Từ chỉ đặc điểm cơ thể con người

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Câu 2

Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người : ....

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : .....

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : ....

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Lời giải chi tiết:

a) Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Luyện từ và câu lớp 2: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 1, có đáp án chi tiết giúp các em học sinh lớp 2 củng cố cách làm các dạng bài tập lớp 2, hiểu và trả lời câu hỏi. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và chuẩn bị tốt cho phần Soạn bài Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào này nhé.

>> Bài trước: Tập đọc lớp 2: Bé Hoa

Soạn bài Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

  • Câu 1 Tiếng Việt lớp 2 trang 122 tập 1
  • Câu 2 Tiếng Việt lớp 2 trang 122 tập 1
  • Câu 3 Tiếng Việt lớp 2 trang 122 tập 1
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 Tải nhiều

Câu 1 Tiếng Việt lớp 2 trang 122 tập 1

Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi:

a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...)

b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...)

c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...)

d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...)

Từ chỉ đặc điểm cơ thể con người

Hướng dẫn giải:

Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.

Đáp án:

a) Em bé rất đáng yêu.

b) Con voi trông thật khỏe.

c) Những quyển vở rất xinh xắn.

d) Cây cau rất cao và thẳng.

Câu 2 Tiếng Việt lớp 2 trang 122 tập 1

Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người : ....

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : .....

c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật : ....

Hướng dẫn giải:

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Đáp án:

a) Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Câu 3 Tiếng Việt lớp 2 trang 122 tập 1

Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:

a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm, …

b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…

c) Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…

d) Nụ cười của anh (hoặc chị ) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào?

Mái tóc ông em

bạc trắng

Hướng dẫn giải:

Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,...

Đáp án:

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào?

Mái tóc ông em

đã ngả màu hoa râm.

Mái tóc bà

dài và bồng bềnh như mây.

Bố em

rất hài hước.

Mẹ em

là người phụ nữ hiền hậu.

Bàn tay bé Na

mũm mĩm và trắng hồng.

Nụ cười của chị em

lúc nào cũng tươi tắn.

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 2: Bán chó

..................

3 câu hỏi trong phần soạn bài Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? trang 122 SGK Tiếng Việt 2, tập 1 nhằm giúp em hiểu hơn về dạng câu kể Ai thế nào, trau dồi thêm các từ ngữ chỉ tính chất của sự vật, cách đặt câu đúng ngữ pháp và có nghĩa với những từ ngữ chỉ đặc điểm đã tìm được. Khái niệm từ chỉ đặc điểm lớp 2, Bài tập từ chỉ đặc điểm lớp 2 sẽ bổ trợ giúp học sinh tiến bộ hơn với môn Tiếng Việt 2. Với từng bài tập được bám sát theo chương trình sách giáo khoa, và những phần bài tự luyện dưới mỗi bài học, chắc chắn học sinh sẽ được ôn luyện nhuần nhuyễn, từ đó nắm chắc kiến thức dễ dàng. Mời các em luyện thêm 2 bài sau:

  • Bài tập Từ ngữ chỉ đặc điểm
  • Từ chỉ đặc điểm là gì? Ví dụ minh họa về từ chỉ đặc điểm

Bên cạnh Soạn bài Luyện từ và câu lớp 2 trang 122 tập 1, các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Tiếng Việt lớp 2 về Luyện từ và câu như: Luyện từ và câu lớp 2: Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Luyện từ và câu lớp 2: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào? nhằm củng cố kiến thức Tiếng Việt lớp 2 của mình thật chắc chắn.

