Chỉ số mỡ máu là gì

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chỉ số lipid trong máu này quá cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ - căn bệnh khá phổ biến hiện nay.

1. Mỡ máu là gì?
Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.

Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể, góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào , tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Chúng chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, mà bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì vậy, khi xét nghiệm lượng mỡ máu ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein , trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL –c [lipoprotein tỉ trọng thấp ] “ mỡ xấu” và HDL-c [ Lipoprotein tỉ trọng cao] “mỡ tốt.” Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...

Mỡ máu tăng cao gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...


Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglycerid , còn được gọi là chất béo trung tính , đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất . Nhưng nếu chỉ số tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch. Tăng triglycerid thường gặp ở người bị béo phì, lười vận động, đái tháo đường, uống nhiều rượu bia và hút nhiều thuốc lá.

Những người bị tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần , tăng cholesterol có hại LDL và giảm cholesterol có lợi HDL.

2. Mỡ máu bao nhiêu là cao?
Hầu hết những người bị tăng lượng cholesterol trong máu đều không có dấu hiệu gì rõ rệt, chúng sẽ phát triển thầm lặng trong cơ thể. Do vậy việc duy nhất để biết được mỡ máu bao nhiêu là cao đó là đi xét nghiệm máu.

Các chuyên gia khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần. Chỉ số xét nghiệm máu được tính bằng mg/DL hoặc mmol/L.

3. Mỡ máu cao nên ăn gì?Chế độ ăn uống cùng sinh hoạt cực kỳ quan trọng đối với người bị mỡ máu cao. Để không có nguy cơ tăng mỡ máu trong cơ thể, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây mọng nước. Bởi trong rau và trái cây chứa nhiều vi chất và chất xơ tự nhiên giúp tiêu hóa thuận lợi, đặc biệt rất tốt cho máu. Một số thực phẩm có thể giúp làm giảm cholesterol như : Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, tỏi, chế phẩm từ đậu ...Nên bổ sung ăn thịt trắng thay vì thì đỏ, chẳng hạn như cá, mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa cá thay thịt, đặc biệt với người cao tuổi. Nên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để nấu ăn.

Để hạn chế sự tăng lượng cholesterol và triglycerid trong máu, nên hạn chế ăn đồ chiên/xào , nội tạng động vật [nhất là óc , thận , tim , gan], gạch cua , các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo; không nên ăn da gà, vịt, ngan. Không nên ăn nhiều đồ ngọt như mứt , kẹo , nước ngọt , kem... Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.

Không nên ăn nhiều đồ ngọt như mứt , kẹo , nước ngọt , kem ..


Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với sức khỏe và điều kiện bản thân. Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện cũng như có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với tình trạng của bản thân.

4. Xét nghiệm mỡ máu ở đâu?
Để chủ động trong việc phòng bệnh và chữa bệnh, mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế uy tín. Vậy nên xét nghiệm mỡ máu ở đâu?

Hiện nay ở hầu hết các cơ sở y tế cả tư nhân hay nhà nước đều có dịch vụ xét nghiệm mỡ máu. Việc của bạn là tìm cho mình một địa chỉ khám chữa mỡ tăng mỡ máu tin cậy và chất lượng.

Các rối loạn mỡ máu thường gặp, rối loạn này nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể sống. Trong các lipid là Cholesterol [ mỡ máu]

  Khi mức cholesterol không lành mạnh trong máu của bạn tăng cao so với mức bình thường, nó gọi là “ Cholesterol cao”

 Đây là căn bệnh nghiêm trọng gây ra xơ vữa động mạch, một sự tích lũy nguy hiểm của cholesterol trên thành động mạch [ tạo thành mảng xơ vữa ]. Những mảng xơ vữa này có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch, có thể gay biến chứng như: 

  • Đau ngực: Nếu các cung động mạch cấp máu cho cơ tim [ Động mạch vành] bị ảnh hưởng 

 gây đau ngực [ đau thắt ngực] và các triệu chứng khác của động mạch vành .

  • Đau tim : Nếu mảnh rách hoặc vỡ một cục máu đông gây hình thành ở mảng khu trú mảng bám chặn dòng chảy của mạch máu hoặc vi phạm tự do một động mạch ở hạ nguồn . Nếu dòng chảy tới một phần tim rồi dừng lại ,lúc đó sẽ có một cơn đau tim .

  • Đột quỵ : Tương tự như một cơn đau tim , nếu máu chảy tới một phần của bộ não bị chặn lại bởi một cục máu thì quá trình xảy ra đột quỵ càng lớn .

