Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị đau dạ dày

Ảnh minh họa


Chào em,

Thuốc tránh thai hàng ngày không có chống chỉ định đối với người đau dạ dày. Tuy nhiên có thể nôn ói, buồn nôn sau khi uống thuốc, vài ngày sẽ hết. Nếu bạn gái em có đau dạ dày thì nên uống thuốc ngừa thai sau khi ăn.

Thuốc tránh thai hàng ngày nên uống viên thuốc đầu tiên của vỉ thuốc vào ngày có kinh thứ 1, một ngày đầu sau khi uống thuốc sẽ có hiệu quả ngừa thai. Tiếp tục uống liên tục 1 viên/ngày vào một giờ nhất định trong 21 ngày, ngưng thuốc 7 ngày. Sau đó, uống sang vỉ thuốc kế tiếp.

Trường hợp uống thuốc tránh thai sau ngày thứ 5 của chu kỳ kinh, thì trong vòng 1 tuần đầu uống thuốc nên dùng biện pháp tránh thai khác hỗ trợ [như bao cao su], và sau đó 1 tuần thì quan hệ mới an toàn.

Trong 2 tuần đầu, nếu bạn em uống theo đúng hướng dẫn thì sẽ ngừa thai hiệu quả.

Thân mến!

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode].

Chân thành cảm ơn.

Chụp CT sọ não hay còn gọi là Chụp cắt lớp vi tính sọ não là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại

Xem thêm

Khám tổng quát cho bé là vấn đề nhiều ba mẹ quan tâm khi thấy bé nhà mình biếng ăn, hay ọc sữa.., và muốn

Xem thêm

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra. Thời gian ủ bệnh của trẻ có thể kéo dài từ 3-13 ngày và có

Xem thêm

Chào mừng Công ty Phương Trang – FUTA Express tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên tại Phòng khám đa khoa Pasteur.

Xem thêm

Siêu âm đàn hồi mô gan là một kỹ thuật hiện đại hiện nay, được sử dụng để đánh giá mức độ xơ gan của

Xem thêm

Bệnh tai mũi họng như viêm mũi dị ứng, viêm họng thường xảy ra trong mùa nóng do vi khuẩn, virus, phấn hoa, khói bụi

Xem thêm

  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tránh thai

Thuốc tránh thai là một lựa chọn phổ biến của nhiều người khi không muốn mang thai hoặc thực hiện kế hoạch mang thai theo ý muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai. 

1. Những đối tượng không nên sử dụng thuốc tránh thai

– Người có lượng kinh nguyệt ra quá ít: Nếu uống thuốc tránh thai lâu dài khiến niêm mạc trong tử cung co lại, dẫn đến mất kinh.

– Những người viêm gan cấp, mãn tính, viêm thận, ung thư ác tính, bệnh về đường máu, viêm loét hệ tiêu hóa: Uống thuốc tránh thai sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.

– Phụ nữ trong thời gian cho con bú: Dưới 6 tháng sau khi sinh tạm thời chưa nên dùng vì thuốc sẽ gây ức chế lượng tiết sữa.

– Người mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính: Phụ nữ mắc các chứng bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai bởi khi vào cơ thể, thuốc tránh thai bị phân hóa ở gan sau đó bài tiết qua thận, làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lâu dần, bệnh viêm gan, viêm thận ngày càng nghiêm trọng khó mà chữa trị.

– Người mắc bệnh tiểu đường: Sau khi dùng thuốc tránh thai, lượng đường trong máu tăng nhẹ, nguy cơ gây bệnh đái tháo đường có nguy cơ phát tác. Đặc biệt, đối với những phụ nữ đã từng hoặc đang mắc bệnh này, mức ảnh hưởng cao hơn.

– Phụ nữ trên 40 tuổi: Do estrogen trong thuốc tránh thai có khả năng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú, vì vậy không nên dùng.

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn kế hoạch an toàn bằng cách sử dụng thuốc tránh thai để tránh mang thai

– Người hút thuốc lá: Dùng thuốc tránh thai sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thuốc tránh thai lại kết hợp làm giảm khả năng chống đông máu.

– Các khối u vú: Khối u vú lành tính, u xơ tử cung cũng như một loạt bệnh nhân có các khối u ác tính là những người không phù hợp để sử dụng biện pháp tránh thai dạng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến khối u.

– Đau đầu mãn tính, đau nửa đầu: Những phụ nữ bị đau đầu mãn tính, đặc biệt là chứng đau nửa đầu không nên sử dụng thuốc tránh thai, nếu không nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh này.

– Mắc chứng tắc nghẽn mạch máu dù là ở quá khứ hay hiện tại: Khi mắc chứng tắc nghẽn mạch máu như: tắc nghẽn mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm động mạch vành… nên tránh xa thuốc tránh thai. Bởi estrogen trong thuốc có thể làm tăng khả năng đông máu, gây thêm áp lực cho huyết quản vốn đang mắc bệnh.

– Mắc các bệnh về tim mạch hay suy nhược chức năng tim mạch: Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai ngăn chặn sự lưu thông của các phân tử nước, natri [Na]. Điều đó, đồng nghĩa với việc hệ thống tim mạch phải tăng công suất hoạt động. Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ gây quá tải cho hệ tim mạch, dễ dàng làm bệnh trở nên trầm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

– Mắc bệnh cao huyết áp: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, uống thuốc tránh thai làm tăng huyết áp ở số ít phụ nữ. Do đó, nếu mắc chứng cao huyết áp không nên sử dụng thuốc tránh thai gây hại cho sức khỏe.

xem thêm: Hạn chế tác dụng phụ của thuốc tránh thai

2. Một số lưu ý

– Chỉ nên có thai sau khi đã ngừng thuốc tránh thai ít nhất là 3 tháng để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc này với thai nhi.

– Khi đang dùng thuốc tránh thai có thể bị ra máu nhiều lúc tới chu kỳ kinh nguyệt, nên nhờ thầy thuốc chọn cho dùng loại có hàm lượng progestin cao; hoặc nếu ra máu giữa hai kỳ kinh, nhờ thầy thuốc chọn cho loại có hàm lượng estrogen cao, sẽ tránh được trở ngại này.

– Đặc biệt, theo những nghiên cứu mới nhất thì dùng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần, kéo dài sẽ gây nên rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, làm cho chu kỳ có thai tự nhiên bị đình trệ, có thể dẫn đến hậu quả lâu dài trong việc sinh sản. Theo đó, chỉ được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp một tháng không quá 4 lần.

– Theo lời khuyên của thầy thuốc, thuốc tránh thai có một số chống chỉ định mà người dùng không biết, nên trước khi dùng chị em phụ nữ cần khám bác sĩ để loại trừ các nguy cơ bệnh tật, nhằm tránh tai biến do dùng nhầm thuốc.

Thầy thuốc Việt Nam

[Visited 12.634 times, 8 visits today]

  • Tags:

Video liên quan

Chủ Đề