Uống 10 viện thuốc an thần có sao không

Hiện đại, con người càng có nhiều áp lực hơn, do đó tình trạng mất ngủ của con người xảy ra ngày càng nhiều. Việc sử dụng thuốc ngủ trở nên phổ biến, do đó điều đáng lo ngại là nhiều người tự ý mua và uống thuốc ngủ quá liều có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người sử dụng thuốc ngủ mà không chú ý tới liều lượng khi sử dụng thuốc vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, việc uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết có thể khiến nhiều người quan tâm.

1. Thuốc ngủ là thuốc gì?

Thuốc ngủ là gì, uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết là những quan tâm mà người sử dụng thuốc ngủ nhất định cần phải biết.

Thuốc ngủ hay còn gọi là thuốc an thần, đây là một nhóm thuốc có thể làm chậm hoạt động của bộ não và tạo ra cảm giác thư giãn nên thường được sử dụng để điều trị lo âu và sử dụng điều trị đối với những người bị rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, nhóm thuốc ngủ được mọi người sử dụng có thể khiến nhiều người dễ lạm dụng. Sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng như bị lệ thuộc vào thuốc hoặc nghiện thuốc. Thậm chí còn có thể khiến người sử dụng tử vong. Vậy uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết này.

2. Tác dụng của thuốc ngủ như thế nào? Khi nào cần sử dụng thuốc ngủ?

Các loại thuốc ngủ nói chung có tính chất an thần. Thuốc an thần là loại thuốc gây ngủ và thường có tác động lên não thông qua một số chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi là GABA [acid gamma – aminobutyric].

GABA có tác dụng làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương. Dù các loại thuốc an thần là thuốc có cách thức hoạt động khác nhau nhưng đích đến cuối cùng của thuốc đều chung mục đích làm tăng hoạt tính của acid gamma – aminobutyric, điều này tạo ra cảm giác thư giãn. Do đó, ở mức liều sử dụng phù hợp, các loại thuốc này có lợi ích trên những người gặp vấn đề như bị lo âu, căng thẳng hoặc bị rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, nhóm thuốc này trong một vài trường hợp còn có tác dụng gây mê, chống co giật, giảm đau và thư giãn cơ hiệu quả.

3. Sử dụng thuốc ngủ như thế nào?

Thuốc ngủ có tác dụng gì đối với con người và được sử dụng như thế nào? Dựa vào những gì nhìn thấy, có thể thấy rõ rằng thuốc ngủ đúng như tên gọi của chúng, giúp cho người sử dụng thuốc có thể duy trì được giấc ngủ tương tự như giấc ngủ sinh lý bình thường hoặc giúp họ có thể kéo dài thời gian ngủ.

Vậy uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết sẽ được giải đáp qua những thông tin tại bài viết này - Ảnh Internet

Trong khi đó, thuốc ngủ là loại thuốc có tác động đến hệ thần kinh trung ương, chúng giúp bạn nhanh chóng tìm đến giấc ngủ khi bạn bị căng thẳng hoặc xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào khiến bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo.

Phụ thuộc vào sức khỏe của người sử dụng để sử dụng liều khác nhau. Cũng tùy thuộc vào liều lượng sử dụng thuốc ngủ mà sẽ gây ra những tác dụng phụ khác nhau.

- Uống thuốc ngủ với liều lượng thấp sẽ có tác dụng an thần cho người bị mất ngủ.

- Sử dụng ở liều trung bình là thuốc gây ngủ.

- Uống thuốc ngủ quá liều có thể khiến người bệnh dẫn tới trạng thái hôn mê và tử vong. Vậy giải đáp uống thuốc ngủ quá liều có chết không? thì câu trả lời là có.

Lưu ý, thuốc ngủ được hiểu một cách đơn giản là một loại thuốc chữa bệnh mất ngủ ở con người. Đối với các loại thuốc ngủ muốn được sử dụng cần phải được chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng.

4. Uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết? Uống thuốc ngủ quá liều có chết không?

Thực tế, thuốc ngủ chỉ là biện pháp tức thời mang tính cưỡng ép giấc ngủ mà thôi. Chúng không giúp con người có giấc ngủ ngon theo đúng sinh lý của cơ thể và cơ chế tự nhiên của giấc ngủ.

Đối với giấc ngủ tự nhiên và đúng nhịp sinh học sẽ khiến bạn có cảm giác thoải mái khi thức dậy. Khi phải sử dụng thuốc ngủ cưỡng ép giấc ngủ thì người ngủ thường có giấc ngủ bị mê mệt, thức dậy cả cơ thể mệt mỏi, có cảm giác bị buồn nôn và rối loạn hành vi như hay quên, làm việc không tập trung.

