Ứng dụng sinh học trong chăn nuôi

Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học [CNSH] trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Xác định CNSH là hoạt động mang lại năng suất và thu nhập cao đối với lĩnh vực nông nghiệp, sau 15 năm triển khai thực hiện, thành phố Lai Châu đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét về năng suất cây trồng, chất lượng vật nuôi, công tác xử lý môi trường. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp với địa phương vào sản xuất. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 đạt 345 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 đơn vị diện tích ước đạt 115 triệu đồng/ha/năm.

Trên cơ sở các giống lúa, ngô do Trung ương, tỉnh tạo ra có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất. UBND thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu, lựa chọn các giống cây, con phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để đưa vào thử nghiệm và nhân rộng trong sản xuất. Theo đó, thành phố đã nghiên cứu, chọn các giống lúa chất lượng cao: nghi hương 2308, nam ưu 603, Hương thơm số 1 PC6, lúa thuần [tẻ râu], giống ngô lai [CP989, 333, ngô nếp MX6...] để sản xuất đại trà với tổng diện tích trên 340ha, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa, ngô hằng năm.

Bên cạnh đó, thành phố tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng cây hàng năm hiệu quả thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như: chè, cây ăn quả, hoa gắn với liên doanh, liên kết và tiêu thụ sản phẩm; qua đó đã trồng mới 101,2ha cây ăn quả, 214,63ha chè chất lượng cao, 260,4ha mắc ca [trong đó trồng thuần 80,4ha]. Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo; áp dụng dây chuyền sản xuất chè ô long và công nghệ tách màu chế biến chè Shan thành chè ô long; sử dụng công nghệ Nhật Bản theo quy trình khép kín chế biến chè tươi nhằm nâng giá thành chè khô góp phần nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của địa phương.

Hầu hết các mô hình trồng hoa trên địa bàn thành phố Lai Châu đều được áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. [Trong ảnh: Người dân xã San Thàng chăm sóc hoa hồng]

Ngoài ra, thành phố đã triển khai thực hiện mô hình trồng cà chua trong nhà màng; mô hình trồng rau, rau trái vụ, trồng hoa trong nhà lưới nhằm điều tiết khí hậu, thời tiết, mưa nắng đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho hiệu quả. Nhờ vậy, trên địa bàn thành phố đã có nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư nhà lưới sử dụng trong công nghệ trồng hoa, trồng cà chua, gieo ươm cây giống rau trồng trong mùa mưa và mùa đông cho hiệu quả kinh tế cao.

Việc ứng dụng CNSH trong phát triển chăn nuôi cũng đã đem lại hiệu quả rõ nét. Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, xây dựng các mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi như: Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nuôi ấp gà con, vịt con bằng điện; công nghệ ủ thức ăn cho gia súc trong mùa đông nhằm tận dụng rơm rạ, chủ động về nguồn thức ăn thô, thức ăn tinh đáp ứng nhu cầu nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, bò trong mùa đông giá lạnh. Thực hiện có hiệu quả cải tạo đàn lợn bằng công tác thụ tinh nhân tạo; chương trình nạc hóa đàn lợn, rút ngắn chu kỳ nuôi từ 6-7 tháng xuống 3-4 tháng, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi; đồng thời, chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả nhiều giống gia cầm có năng suất chất lượng tốt vào thực tiễn sản xuất như: Gà Lương Phượng; gà lai chọi; vịt siêu trứng, siêu thịt...

Đối với nuôi trồng thủy sản việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học đã kích thích sinh trưởng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh thủy sản. Trên địa bàn thành phố hiện có 10 mô hình thủy sản có năng suất, chất lượng cao như: Tôm càng xanh, cá chép diêu hồng; cá rô phi đơn tính...

Chị Dương Thị Nhài - Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Lai Châu cho biết: Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy, thời gian qua ngành Nông nghiệp của thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách về đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Qua đó, từng bước đưa các giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vào sản xuất, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi; bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Để CNSH thực sự phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững, thời gian tới, địa phương cần có sự phối hợp của các cấp, ngành và doanh nghiệp trong triển khai các chương trình, mô hình, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất. Tăng cường cho người dân tiếp xúc với các thành quả của CNSH để người dân biết và từng bước ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đời sống. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lấy doanh nghiệp làm hạt nhân để hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Theo Báo Lai Châu

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi – Hướng đi của người nông dân hiện đại.

