Tại sao phải thực hiện đoàn kết quốc tế

Tìm hiểu tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác Hồ:

  • 1. Sự hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh
  • 1.1 Đồng cảm với nhân dân lao động và các dân tộc cùng cảnh ngộ
  • 1.2 Sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa
  • 2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
  • 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ quốc gia
  • 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao
  • 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong việc duy trì quan hệ với các nước láng giềng

1. Sự hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh

1.1 Đồng cảm với nhân dân lao động và các dân tộc cùng cảnh ngộ

Ra đi từ bến Nhà Rồng tháng 6-1911, 10 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành đã tới nhiều nước thuộc địa cũng như nhiều nước tư bản chủ nghĩa, ở cả châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Qua những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, chủ nghĩa yêu nước ở Người có những biến chuyển mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Người đã đưa ra kết luận quan trọng: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tìnhhữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản". Kết luận trên vô cùng quan trọng, là khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới.

Cũng từ quá trình 10 năm trải nghiệm thực tiễn ở nhiều nước, Nguyễn Ái Quốc cũng rút ra kết luận rằng: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập... họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”. Vì vậy, Người chỉ ra sự cần thiết của việc xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị đọa đày, đau khổ. Người kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa Pháp rằng: "Chúng tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tôi trong nhiệm vụ đó, vì các bạn và chúng tôi, chúng ta cùng chung một lợi ích… Mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh".

1.2 Sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa

Là người dân từ một nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc thấy được khả năng tiềm tàng của sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh của họ. Vì vậy, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, một mặt Người nhấn mạnh tư tưởng phải "lấy sức ta mà giải phóng cho ta", mặt khác Người kêu gọi phải tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ và phối hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranh của vô sản ở chính quốc với vô sản ở thuộc địa, như hai cái cánh của một con chim. Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Người luôn luôn nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Người viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi".

Để thực hiện sự đoàn kết giữa nhân dân lao động chính quốc và nhân dân lao động thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân ở chính quốc phải có hiểu biết đúng về thuộc địa và có sự giúp đỡ thiết thực đối với những người anh em thuộc địa. Trên tinh thần đó, Người đã nghiêm khắc phê phán một số Đảng Cộng sản chưa có chính sách và hành động tích cực giúp đỡ các thuộc địa. Trong thời gian ở nước ngoài, Người đã tham gia tích cực phong trào cách mạng của công nhân Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc... từng bước xây dựng nhiều tổ chức quốc tế như: Hội Liên hiệp thuộc địa [1921], Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông [1925]... là nhà cách mạng hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế III, các Quốc tế Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ... thường xuyên mở rộng với nhiều chính khách, các nhà hoạt động xã hội... Tất cả hoạt động nói trên của Người đều hướng vào mục tiêu tăng cường thêm bạn bè, đồng chí cho cách mạng Việt Nam.

Qua những phân tích trên ta có thể thấy, một trong những đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ này là quan điểm về đoàn kết quốc tế, mà trước hết là sự cần thiết phải liên minh các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng của chính dân tộc mình.

>> Xem thêm: Bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em.Đoàn kết quốc tế là nhân tố bảo đảm sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội cũng như thắng lợi của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới.

Người khẳng định: “Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới. Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sựđoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước cóý nghĩa quan trọng bậc nhất”.

Nhằm đạt được thắng lợi cuối cùng ấy, Người yêu cầu cách mạng vô sản thế giới, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết như anh em một nhà. Người luôn tâm niệm:

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em”

Muốn làm được như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, lệch lạc như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh, giáo điều,…

Cùng với quan điểm về đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh còn chủ trương đoàn kết với tất cả các dân tộc, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trước và sau khi tuyên bố độc lập, trên cương vị người đứng đầuChính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lầngửi điện, thư đến nguyên thủ các nước như Tổng thống Truman [ Hoa Kỳ], Tưởng Giới Thạch [Trung Hoa] và Nguyên soái Stalin [Liên Xô] bày tỏ quan điểm ngoại giao, mở rộng quan hệ với các nước, nhất là các cường quốc để tranh thủ công nhận địa vị pháp lý của nước Việt Nam độc lập, qua đó xác lập vị thế chủ nhà trong việc giao tiếp với các thế lực bên ngoài, bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa non trẻ vừa mớiđược thành lập.