Uống thuốc ngủ quá liều có thể gây tử vong - Ảnh Internet

Uống thuốc ngủ quá liều gây ngủ hoặc sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Thuốc an thần còn có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh như tâm thần, hô hấp hoặc tim mạch vì có thể khiến tình trạng ức chế trung tâm hô hấp gây ngừng thở khi ngủ.

Có thể bạn chưa biết đến Hiểm họa từ thuốc an thần: Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên hơn 50%.

Đối với việc sử dụng thuốc ngủ, đây chỉ là giải pháp tạm thời dành cho những người bị mất ngủ mà thôi. Bản thân thuốc ngủ không thể giúp điều trị tận gốc chứng mất ngủ của con người.

Thuốc ngủ còn có thể gây nghiện, khiến cho người sử dụng khó có thể kiểm soát được hành vi của mình. Thậm chí một số trường hợp còn xảy ra tình trạng không kiểm soát được cơ thể khi sử dụng chung với các loại khác.

Tình trạng sử dụng thuốc ngủ nếu bị lạm dụng sẽ gây hại. Thuốc ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi, thậm chí còn xuất hiện cảm giác buồn ngủ hơn vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc ngủ gây ảnh hưởng đối với phụ nữ nhiều hơn so với nam giới dù sử dụng chung loại thuốc ngủ. Các nguy hiểm gây ra chính là tác động của thuốc ở phụ nữ mạnh hơn trên nam giới. Do phụ nữ có xu hướng chuyển hóa giấc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người không biết điều này. Vì vậy đơn thuốc ngủ kê cho nam giới cao hơn, khiến họ sử dụng quá liều, để lại hậu quả lớn.

5. Những điều lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ

Uống bao nhiêu thuốc ngủ thì chết là nỗi lo ngại của người sử dụng thuốc ngủ để điều trị bệnh hoặc các vấn đề về sức khỏe - Ảnh Internet

- Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến ngộ độc.

Không chỉ sử dụng rượu và thuốc ngủ còn có thể gây ngộ độc, chỉ riêng sử dụng rượu cũng có thể gây ra tình trạng Ngộ độc cồn công nghiệp methanol do uống phải loại rượu giả: 7 người nhập viện, 1 người tử vong.

- Không ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Đối với người ăn quá no khi bị mất ngủ và sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ người sử dụng.

- Để cải thiện giấc ngủ và sử dụng thuốc ngủ không gây hại cho sức khỏe thì không nên làm tăng cảm giác stress.

- Cần hiểu rõ về tác dụng của thuốc ngủ để sử dụng đúng liều lượng, thức dậy đúng giờ.

- Tìm không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Thực sự, thuốc ngủ có thể hỗ trợ một phần đối với người bệnh bị mất ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, thuốc ngủ cũng là con dao hai lưỡi. Nếu uống thuốc an thần quá liều cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Thậm chí, uống thuốc ngủ có chết không, thực tế uống thuốc ngủ quá liều có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong,

Do đó, hãy chăm sóc giấc ngủ đúng cách, quan tâm tới sức khỏe của cơ thể đặc biệt là não bộ. Con người cần duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, chế độ ăn uống lành mạnh để tạo ra cuộc sống thoải mái, giấc ngủ sẽ đến nhanh và đem lại chất lượng như mong đợi.

Khi bị mất ngủ, không ít người tìm đến các loại thuốc ngủ, thuốc an thần để được ngủ ngay lập tức.

Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng nhóm thuốc này lại tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Điển hình như giảm trí nhớ, rối loạn tình dục, tim đập nhanh, dễ bị lệ thuộc thuốc… Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp đã bị ngộ độc dẫn đến tử vong.

Tháng 4-2019, cả nước bàng hoàng trước tin nghệ sĩ hài nổi tiếng A.V. đột tử tại Mỹ. Theo thông tin từ phía gia đình, ngoài thói quen tắm khuya, nam nghệ sĩ thường xuyên dùng thuốc ngủ để được ngon giấc. Gần một ngày trước khi tử vong, anh đã uống 5 viên thuốc ngủ cùng lúc.

Hơn 10 năm trước, cái chết gây sốc của "Ông hoàng nhạc pop" M.J. theo thông tin từ truyền thông quốc tế cũng bắt nguồn từ ngộ độc loại thuốc này. Cụ thể, M.J. từng bị mất ngủ trầm trọng và anh đã sử dụng nhiều loại thuốc ngủ, thuốc an thần khác nhau, trong đó có Propofol. Hậu quả, những liều thuốc ngủ mạnh đã khiến ngôi sao này đi về phía bên kia thế giới.