Nền nông nghiệp của thế giới đang ngày một thay đổi theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại được áp dụng và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là một trong số đó. Sản phẩm này hỗ trợ tích cực cho nhà chăn nuôi trong việc nâng cao sản xuất, ngăn ngừa bệnh tật, xử lý môi trường chăn nuôi…. Hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể hơn về ứng dụng và vai trò của chúng với nhà chăn nuôi.

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được chiết xuất, điều chế từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên này bao gồm: các nguồn từ thực vật [rong, tảo, rêu…] động vật [công trùng, giun…] và các vi sinh vật.

Hiện nay chúng ta thường gặp các chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: trong trồng trọt có thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học,… Trong chăn nuôi thì có đệm lót sinh học, cám vi sinh…. Hay là sản phẩm vi sinh bổ sung các lợi khuẩn cho nguồn nước, thức ăn thủy sản….

Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn một khía cạnh mà chế phẩm sinh học đang đóng góp trong nền nông nghiệp ở bài viết này, đó là những chế phẩm sinh học có vai trò như thế nào và đang được sử dụng ra sao trong chăn nuôi.

70.000

50.000

65.000

45.000 40.000

35.000 25.000

32.000

Vai trò và cơ chế của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Chế phẩm sinh học cùng với cơ chế hoạt động của nó có đóng góp không nhỏ trong phát triển nền nông nghiệp chăn nuôi, cụ thể như:

Vai trò của chế phẩm sinh học

Cải thiện hệ tiêu hóa của vật nuôi

Trong chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn có lợi như bacteroides, clostridium,…là những vi khuẩn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi, đặc biệt là cung cấp vitamin và các axit béo cho vật nuôi. Nhờ đó vật nuôi sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ nhiều dinh dưỡng, phát triển nhanh hơn.

Đọc ngay: Chế phẩm sinh học EM là gì? Cách sử dụng và nơi bán chế phẩm EM gốc chuẩn nhất?

Chế phẩm sinh học còn là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hóa của vật nuôi.

Chế phẩm sinh học sau khi được vật nuôi hấp thụ sẽ sản xuất ra các enzyme như lipaza, amilaza,…các enzyme này là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa các thức ăn mà vật nuôi ăn thành dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời các chế phẩm sinh học còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển như axit amin, axit béo và vitamin….

Trực tiếp tiêu hóa thức ăn

Ngoài ra, một số vi sinh, vi khuẩn còn tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật, từ đó giúp hệ tiêu hóa của vật nuôi hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Hấp thụ được tối đa nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, giúp vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh và giảm nhiễm bệnh.

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh hoạt phát huy tác dụng dựa trên cơ chế tác động chính đó là:

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi

Các chế phẩm sinh học sau khi vào cơ thể vật nuôi sẽ kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi, sản sinh đề kháng để có thể ngăn ngừa và chống lại bệnh trên vật nuôi. Tùy theo chế phẩm sử dụng, môi trường hay cách sử dụng khác nhau mà các chế phẩm sẽ kích thích vật nuôi sản sinh các miễn dịch khác nhau.

Cạnh tranh, loại trừ vi khuẩn gây bệnh

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn vi sinh có lợi, chúng có khả năng chống lại và loại bỏ các vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại thông qua việc bám dính, xâm lấn bề mặt hệ tiêu hóa của vật nuôi. Tạo ra cơ chế bảo vệ qua việc cạnh tranh thức ăn và điểm bám trong hệ tiêu hóa chống lại các mầm bệnh.

Tạo ra các hoạt chất ức chế

Chế phẩm sinh học đã được chúng minh là có thể sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại một số mầm bệnh thông thường có trên vật nuôi.

Ngoài ra, một số chế phẩm nhất định có khả năng làm tăng lượng bạch cầu và bạch huyết trong máu vật nuôi, kích hoạt hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và sinh trưởng của vật nuôi.

Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Chăn nuôi gia cầm

Trong chăn nuôi gia cầm, chế phẩm sinh học được sử dụng để hỗ trợ trong xử lý chuồng trại, làm thức ăn cho gia cầm đặc biệt là với mô hình nuôi gà.