>> Xem thêm: Phân tích về nguồn gốc, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ đã ra “Thông cáo về chính sáchđối ngoại” khẳng định mục tiêu phấn đấu cho “nền độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn” mà tư tưởng cơ bản là thân thiện và hợp tác với tất cả các nước, từ các nước Đồng minh, các nước láng giềng, các dân tộc đang đấu tranh giải phóng cho đến nhân dân Pháp, kể cả kiều dân Pháp đều được bảo đảm sinh mệnh và tài sản nếu họ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Tìnhđoàn kết quốc tế cao cả theo Người cònđược thể hiện đậm nét trong mối tìnhđoàn kết keo sơn gắn bó, đặc biệt giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Ba nước trên bán đảo Đông Dương có đoàn kết chặt chẽ thì mớiđánh thắng kẻ thù xâm lược, Người khẳng định: “Sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đoàn kết chặt chẽ nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tìnhđoàn kết quốc tế cao đẹp cònđược thể hiện đậm nét ở tìnhđoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới. Ngay trong những năm đầu kháng chiến ác liệt, Người cùng với Trung ương Đảng tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân Pháp.Người cũng viết nhiều bức thư, gửi những lời nhắn nhủ đến nhân dân Mỹ để làm rõ tính chất xâm lược của đội quân viễn chinh Mỹ, nêu bật tính chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục trái tim nhân dân thế giới,đi vào lòng người, tạo nên sức mạnh tinh thần ủng hộ Việt Nam. Tổng kết thành quả của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ quốc gia

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính làm nền tảng để mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát triển bền vững và không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc

Năm 1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài về quan niệm độc lập của Việt Nam, Hồ Chí Minh nói rõ: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”.

Các quốc gia, dân tộc trên thế giới đang tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác cùng phát triển trong hòa bình và hữu nghị. Chiến tranh, xung đột cục bộ vẫn xảy ra, chủ nghĩa khủng bố và những hành vi tàn ác chà đạp quyền sống của con người. Đặc biệt, thái độ “lớn ép nhỏ”, lợi ích và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã kéo theo các hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của nước khác, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Trong đó, những phức tạp ở Biển Đông đã,đang và tiếp tục gây phức tạp, đe dọa đến hòa bình, ổn định của Việt Nam và các nước trong khu vực.Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao

>> Xem thêm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện như thế nào ?

Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tếlà cơ sở lý luận quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻđứng trước muôn vàn thử thách, cùng một lúc phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trong thời khắcngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo sử dụng ngoại giaođa phương để phục vụ mục tiêu của cách mạng. Thông cáo về Chính sách ngoại giao do Hồ Chí Minhký ngày 3-10-1945 thể hiện quanđiểm đối ngoại thân thiện và thành thực hợp tác trên lập trường bìnhđẳng, tương ái; tôn trọng nền độc lập của Việt Nam, hữu nghị, hợp tác và bìnhđẳng; đối với các dân tộc nhược tiểu trên toàn cầu thì thân thiện, hợp tác chặt chẽ.

Có thể thấy rằng, tư duy đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của nước ta được hình thành từ rất sớm. Ngay từ tháng 6-1947, trả lời nhà báo Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn của Việt Nam làlàm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai.Nhờ chính sách ngoại giao đa phương hóa quan hệ, ngoại giao Việt Nam đã pháđược thế bị bao vây, cô lập, cấm vận, khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến của chính quyền cách mạng ở khu vực và trên thế giới. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đến giai đoạn đất nước bước vào công cuộc đổi mới, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và đoàn kết quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã tranh thủđược sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước và phục vụ đắc lực vào cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong việc duy trì quan hệ với các nước láng giềng

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế để tạo ra môi trường quốc tế hòa bình, ổn định,hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển đất nước

Để xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển tốtđẹp, theo Hồ Chí Minh các dân tộc cần xích lại gần nhau, thông qua tiếp xúc, trao đổi để hiểu biết nhau hơn, tin cậy nhau, cùng nhau giải quyết các xung đột. Người luôn tâm niệm: “với một sự tin cẩn lẫn nhau, những dân tộc tự do và bìnhđẳng vẫn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhất” và “Thế giới hòa bình có thể thực hiệnđược nếu các nước trên thế giới, nhất là những nước lớn, đều sẵn sàng giải quyết những xích mích giữa các nước bằng thương lượng”[6].

Bằng những cố gắng không mệt mỏi của mình, Người đã sáng lập ra các tổ chức quốc tế,đoàn kết các dân tộc đấu tranh vìđộc lập, tự do vào những năm 20 của thế kỷ XX. Tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh về giải quyết những bất đồng trong quan hệ quốc tế là lấy hữu nghị thay cho hận thù, đối thoại thay cho đối đầu, hòa bình thay cho chiến tranh, luôn mong muốn tình hữu nghị, hòa bình, sự hợp tác thân thiện giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các nước trên thế giới.

Trong bối cảnh thế giới, khu vực và đất nước có nhiều biến đổi, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận vững chắc, lâu dài cho cách mạng Việt Nam về kếthợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

>> Xem thêm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Video liên quan

Chủ Đề