Hiện nay BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ đang sử dụng y học với các máy móc trang thiết bị chuẩn hóa để phòng ngừa và phát hiện các vấn đề rối loạn mỡ máu :

  • Triglycerid [0.46 -2.3 mmol/l ]

  • Cholesterol [2.5 -5.2 mmol/l ]

  • HDL-C  < 0.9mmol/l

  • LDL –C >3.6 mmol/l

Để người dân nhận biết mình có an toàn và có dấu hiệu rối loạn mỡ máu chưa được giải thích các cơ chế như sau :

  • Bác sỹ không được vội kết luận khi mới một lần xét nghiệm khi triglycerid ,cholesterol tăng mà kết luận ngay bệnh nhân rối loạn lipid máu  .Các xét nghiệm đó được xét nghiệm lại khi tư vấn hướng dẫn chế độ ăn chay và giảm dầu mỡ ,trứng ,đạm …..

  • Triglycerid > 2.5 mmol/l bệnh nhân nguy cơ rối loạn lipid máu : gồm các yếu tố gia đình, béo phì, do thứ phát.

  • Nếu triglycerid : 9-15 mmo;/l: có thể gây ra viêm tụy cấp hoại tử vì tụy có hệ thống mạch nhiều nhất trong cơ thể, mao mạch nhỏ. Viêm tụy xảy ra sau ăn, triglycerid cao làm cô đặc thành daxn đến máu không lưu thông được vào tụy làm tiểu năng tuyến tụy và hoại tử tổn thương.

  • Cholesterol toàn phần >6.0 mmol/l thì trạng thái nguy hiểm sẽ xảy ra mảng xơ vữa động mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp có khả năng gây tai biến.

  • HDL – C là cholesterol tốt có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol trong long mạch về gan để tổng hợp nên acid muối mật nhũ tương hóa lipid xuống tá tràng làm nhiệm vụ tiêu hóa .

HDL-C luôn có xu hướng tăng và có lợi cho cơ thể

Khi HDL –C < 0.9 mmol/l nguy cơ rối loạn lipid

+ Chỉ số: Chlesterol TP/HDL < 5 tốt càng nhỏ càng tốt, chỉ số này > 5 càng nguy hiểm

  • LDL-C là cholesterol xấu khi LDL-C < 3.4 mmol/l an toàn và > 3.4 mmol/l nguy cơ gây xơ vữa động mạch lớn

Để ngăn ngừa rối loạn và tạo thành mảng xơ vữa động mạch chúng ta cần có chế độ ăn và tập luyện hợp lý: 

  • Chế độ ăn: Giảm chế độ ăn nhiều đạm, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chiên rán, hạn chế ăn trứng, ăn chế độ nhiều chất xơ và rau xanh. Uống thực phẩm chức năng hỗ trợ

  • Chế độ vận động: Chơi thể dục thể thao thường xuyên, không hút thuốc lá.

Mỗi người dân nên có một lối sống lành mạnh hiểu cơ thể hơn bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh 3 đến 6 tháng/1 năm.
Khoa Xét Nghiệm BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA là một cơ sở khám chữa bệnh uy tín và chất lượng với trang thiết bị máy móc chuẩn hóa là điểm đến cho mọi người dân trên địa bàn thành phố.

Nguồn: Lê Thị Thanh


Chỉ số mỡ máu là thông số có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh rối loạn lipid máu. Thế nhưng, không phải người bệnh nào cũng biết cách đọc chỉ số này, nhất là khi chúng được thể hiện bằng ký hiệu trên các phiếu xét nghiệm. Vậy, chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì? – Bạn có thể tìm được đáp án trong bài viết này!

Chỉ số mỡ máu là gì?

Chỉ số mỡ máu là kết quả định lượng của các thành phần chất béo trong máu, bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, HDL cholesterol và triglyceride. Đây cũng là căn cứ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán về bệnh mỡ máu và đánh giá nguy cơ bệnh tiến triển thành các biến chứng tim mạch, đột quỵ.

Chỉ số mỡ máu là kết quả định lượng thành phần chất béo trong máu

Một bộ xét nghiệm mỡ máu tiêu chuẩn sẽ gồm 4 chỉ số đại diện cho 4 thành phần chất béo phân lập được từ máu, cụ thể:

  • Cholesterol toàn phần: Là định lượng tất cả các dạng tồn tại của cholesterol trong máu, bao gồm cả thành VLDL – một chất không nằm trong bộ xét nghiệm mỡ máu. Vì vậy, chỉ số này mặc dù vẫn được sử dụng nhưng lại không có nhiều ý nghĩa trong định hướng điều trị.
  • LDL [low-density lipoprotein] cholesterol: Được coi là một loại cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, chỉ số này được bác sĩ sử dụng để xây dựng phác đồ phù hợp giúp bệnh nhân dự phòng và giảm thiểu biến chứng do mỡ máu gây ra.
  • HDL [high-density lipoprotein] cholesterol: Là một cholesterol tốt giúp chống xơ vữa mạch máu. Những người có chỉ số HDL ổn định sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Triglyceride: Thúc đẩy hình thành các bệnh: tim mạch, viêm tụy cấp và u vàng da. Vậy nên, bác sĩ thường dựa vào kết quả định lượng triglyceride để đưa ra phương án dự phòng cho các bệnh lý trên, nhất là với viêm tụy cấp – một bệnh lý thường gặp khi triglyceride tăng.

Chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì?

“Chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì?” là thắc mắc của nhiều người. Bởi lẽ, đa số người bệnh đều không phân biệt được các chỉ số mỡ máu và chỉ số khác trong phiếu kết quả xét nghiệm. Nguyên nhân là do các chỉ số thường không được ghi tên gọi đầy đủ. Thay vào đó, các bệnh viện quy định sử dụng ký hiệu để đơn giản hóa thông tin và tránh nhầm lẫn.

Các chỉ số xét nghiệm máu thường không ghi tên gọi đầy đủ

Đối với xét nghiệm mỡ máu, các chỉ số mỡ máu được ký hiệu như sau:

  • Cholesterol toàn phần: Ký hiệu là “Cholesterol toàn phần”. Ngưỡng bình thường của chỉ số này là < 5.2 mmol/ L
  • HDL-cholesterol: Ký hiệu là “HDL-c”. Chỉ số HDL-cholesterol bình thường khi < 3.4 mmol/ L
  • LDL-cholesterol: Ký hiệu là “LDL-c”. Chỉ số này được coi là bình thường khi nó ≥ 0.9 mmol/ L
  • Triglyceride: Ký hiệu là “Triglyceride [Máu] “. Triglyceride máu được coi là bình thường khi < 2.26 mmol/ L

Tùy vào từng bệnh viện mà trước các ký hiệu chỉ số mỡ máu có thể thêm từ “Định lượng” hoặc không. Khi bạn có bất kỳ thành phần nào trong bộ xét nghiệm mỡ máu vượt ngưỡng bình thường đều sẽ được chẩn đoán bị rối loạn mỡ máu [hoặc rối loạn lipid máu].

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? 

Yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Mỡ máu là những thành phần chất béo trong máu được tạo ra bằng cách: bổ sung qua thức ăn và cơ thể tổng hợp. Bởi lẽ đó, các xét nghiệm mỡ máu có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Những người mới ăn thực phẩm giàu cholesterol trước khi xét nghiệm có thể khiến cholesterol máu tăng dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai.

Phụ nữ mang thai thường có chỉ số triglyceride cao hơn bình thường

Ngoài ra, xét nghiệm mỡ máu cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:

  • Mùa: Nghiên cứu cho thấy lượng mỡ trong máu ở mùa đông thường cao hơn mùa hè khoảng 8%.
  • Độ tuổi: Những người trên 45 tuổi thường có chỉ số cholesterol cao hơn người bình thường. Tình trạng này cũng xảy ra ở người cao huyết áp.
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc tăng huyết áp, thuốc trị bệnh tim, thuốc lợi tiểu và thuốc trị đái tháo đường có thể khiến chỉ số mỡ máu tăng cao hơn bình thường.
  • Có thai: Phụ nữ có thai thường có chỉ số triglyceride máu cao hơn bình thường.
  • Tư thế lấy máu: Ở tư thế ngồi, nồng độ cholesterol thường thấp hơn 5% so với khi lấy máu ở tư thế đứng. Nồng độ giảm xuống 10 – 15% khi lấy máu ở tư thế nằm.
  • Cơ sở vật chất: Hóa chất xét nghiệm hết hạn hoặc thiết bị kiểm tra không đạt cũng là nguyên nhân gây sai lệch kết quả xét nghiệm mỡ máu.

Để tránh sai lệch trong xét nghiệm mỡ máu, bạn nên thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện lớn. Những địa điểm này thường có đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được những sai lầm không đáng có. Ngoài ra, địa điểm uy tín thường kèm theo chất lượng dịch vụ tốt giúp bạn có tâm lý thoải mái trong thời gian thăm khám.