Chế phẩm sinh học trong xử lý chuồng nuôi và chất thải

Già cầm có lớn và khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh có đóng góp vai trò không nhỏ của chuồng nuôi. Chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp cho dịch bệnh không có cơ hội phát sinh, dàn gia cầm sinh trưởng khỏe mạnh không bị gián đoạn.

Đàn gia cầm phát triển khỏe mạnh nhờ xử lý chuồng trại hiệu quả

Xử lý chuồng nuôi khỏi mùi và các mầm mống gây bệnh. Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng, người chăn nuôi có phương pháp truyền thống được sử dụng từ rất lâu để xử lý chuồng trước khi nuôi là khử khuẩn và mầm bệnh bằng vôi bột. Cách làm này vẫn đem lại một hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhưng khi áp dụng cùng chế phẩm sinh học để xử lý vấn đề này đã mang lại hiệu quả cao hơn, thậm chị mùi hôi của chuồng trại cũng được giải quyết một cách triệt để nhất.

Chất thải của gà thường có mùi hôi và khó xử lý do được cung cấp các nguồn thức ăn và dinh dưỡng khác nhau theo mục đích của nhà chăn nuôi. Nếu không xử lý kịp thời nguồn chất thải phân gà này kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến  vệ sinh chuồng trại đã chuẩn bị trước đó và gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.

Để xử lý vấn đề trên phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học trong chuồng nuôi gà đã mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm EMZEO chăn nuôi đang là chế phẩm được sử dụng rộng rãi để làm đệm lót chuồng nuôi. Đệm lót sinh học này dễ thực hiện, có thể áp dụng với nhiều dạng chuồng nuôi khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được công năng.

Chế phẩm sinh học EMZEO chăn nuôi

Cách làm đệm lót sinh học

Làm đệm lót sinh học có thể được thực hiện qua 3 bước đơn giản và dễ thực hiện sau:

Bước 1: Trải một lượt vỏ trấu hoặc mùn, thường là mùn gỗ cưa dày khoảng 8 đến 12cm ở đáy chuồng nuôi luôn hoặc có thể xử lý lớp lót này ở khu riêng, sau khi đạt yêu cầu sẽ sử dụng ở chuồng nuôi.

Bước 2: Tưới đều chế phẩm sinh học lên bề mặt của lớp mùn lót chuồng, sau đó xoa nhè đều bề mặt lớp mùn lót.

Bước 3: Sử dụng vải bạt hoặc nilon phủ kín lên lớp mùn để ủ. Việc ủ kín này sẽ kéo dài từ 4 đến 6 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường càng cao, quá trình ủ sẽ diễn ra nhanh hơn rút ngắn thời gian, và ngược lại, nhiệt độ môi trường thấp thời gian ủ sẽ lâu hơn. Lớp ủ nóng lên là có thể đem ra sử dụng cho chuồng nuôi.

Xem ngay: Chi tiết cách làm đệm lót sinh học nuôi gà cam kết 100% hiệu quả

Đệm lót sinh học cho chuồng nuôi gà

Công dụng

Lớp đệm lót sinh học này giúp cho chuồng nuôi được:

– Chất thải của gia cầm được phân hủy. Chất thải sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật có trong lớp đệm lót, chúng sẽ tiết enzyme để lên men và oxy hóa các chất thải và hợp chất hữu cơ.

– Giúp khủ mùi môi trường nuôi. Do quá trình lên men chất thải của vi sinh vật thối rữa gây ra, nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi các vi sinh vật này sẽ bị ức chế và tiêu diệt làm hạn chế và khử mùi hôi thối của chuồng nuôi.

– Bảo vệ đàn gia cầm khỏi một số bênh. Các vi sinh vật có trong lớp lót giúp ức chế các vi sinh vật có hại, tiêu diệt một số mầm bệnh gây hại, tránh làm đàn gia cầm mắc các bệnh từ những mầm bệnh đó.

Lớp lót sinh học đảm bảo giúp đàn gia cầm khỏe mạnh, tránh các bệnh thường gặp

Chế phẩm sinh học trong làm thức ăn cho đàn gia cầm

Ngoài việc có thể xử lý tốt môi trường nuôi chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn gia cầm. Thức ăn gia cầm sẽ được ủ lên men cùng với chế phẩm sinh học. Loại hỗn hợp thức ăn này sẽ giúp đàn gà của bạn hấp thụ tốt, nhanh tăng trọng, giảm khối lượng thức ăn hơn đồng thời hỗ trợ đường ruột của gà khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nguy cơ nhiễm bệnh cùng với đó giảm rõ rệt.

