Uống sữa sau bao lâu thì uống nước cam

Cam là trái cây chứa nhiều nước và các loại chất dinh dưỡng như vitamin C, acid citric, glucose… có thể đáp ứng nhiều nhu cầu cơ bản của cơ thể con người tuy nhiên, khi uống nước cam, bạn cần tránh những trường hợp dưới đây để tránh gây hại.

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh: Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. 

Uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hoá, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp, nếu ăn cam nó thể thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh việc chuyển đổi cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.  

Đồng thời, ăn cam thích hợp cũng có thể làm tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn cam không đúng cách nó có thể mang lại tác hại cho cơ thể. Dưới đây là 5 điều chú ý khi ăn cam:

Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày: Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. 

Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi. 

Uống nước cam ngay sau khi ăn: Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. 

Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Uống nước cam vào buổi tối: Không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

Không ăn cam và củ cải cùng nhau: Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". 

Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit. Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ. 

Không uống sữa khi ăn cam: Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… 

Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ. 

Trên thực tế, cam và các loại trái cây cùng họ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, vẫn có nhiều thắc mắc không biết liệu mẹ sau sinh có nên ăn hoặc uống nước cam ép được không? Để biết câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Sữa mẹ được ví như là “kho tàng” chất khoáng và vitamin thiết yếu cần cho sự phát triển của trẻ. Những dưỡng chất này góp phần bảo vệ cơ thể bé chống lại các tác nhân gây bệnh dị ứng và các vấn đề tiêu hóa, hô hấp, nhiễm trùng. Theo đó, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến nguồn dinh dưỡng có trong dòng sữa nuôi con.

Mặc dù vô cùng bổ dưỡng, thế nhưng cũng không ít hoài nghi về vấn đề mới sinh có được ăn hoặc uống nước cam hay không? Nhiều mẹ cho rằng việc tiêu thụ cam, cũng như các loại trái cây cùng họ khiến trẻ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Hãy để Hello Bacsi gỡ rối giúp bạn thắc mắc này nhé!

Giải đáp mẹ sau sinh ăn hay uống nước cam được không

Bạn đang băn khoăn không biết sau sinh uống nước cam được không? Nếu vẫn loay hoay với thắc mắc mới sinh được ăn hoặc uống nước cam hay không, hay cho con bú uống nước cam được không, thì câu trả lời là “rất nên”. Về lý thuyết, hầu hết chúng ta đều cần bổ sung vitamin C mỗi ngày. Và cam lại là nguồn cung cấp lý tưởng dưỡng chất này, cũng như tăng cường năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, một lợi ích ít người biết về vitamin C là giúp cơ thể hấp thụ tối ưu sắt trong thức ăn. Vậy nên, đối với vấn đề bà đẻ uống nước cam được không, sau sinh có được uống nước cam không, thì sau khi sinh được vài tháng, bạn nên tiêu thụ cam suốt giai đoạn cho con bú.

Mẹ sau sinh uống nước cam được không hay sau sinh ăn cam được không? Tuy nhiên, lưu ý là trong vài tháng đầu mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, bé yêu có thể nhạy cảm với các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam. Những axit này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé khiến bé yêu dễ mắc các chứng đầy hơi hay quấy khóc. Đôi khi, trẻ có thể mắc chứng hăm tã vì da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích với lượng axit tự nhiên có trong các loại trái cây họ cam. Vậy, sau sinh bao lâu được uống nước cam hay sinh xong bao lâu thì được uống nước cam? Vì những lý do vừa được đề cập, bạn nên đợi đến khi con được ít nhất 6 tháng mới nên uống nước cam song song với việc duy trì sữa mẹ.

Bạn có thể xem thêm:

Triệu chứng cho thấy bé bú mẹ không dung nạp được cam khi mẹ sử dụng loại quả này

Bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề bà đẻ ăn cam được không hay mẹ cho con bú uống nước cam được không. Tuy nhiên, trong suốt thời gian ăn hoặc uống nước cam, nếu nhận thấy bé tỏ ra khó chịu thì mẹ nên thử áp dụng một vài biện pháp gợi ý sau đây:

  • Kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân: Bạn cần kiểm tra để xác định xem cam có phải là nguyên nhân thật sự để từ đó ngưng sử dụng cam và chú ý theo dõi các phản ứng của bé. Nếu nhận thấy bé có những thay đổi trong vòng vài giờ sau khi bạn cho bú, như: bé đi phân không tốt, bạn nên cắt giảm lượng cam sử dụng cho đến khi đường ruột của bé phát triển hoàn thiện.
  • Điều chỉnh lượng cam sử dụng: Giảm số lượng cam mà bạn dùng mỗi ngày và dành nhiều thời gian quan sát các biểu hiện của bé yêu hơn. Nếu bé yêu vẫn còn phản ứng với cam thì mẹ nên ngưng sử dụng một thời gian và tiếp tục theo dõi hệ tiêu hóa của bé.
  • Thay thế loại trái cây khác: Bạn hãy thay thế cam bằng quả dâu hoặc một số loại rau có nhiều lá. Ngững nguồn thực phẩm này đảm bảo bổ sung cho mẹ đầy đủ lượng vitamin C cần thiết. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bé nhạy cảm với cam để tránh bất kỳ sự mất cân bằng dinh dưỡng nào cho cả mẹ và bé.

Mẹ ăn cam có phải là nguyên nhân khiến con bị chướng bụng?

Nếu bé yêu của bạn bị đầy hơi, khó chịu hay nôn ói thì điều này không hoàn toàn do việc bạn dùng cam trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đôi khi, hệ tiêu hóa của bé có thể quá nhạy cảm với bất kì loại thức ăn nào mà bạn ăn trong thời kỳ cho con bú nên khiến trẻ bị chướng bụng. Vì vậy, bạn không nên lo lắng quá về khẩu phần ăn của bản thân cũng như cắt giảm toàn bộ lượng cam hằng ngày của bạn. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu thêm nguyên nhân gây ra các triệu chứng này của bé nhé.

Bạn có thể xem thêm:

Mách bạn cách giải quyết chứng đầy hơi ở trẻ

Để giảm bớt những vấn đề về đầy hơi ở trẻ, các mẹ có thể thử một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Gập chân của trẻ ép lên vùng dạ dày [như động tác đạp xe]
  • Sử dụng Ferula assa-foetida pha với nước rồi thoa lên rốn của bé
  • Tắm cho bé bằng nước ấm.

Bạn có thể xem thêm:

Hy vọng rằng bài viết trên đã cho bạn lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc mẹ sau sinh có nên ăn hay uống nước cam được không. Vấn đề dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú là rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý theo dõi các phản ứng của hệ tiêu hóa ở trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời nhé.

Chủ Đề