đó là chủ nghĩa duy tâm mang tính chủ quan và khách quan.

  • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì cho rằng những chuyện xảy ra trên thế giới đều phụ thuộc vào nhận thức và cảm  nhận của con người. Cụ thể là một nhà triết học người Anh tên Gioócgiơ Béccli đã chỉ ra rằng vật chất trên thế giới này nó tồn tại một cách riêng lẻ và việc đưa ra những lý giải về vật chất là gì đều không  có lợi ích gì bởi vì đơn giản nó chỉ là một cái tên gọi. Ông cho rằng, Những vật chất tồn tại trong cuộc sống của chúng ta là hoàn toàn do chúng ta cảm giác, ông lấy ví dụ điển hình như, chúng ta nhìn thấy chiếc bàn, chiếc ghế có hình dạng gì, màu sắc gì sở dĩ là do những nhận thức về cảm giác của chúng ta mà thôi chứ thực ra chúng không tồn tại.  
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan lại cho rằng ý thức khách quan xuất hiện trước và nó tồn tại một cách độc lập. Theo nhà triết học Platon, ông quan niệm rằng các sự vật xung quanh chúng ta là một vòng tuần hoàn, chúng sinh sống rồi mất đi và cứ thế, không mang tính chân thực. mặt khác ông cho rằng tồn tại một thế giới mang tính không cảm tính, nó mang tính chân thực.

Trên đây là một số thông tin về khái niệm, nội dung vấn đề cơ bản của triết học là gì?. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc.

Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Có mấy vấn đề cơ bản của triết học? Phân tích nội dung và cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử của triết học? Cùng Luận văn 1080 tìm hiểu các vấn đề này nhé.

Bạn đang xem: Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

- Hướng dẫn làm tiểu luận triết học đúng quy chuẩn

- Cấu trúc bài tiểu luận như thế nào được gọi là hoàn chỉnh?

Trả lời “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?” qua lý luận của các trường phái Triết học

1. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?


Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Ăngghen cũng đã trả lời cho câu hỏi “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”, theo ông: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

- Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc giải hai mặt cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái triết học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện nhất nguyên luận khi lấy việc thừa nhận chỉ một trong hai thực thể [vật chất hoặc ý thức] là cái có trước và quyết định cái kia, nghĩa là cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Nhất nguyên luận bao gồm nhất nguyên luận duy tâm [chủ nghĩa duy tâm, triết học duy tâm] và nhất nguyên luận duy vật [chủ nghĩa duy vật, triết học duy vật].

 Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

2. Chủ nghĩa duy tâm lý luận về “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức, đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.

Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh.

Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Ông dựa vào quan điểm của các nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ tồn tại những vật thể cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khái niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần tuý mà thôi.

Vậy đối với triết học Béccli thì các vật thể cụ thể cảm tính được hiểu như thế nào? Với tính cách một nhà triết học duy tâm chủ quan, ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng “vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của các cảm giác”. Thí dụ, cái bàn, đó không phải là một vật thể hữu hình mà chỉ là do mắt ta nhìn thấy nó có hình khối; màu sắc, hương vị của hoa quả cũng chỉ do cảm giác của con người nhận biết.

Chúng không tồn tại thật. Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật thể chỉ tồn tại trong chừng mực mà người ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa là được cảm biết. Như vậy chủ nghĩa duy tâm chủ quan cuối cùng đã đưa triết học của Béccli đến chủ nghĩa duy ngã, đến chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan, tồn tại thật sự của sự vật, kể cả con người, chỉ loại trừ chủ thể đang nhận thức [tức con người có cảm giác], loại trừ cái “tôi” mà thôi. Để cố gắng tránh rơi vào chủ nghĩa duy ngã đầy phi lí, Béccli đã chuyển từ chủ nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan sang chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Ông khẳng định rằng: chủ thể nhận thức thì không phải chỉ có một, khi một vật nào đó khi không còn nhận thức bởi một chủ thể này thì nó lại tiếp tục được nhận thức bởi các chủ thể khác. Và thậm chí tất cả các chủ thể [con người] không còn nữa thì vật thể vẫn tồn tại như là tổng số tư tưởng trong trí tuệ Thượng đế. Và Thượng đế cũng là một chủ thể, nhưng tồn tại vĩnh cữu và luôn luôn đưa vào trong ý thức những chủ thể riêng lẻ [con người] nội dung của cảm giác.

Xem thêm: Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Có Mạng Nhưng Không Vào Được Web: Cách Sửa Lỗi

Về bản chất giai cấp, triết học Béccli là phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã giành được chính quyền, rất sợ tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Vì vậy không phải ngẫu nhiên trong triết học của mình, Béccli đã sử dụng phép siêu hình, chủ nghĩa cơ giới để chống lại những tư tưởng tiến bộ trong khoa học, như chống lại quan niệm của Niutơn về không gian như bể chứa những vật thể trong tự nhiên; chống lại luận điểm của Lốccơ về nguồn gốc của khái niệm vật chất và không gian. Do vậy, triết học của Béccli là mẫu mực và là một trong những nguồn gốc của các lí thuyết triết học tư sản duy tâm chủ quan cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

 Chủ nghĩa duy tâm lý luận về “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”

 Chủ nghĩa duy tâm khách quan - thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức những tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang các tên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lí tính thế giới”. Đại biểu là Platôn [427- 347 TCN] ông là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là “học thuyết về ý niệm”.

Xem thêm: Phụ Nữ Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Gì Đến Vùng Kín Không? Quan Hệ Tình Dục Nhiều Có Làm Sao Không

Trong thuyết này, Platôn đưa ra quan điểm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biến là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì bền vững, ổn định, hoàn thiện. Còn thế giới ý niệm là thế giới của cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực sự cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biến của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm.

Thế ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy là bằng nhau vì trong đầu ta đã có sẵn ý về sự bằng nhau. Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và không “tồn tại”. “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất.

Còn “không tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất khách quan rõ nét. Lí luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. Theo ông tri thức, là cái có trước sự vật cảm biết mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận các sự vật đó.

Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính, vì linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người ở trần thế thì ở thế giới bên kia đã có sẵn các tri thức. Do vậy nhận thức con người không phải phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Platôn cho rằng, những ý kiến xác thực được khơi dậy, được hồi tưởng lại nhờ các câu hỏi đối thoại giữa loài người thì sẽ trở thành tri thức; Platôn gọi cách thức đối thoại như vậy là phương pháp biện chứng.

Video liên quan

Chủ Đề