Chăn nuôi gia súc

Có thể thấy chế phẩm sinh học đóng góp vai trò không nhỏ trong việc chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia súc, nó cũng hỗ trợ hiệu quả cho bà con nông dân. Tương tự như đối với gia cầm, chế phẩm sinh học cũng thường được áp dụng trong xử lý chuồng trại và dùng trong thức ăn của đàn gia súc. Song mỗi bên có sự khác nhau để phù hợp với từng đàn vật nuôi.

Trong những năm gần đây, sản phẩm thịt gia súc đặc biệt là thịt lợn đang tồn dư các hóa chất trong thịt do làm dụng các chất tạo nạc, thuốc tăng trọng và thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gây ảnh hưởng đến người sử dụng, người dân dần quay lưng với thịt lợn gây ra những tổn thất không nhỏ cho người chăn nuôi.

Cách ủ chua thức ăn cho trâu bò đúng kỹ thuật bằng chế phẩm sinh học cám lên men EMZEO

Việc lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng là việc hết sức quan trọng và sử dụng các chế phẩm sinh học đang được sử dụng một cách thay thế hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi  được áp dụng trong xử lý chuồng nuôi, xử lý chất thải và kết hợp với thức ăn chăn nuôi.

Xử lý chuồng nuôi

Chế phẩm sinh học cùng với các chất diệt khuẩn được phun rửa chuồng trại trước khi nuôi để đảm bảo diệt hết các vi khuẩn và mầm mống gây bệnh cho đàn gia súc. Thời gian chuồng nuôi được làm sạch phải đáp ứng đủ thời gian trước khi con giống được đưa vào nuôi thương phẩm hay với mục đích khác.

Chuồng nuôi được xử lý

Xử lý phân và nước thải

Chất thải của gia súc cần được thường xuyên dọn rửa, việc dọn vệ sinh này cần phải được diễn ra hàng ngày không để dồn sang ngày hôm sau. Chất thải được gom sẽ được chứa trong hầm biogas hoặc hầm chứa riêng biệt và được bổ xung các chế phẩm sinh  học giúp chất thải được phân hủy và hạn chế mùi hôi, thối.

Chất thải được thu gom và xử lý tập trung với chế phẩm sinh học

Sử dụng trong thức ăn của gia súc

Có hai cách để sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vào nguồn thức ăn của gia súc đó là trộn trực tiếp vào nguồn thức ăn nhất là với các loại thức ăn mang tính chất kháng sinh, tăng sức đề kháng cho gia súc để thay thế có thuốc kháng sinh. Cách thứ hai là ủ lên men thức ăn cùng với chế phẩm sinh học để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong nguồn thức ăn ban đầu. Thức ăn được ủ lên men với chế phẩm sinh học cũng dễ dàng được tiêu hóa hơn, gia súc sẽ tăng khối lượng nhanh hơn.

Thức ăn của gia súc được ủ với chế phẩm sinh học giúp gia tăng dinh dưỡng

Có thể thấy chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đóng góp vai trò không nhỏ giúp nhà nông nâng cao hiệu quả chăn nuôi, an toàn với người nuôi lẫn người sử dụng thực phẩm từ các sản phẩm chăn nuôi. Và không chỉ trong chăn nuôi gia súc hay gia cầm, trong việc nuôi các loài khác cũng có thể áp dụng một các dễ dàng như nuôi trồng thủy hải sản, nuôi các động vật đặc biệt như thỏ, ba ba, ếch,….

Xem ngay: Cách ủ chua thức ăn cho trâu bò từ phế phẩm nông nghiệp

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đang được nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành khuyến khích áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế và đặc biệt là tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Với những chia sẻ trên có thể cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích về các chế phẩm sinh học và an tâm với những sản phẩm an toàn và thân thiện với con người và môi trường

Tìm hiểu thêm: Khám phá ngay cách diệt ốc sên hiệu quả được nhiều người áp dụng

About Đức Bình

Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic ...

Xem tất cả các bài viết của Đức Bình | Website

Video liên quan

Chủ Đề