Uống trà hoa hòe có tốt không

Cây hoa hòe là một cây thuốc quý và được trồng rất phổ biến ở các vùng nước ta. Một bộ phận của cây hoa hòe được sử dụng trong chữa bệnh rất nhiều đó chính là nụ hoa. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh từ nụ trà hoa hòe sấy khô. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu thêm về loại cây này nhé!

1. Cây hoa hòe là gì?

Cây hoa hòe trong tiếng anh gọi là Sophora japonica Linn. Ngoài ra nó còn được gọi bằng các tên khác như Hòe Thực [Bản Kinh], Hòe Nhụy [Bản Thảo Đồ Kinh], Hòe nhụy [Bản Thảo Chính], Thái dụng [Nhật Hoa Tử Bản Thảo], Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ [Hòa Hán Dược Khảo], Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp [Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển].

Cây hoa hòe có nguồn gốc từ khu vực Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Đây là một cây to cao khoảng 5-6m với lá mọc so le, hoa mọc thành bông màu vàng trắng, tán cây lại rộng bóng mát nên thường được dùng để làm cảnh. Đối với cây hoa hòe, mùa hoa xuất hiện vào các tháng 7, 8, 9 trong năm.

Cây hoa hòe không chỉ đẹp mà hoa của cây còn được coi là vị thuốc nam rất tốt. Từ xưa hoa của cây đã được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Đặc trưng của hoa hòe có vị đắng nhẹ, có mùi thơm. Nụ hoa của cây khi chưa nở thường được người ta dùng để phơi hoặc sấy khô. Việc phơi hoặc sấy khô nụ hoa hòe với mục đích làm thuốc để trị một số loại bệnh, bên cạnh đó có thể sử dụng để pha trà uống để thanh nhiệt, giải độc.

2. Những tác dụng chữa bệnh từ nụ trà hoa hòe sấy khô

Theo các nghiên cứu của Đông y, trà hoa hòe có tính bình, vị đắng. Nụ hoa hòe có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh viêm gan siêu vi B, C, ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa yếu, suy nhược cơ thể.

Nụ trà hoa hòe tốt cho tim mạch: Trong nụ trà hoa hòe sấy khô có chất oxymatrine, chất này giúp bảo vệ và cải thiện chức năng của tim, hình thành quá trình thúc đẩy các mạch máu và hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Nụ trà hoa hòe chữa bệnh trĩ: Trong nụ trà hoa hòe sấy khô có chất troxerutin và oxymatrine. 2 chất này vừa giúp vận mạch, vừa giúp giảm sưng các mạch máu suy yếu. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ, việc dùng nụ trà hoa hòe sấy khô để chữa bệnh trĩ sẽ có tác dụng hơi chậm, người dùng cần phải thật sự kiên trì sử dụng nụ trà và kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen tập luyện hàng ngày.

Nụ trà hoa hòe giúp ngủ ngon: Nụ trà hoa hòe sấy khô có tính thanh nhiệt, an thần vì thế giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ, vì thế chúng được sử dụng như một cách để cải thiện giấc ngủ.

Nụ trà hoa hòe giúp trị cao huyết áp và các bệnh xuất huyết: Nụ trà hoa hòe được sử dụng như một biện pháp giúp giảm huyết áp bởi chúng có chứa hoạt chất rutin - một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch, điều trị cao huyết áp, mang lại hiệu quả trong các trường hợp chảy máu cam và đại tiện ra máu.

Nụ trà hoa hòe hỗ trợ giảm cân: Trong thời đại ngày nay, nụ trà hoa hòe còn được người dùng xem là một phương pháp giảm cân an toàn. Nụ trà hoa hòe không những làm giảm lượng mỡ trong máu mà còn góp phần kiểm soát sự trao đổi chất, giảm lượng chất béo trong gan.

Trà hoa hòe khô tác dụng giảm giãn tĩnh mạch: Tăng cường lưu thông máu, giản tiệu chứng suy giảm giãn tĩnh mạch, ứ máu tĩnh mạch, chuột rút, căng cức, ngứa chân khi uống trà hoa hòe sao vàng mỗi ngày tăng khả năng chống viêm, ngăn ngừa tụ máu, làm lưu thông máu tới các ổ khớp, tăng tính linh hoạt cho các khớp ở chân và tay.

3. Một số bài thuốc trị bệnh từ hoa hòe

Chữa các loại xuất huyết như đi ngoài ra máu: Dùng hoa hòe [sao qua] 10-15g hoặc dùng quả hòe 8-12g  sắc uống. Hoặc dùng hoa hòe 20g và địa du 10g [sao đen], diếp cá 12g, nước 300ml sắc còn 200ml uống.

Chữa huyết áp tăng, thần kinh suy nhược, khó ngủ: Dùng hòe hoa và hạt muồng mỗi thứ bằng nhau sao kỹ tán bột, mỗi lần uống 5g, 3-4 lần/ngày hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm uống thay chè.

Chữa sốt xuất huyết khi sốt đã lui mà còn xuất huyết nhẹ: chảy máu dưới da hay trẻ em hay bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, khó ngủ cũng dùng hòe hoa và hạt muồng sao tán bột ngày dùng 10-20g hoặc sắc quả hòe 10g uống.

Chữa trị sưng đau: Quả hòe phối hợp với khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.

4. Đối tượng sử dụng trà hoa hòe phù hợp nhất

Bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não

Người bình thường nên sử dụng để ngăn chặn tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, tốt cho hệ tim mạch

Lưu ý: Người hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát không nên sử dụng, huyết áp thấp nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.

Trên đây là một số tác dụng chữa bệnh từ nụ trà hoa hòe sấy khô, hy vọng sau bài viết này các bạn có thể áp dụng trà hoa hòe trong chữa bệnh một cách hợp lý và cải thiện được sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.

Chủ Đề