Hộ chiếu không gắn chip điện tử là gì

Bộ Công an đã bắt đầu triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông mẫu mới không gắn chíp điện tử từ ngày 1/7/2022, và dự kiến sẽ cấp loại gắn chip vào quý IV/2022.

Hộ chiếu gắn chip và không gắn chip khác gì nhau?

Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đã bắt đầu triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông mẫu mới [không gắn chíp điện tử] cho công dân từ ngày 1/7/2022. Ngay những ngày đầu tiên cấp Hộ chiếu phổ thông mẫu mới, lượng người đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh địa phương đã tăng đột biến.

Để tránh lãng phí thời gian chờ đợi, Cục Quản lý xuất nhập cảnh khuyến khích công dân chủ động khai tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, dichvucong.bocongan.gov.vn. Khi đó công dân không phải đến trực tiếp cơ quan xuất nhập cảnh để xếp hàng nộp tờ khai, chụp ảnh...

Bộ Công an đã bắt đầu triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông mẫu mới không gắn chíp điện tử từ ngày 1/7/2022 [Nguồn ảnh: xuatnhapcanh.gov.vn].

Đáng chú ý là về mặt pháp lý, hộ chiếu mẫu mới không gắn chip hay gắn chip đều có giá trị như nhau. Đến khi có hộ chiếu gắn chip, công dân không phải đi đổi mà yên tâm dùng mẫu đang được cấp; khi hết thời hạn mới phải đi đổi hộ chiếu gắn chip.

Khi nào có hộ chiếu gắn chip?

Theo thông tin hiện nay, với các mẫu Hộ chiếu ngoại giao, công vụ, phổ thông gắn chíp điện tử, Bộ Công an dự kiến sẽ cấp phát cho công dân vào quý IV/2022. Tất nhiên đến thời điểm đã cấp hộ chiếu gắn chip, người dân nên lựa chọn loại này.

Mẫu gắn chip sẽ nâng mức bảo mật, tích hợp thêm nhiều thông tin và tính năng. Cụ thể, khi quét hộ chiếu gắn chip sẽ ra hết thông tin mà không cần kiểm tra toàn bộ 50 trang như của hộ chiếu không gắn chip.

Hộ chiếu gắn chip là chủ trương về lâu về dài, và hướng tới sẽ phổ cập hộ chiếu gắn chip cho công dân Việt Nam.

Cách đây không lâu, Bộ Công an đã ban hành Thông tư về mẫu hộ chiếu gắn chip mới, mẫu hộ chiếu này đang được áp dụng cấp cho người dân hiện nay với nhiều ưu điểm so với mẫu hộ chiếu thông thường. Vậy, hộ chiếu gắn chip là gì? Người dân có bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu gắn chip không?

Mục lục bài viết

  • Hộ chiếu gắn chip là gì? Được áp dụng từ khi nào?
  • Hộ chiếu gắn chip có gì mới so với hộ chiếu thông thường?
  • Có bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu gắn chip không?
  • Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi làm hộ chiếu gắn chip?
  • Trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu gắn chip ra sao?

Hộ chiếu gắn chip là gì? Được áp dụng từ khi nào?

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân [theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019].

Theo đó, mẫu hộ chiếu gồm hộ chiếu gắn chip và hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Với mẫu hộ chiếu gắn chip, theo Thông tư 73/2021 của Bộ Công an nêu rõ, mẫu hộ chiếu này đã chính thức được áp dụng từ ngày 14/8/2021.

Hộ chiếu gắn chip điện tử là loại hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

Tương tự như hộ chiếu không gắn chip, hộ chiếu gắn chip được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Đặc biệt, với công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Hộ chiếu gắn chip là gì? Có bắt buộc đổi sang hộ chiếu gắn chip không? [Ảnh minh họa]


Hộ chiếu gắn chip có gì mới so với hộ chiếu thông thường?

Theo Thông tư 73/2021, hộ chiếu gắn chip có đặc điểm về hình thức, kỹ thuật như sau:

- Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

- Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

- Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: Tiếng Việt và tiếng Anh;

- Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;

- Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 [ID-3]: 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

- Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

- Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

- Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

- Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

- Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Có thể thấy, điểm đặc biệt ở mẫu hộ chiếu mới là có biểu tượng chíp điện tử gắn ở mặt ngoài trang bìa hộ chiếu.