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị - chủ tịch Hội thần kinh học TP.HCM, cơ chế tác động của thuốc ngủ là ức chế hoạt động của hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ. Do có tác dụng "tức thời" nên nhiều người đã lựa chọn thuốc ngủ để "bầu bạn", đặc biệt là những người bị stress, căng thẳng nên không ngủ được; người bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc…

Tuy nhiên, thuốc ngủ dùng lâu ngày có thể gây nghiện, lờn thuốc, phải tăng liều. Cụ thể là khi bắt đầu dùng thuốc, người uống chỉ cần 1 viên là có thể đi vào giấc ngủ. Nhưng sau đó, họ phải tăng liều lên 2-3 viên/lần mới có tác dụng. Đặc biệt, thuốc ngủ dùng sau 4 tuần sẽ gây nghiện, khiến người bệnh mất ngủ bị phụ thuộc vào thuốc, kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

"Quan trọng nhất, thuốc ngủ giúp đi vào giấc ngủ dễ nhưng duy trì giấc ngủ thì khó. Chúng chỉ điều trị được triệu chứng chứ không giải quyết được tận gốc nguyên nhân mất ngủ, đặc biệt là mất ngủ kéo dài", PGS.TS Vũ Anh Nhị nhấn mạnh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Y khoa Washington [Mỹ], việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer [sa sút trí tuệ]. Uống thuốc ngủ thường xuyên cũng làm thúc đẩy các khối u ác tính trong cơ thể phát triển, tăng nguy cơ ung thư phổi, họng, khí quản... Bên cạnh đó, người ta cũng ghi nhận nhiều tác dụng phụ do lạm dụng thuốc ngủ gây ra như đau đầu, buồn nôn, rối loạn tình dục, tim đập nhanh, thay đổi cảm xúc...

Ngoài ra, lạm dụng thuốc ngủ còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người dùng trong ngày hôm sau. Bởi thông thường, thuốc ngủ sẽ hết tác dụng sau 6-8 giờ. Tuy nhiên khi dùng liều cao, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn và tạo ra cảm giác mệt mỏi khi thức dậy, ảnh hưởng đến công việc, học tập là lái xe.

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, khi bị chứng mất ngủ, người bệnh cần xác định được nguyên nhân để cải thiện càng sớm càng tốt. "Đừng đợi đến khi mất ngủ kéo dài mới cuống cuồng tìm cách chữa trị", PGS.TS Vũ Anh Nhị nói thêm.

Cũng theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, hiện nay, các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra, gốc tự do được xem là "sát nhân giấu mặt" gây nên các vấn đề của thần kinh não bộ, trong đó có rối loạn giấc ngủ [khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, tỉnh dậy thấy mệt mỏi…]

Theo đó, gốc tự do được sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và tăng sinh mạnh mẽ khi có các yếu tố gây hại như stress, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá… Tại não bộ, "binh đoàn" này sẽ tấn công liên tục làm tổn thương thành mạch máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm giảm lượng máu lên não, gây mất ngủ, khó ngủ.

"Chính vì vậy, giải pháp ưu việt để cải thiện mất ngủ tận gốc là giúp cơ thể chống gốc tự do, tăng cường máu lên não bằng các tinh chất thiên nhiên, thay vì lạm dụng các loại thuốc ngủ vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe", PGS.TS Vũ Anh Nhị cho biết.

Tác hại của thuốc ngủ và cách lấy lại giấc ngủ tự nhiên

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc tây "đội lốt" thảo dược hoặc sản phẩm nguồn gốc thảo dược nhưng có cơ chế "cưỡng ép" giấc ngủ giống thuốc tây, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng. 

Do đó, các chuyên gia cho rằng khi lựa chọn sản phẩm để cải thiện giấc ngủ, người tiêu dùng cần chú ý chọn những tinh chất đã được nghiên cứu, có cơ chế chống gốc tự do vượt trội, từ đó lấy lại giấc ngủ tự nhiên cho cơ thể.

Blueberry và Ginkgo Biloba [có trong OTiV] giúp chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, từ đó cải thiện mất ngủ từ gốc và rất an toàn cho cơ thể

Ngoài ra, PGS.TS Vũ Anh Nhị cũng khuyến cáo thêm, để hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ, khó ngủ, mỗi người nên giải tỏa bớt những căng thẳng, stress trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực; có chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động thường xuyên; không lạm dụng các chất kích thích gây mất ngủ như trà, cà phê, thuốc lá… và tắt các thiết bị điện tử [điện thoại, máy tính, tivi..] trước khi lên giường ít nhất 1 giờ.

Video liên quan

Chủ Đề