Lưu ý trước khi xét nghiệm mỡ máu

Uống đủ nước giúp đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm mỡ máu

Để hạn chế tối đa sai lệch, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu:

  • Nhịn ăn: Trong thời gian từ 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Lý do là những thực phẩm chứa nhiều lipid hay thực phẩm khiến đường máu tăng có thể làm tăng lipid máu khiến kết quả xét nghiệm bị sai.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp thể nồng độ các chất trong máu ổn định. Mặt khác, bổ sung đủ nước cũng giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi do phải nhịn đói.
  • Xét nghiệm vào buổi sáng: Thời điểm tốt nhất là 6 – 8 giờ sáng. Đây là lúc các chất trong máu ổn định nhất. Bên cạnh đó, lấy máu vào buổi sáng cũng giúp thời gian nhịn đói của bạn trôi qua nhanh chóng và thoải mái hơn.
  • Lưu ý khác: Bạn không nên uống sữa, nước ngọt, cà phê hay uống thuốc chữa bệnh, hút thuốc trước khi xét nghiệm. Nếu bắt buộc phải dùng một loại thuốc nào đó, bạn hay thông báo cho bác sĩ thông tin này.

Xét nghiệm chỉ số mỡ máu được bác sĩ chỉ định sau khi khám lâm sàng. Bằng cách này, bác sĩ có thể giúp bạn tầm soát được các vấn đề sức khỏe khác ngoài tình trạng rối loạn mỡ máu.

☛ Tham khảo đầy đủ ở bài viết: Xét nghiệm mỡ máu

Ổn định chỉ số mỡ máu bằng thảo dược

Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng, hoang mang khi biết chỉ số xét nghiệm mỡ máu của mình là bất thường. Điều điều này là dễ hiểu bởi rối loạn lipid máu có thể là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Dùng thảo dược kiểm soát mỡ máu được nhiều chuyên gia ủng hộ

Để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên dùng các loại thảo dược để ổn định chỉ số mỡ máu. Thảo dược có độ an toàn cao, lành tính và không gây tác dụng phụ. Vì vậy, bạn có thể yên tâm dùng trong thời gian dài. Mặt khác, nếu lựa chọn đúng thảo dược, tình trạng rối loạn mỡ máu của bạn có thể kiểm soát một cách nhanh chóng.

Xạ đen – giảo cổ lam – bụp giấm là công thức thảo dược giảm mỡ máu hiệu quả

Điển hình như công thức thảo dược gồm: Xạ đen – giảo cổ lam – bụp giấm của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam đã được chứng minh là có tác dụng kiểm soát mỡ máu tương đương với các thuốc tân dược phổ thông trên thị trường [như Atorvastatin liều 50mg/kg]. Cụ thể, chế phẩm từ ba loại thảo dược này giúp:

  • Giảm 41,37% chỉ số cholesterol toàn phần
  • Giảm 27,7% chỉ số LDL-cholesterol
  • Tăng 9,87% chỉ số HDL-cholesterol
  • Giảm 41,63% chỉ số Triglycerid

Đây được xem là “công thức vàng” dành cho những người rối loạn mỡ máu. Cũng bởi vậy, công thức thảo dược của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam nhanh chóng được Dược phẩm Thái Minh – Một trong những đơn vị Dược phẩm hàng đầu trong nước chọn lựa độc quyền để phát triển sản phẩm FREMO.

FREMO được phát triển từ công từ công thức thảo dược của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam

TPBVSK FREMO có thành phần chủ chốt là bộ ba thảo dược: Xạ đen – giảo cổ lam – bụp giấm được bào chế theo đúng tỷ lệ và phương pháp được chuyển giao từ Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được phối hợp thêm một số cao dược liệu khác như: cao nga truật, cao hoàng bá, cao táo mèo. Sự kết hợp này giúp FREMO không chỉ có tác dụng ổn định chỉ số mỡ máu mà còn tăng cường bảo vệ tim mạch, hạn chế biến chứng do mỡ máu gây ra.

Theo nhãn hàng chia sẻ, bạn chỉ cần dùng từ 2 – 4 viên/ ngày và liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ thấy chỉ số mỡ máu được cải thiện đáng kể. Hiệu quả của sản phẩm được cam kết bằng chính lời hứa hoàn tiền 100% nếu không có chỉ số mỡ máu nào cải thiện sau 2 tháng dùng sản phẩm. Đây được coi như lời tuyên ngôn về trách nhiệm mà nhãn hàng dành cho chính những bệnh nhân của mình.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: Chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì?. Bên cạnh đó, bài viết cũng mong muốn cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số mỡ máu và cách kiểm soát chúng ở ngưỡng an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xoay quanh chủ đề này, bạn có thể để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chính xác.

Tài liệu tham khảo:

//medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-mo-mau-la-gi-chi-so-mo-mau-bao-nhieu-la-binh-thuong-s58-n14541

//www.tuyenlab.com/2016/03/cac-yeu-to-anh-huong-en-ket-qua-xet.html

Video liên quan

Chủ Đề