Có bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu gắn chip không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi chính thức áp dụng mẫu hộ chiếu gắn chip.  Về vấn đề này, tại Điều 6 Thông tư 73/2021/TT-BCA nêu rõ:

Điều 6. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2021.

2. Các ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành đã cung cấp cho các cơ quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa cấp hết thì được tiếp tục sử dụng, chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2022 phải thực hiện thống nhất theo mẫu hộ chiếu, giây thông hành quy định tại Thông tư này.

3. Hộ chiếu, giấy thông hành đã được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành.

Như vậy, theo quy định trên, hộ chiếu gắn chip được áp dụng từ ngày 14/8/2021, trong đó hộ chiếu đã được cấp trước ngày 01/01/2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành.

Điều này có nghĩa, trường hợp người dân đã được cấp hộ chiếu trước ngày 01/01/2022 thì vẫn tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn mà không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu gắn chip.

Khi làm thủ tục xin cấp hộ chiếu gắn chip, cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ sau:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông;

- 02 ảnh 4x6 chụp không quá 06 tháng;

- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp bị mất hộ chiếu, phải có đơn trình báo mất hộ chiếu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.

- Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử từ lần thứ hai hoặc lần đầu nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an:

+ Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

+ Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.


- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: Cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông; yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí.


- Trường hợp hồ sơ thiếu, không hợp lệ: Hướng dẫn để người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông hoàn chỉnh hồ sơ.


Bước 3: Nhận kết quả.


Trên đây là giải đáp về hộ chiếu gắn chip. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Hộ chiếu có gắn chip điện tử [e-passport] là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

Từ ngày 01/7/2020, nhiều loại hộ chiếu sẽ được gắn chíp điện tử. Đây là nội dung trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 vừa được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2019.

Theo đó, Luật quy định hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người được cấp. Được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Với những người dưới 14 tuổi, hộ chiếu phổ thông sẽ không gắn chíp điện tử.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Các loại hộ chiếu sẽ được gắn chíp điện tử bao gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao

– Hộ chiếu công vụ

– Hộ chiếu phổ thông.

Hộ chiếu có gắn chip điện tử là gì?

Các thông tin có trong hộ chiếu điện tử.

Hộ chiếu có gắn chip điện tử [e-passport] là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Hộ chiếu điện tử sử dụng công nghệ thẻ thông minh không chạm, gồm có một chíp vi xử lý [chíp máy tính] và ăng-ten [vừa để trữ năng lượng cho chíp và cho việc trao đổi thông tin] được gắn ở bìa trước hoặc bìa sau, hoặc trang giữa, của hộ chiếu. Các thông tin quan trọng của hộ chiếu được in trên cả trang dữ liệu lẫn được lưu trữ trong chíp.

Theo chia sẻ của tạp chí du lịch AFAR, chip điện tử sẽ lưu trữ những dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân của người dùng [họ, tên, địa chỉ…], cùng với thông tin sinh trắc học [vân tay, mống mắt…] và chữ ký điện tử. Bộ phận quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra những thông tin này để xác thực hộ chiếu không bị giả mạo hay đánh tráo.

“Phương thức truy cập thông tin trên chip điện tử của hộ chiếu tương tự như cách chúng ta dùng máy ATM. Bạn đưa thẻ vào, sau đó nhập mã PIN mới có thể rút tiền”, ông Michael Holly, Giám đốc Phòng Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chia sẻ với AFAR.

Để làm được hộ chiếu điện tử thì cần phải có những gì?

Quy định mới nêu rõ người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu sẽ phải chụp ảnh, thu thập vân tay. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, loại hộ chiếu này không bắt buộc mà tùy thuộc vào lựa chọn của những người [đủ 14 tuổi trở lên] xuất nhập cảnh có nhu cầu sử dụng hay không.

Bộ Công an sẽ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam xây dựng, quản lý hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Ngoài ra, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Hướng dẫn các Bộ, cơ quan có liên quan sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Mọi thông tin chi tiết dịch vụ làm visa vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VIỆT THIÊN

Điện thoại : 0909 906 087 – 0905 066 087 Mr Quân

Địa chỉ: 50 Bis Yesin, P.Phương Sài, Nha Trang, Khánh Hòa
Website: //visavietthien.net – Email:

Video liên quan

Chủ Đề