Các bài Luyện từ và câu lớp 3 khác:

  • Luyện từ và câu lớp 2: Từ và câu
  • Luyện từ và câu lớp 2: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển
  • Luyện từ và câu lớp 2: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi

Ngoài bài Luyện từ và câu lớp 2: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề thi học kì 1 lớp 2 Tải nhiều

  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 2 năm học 2021-2022 sách Chân trời sáng tạo
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 2 năm học 2021-2022 sách Kết nối tri thức
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 2 năm học 2021-2022 sách Cánh Diều
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 2 năm học 2021-2022 (Đầy đủ 03 bộ sách)

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài viết Từ ngữ chỉ đặc điểm, luyện tập với các từ chỉ đặc điểm lớp 3 cùng bài tập nâng cao Tiếng Việt lớp 2 phần Luyện từ và câu. Mời các bạn tham khảo lý thuyết sau đó hoàn thành Bài tập về từ chỉ đặc điểm.

Từ ngữ chỉ đặc điểm

  • 1. Từ chỉ đặc điểm là gì?
  • 2. Các từ chỉ đặc điểm
  • 3. Các dạng từ chỉ đặc điểm
  • 4. Luyện tập về từ chỉ đặc điểm
  • 5. Bài tập nâng cao về từ chỉ đặc điểm

1. Từ chỉ đặc điểm là gì?

- Khái niệm: Từ chỉ đặc điểm là những từ ngữ chỉ màu sắc, tính cách, trạng thái,... của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.

  • Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )
  • Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…
  • Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.
  • Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

2. Các từ chỉ đặc điểm

  • Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, tím, vàng, đen, trắng,....
  • Tính cách: Hiền, dữ, thông minh,...
  • Kích cỡ: Dài, ngắn, to, nhỏ,…
  • Tính chất: Đúng, sai, chất lỏng, rắn,…
  • Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…
  • Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…
  • Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

3. Các dạng từ chỉ đặc điểm

Dạng 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ sau:

Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát

Định Hải

Đáp án: Các từ chỉ đặc điểm đã được bôi đậm

Dạng 2: Các sự vật được so sánh với nhau dựa trên đặc điểm nào?

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Từ chỉ đặc điểm cơ thể con người

4. Luyện tập về từ chỉ đặc điểm

Câu 1: Cho các từ sau đây:

cao lớn, hiền lành, độc ác, mềm mại, lấp lánh, dẻo dai, to lớn, bụ bẫm, vuông vắn, vị tha

Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm sau:

a) Từ chỉ đặc điểm tính cách

b) Từ chỉ đặc điểm tính chất

c) Từ ngữ chỉ đặc điểm hình dáng

Hướng dẫn trả lời:

a) Từ chỉ đặc điểm tính cách: hiền lành, độc ác, vị tha

b) Từ chỉ đặc điểm tính chất: mềm mại, lấp lánh, dẻo dai

c) Từ ngữ chỉ đặc điểm hình dáng: cao lớn, to lớn, vuông vắn, bụ bẫm

Câu 2: Hãy biến các từ ngữ chỉ đặc điểm màu sắc sau thành từ ngữ chỉ đặc điểm màu sắc có mức độ:

xanh, tím, đỏ, vàng, đen, trắng

Mẫu: hồng: hồng phấn, hồng đậm, hồng sẫm, hồng phai, hồng đào…

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các từ sau:

  • xanh: xanh đậm, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh non, xanh lá mạ, xanh dương, xanh da trời, xanh lam, xanh biếc, xanh ngọc, xanh lơ…
  • tím: tím sẫm, tím lịm, tím nhạt, tím biếc…
  • đỏ: đỏ chót, đỏ đô, đỏ rượu, đỏ thẫm, đỏ tươi…
  • vàng: vàng ươm, vàng tươi, vàng sẫm, vàng nhạt…
  • đen: đen kịt, đen đặc, đen thui…
  • trắng: trắng tinh, trắng bệch, trắng toát…

Câu 3. Hãy tìm các từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập mới học.

a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.

c) Anh Mồ Côi (hoặc người chủ quán) trong truyện Mồ Côi xử kiện.

Hướng dẫn trả lời:

Các từ chỉ đặc điểm được bôi đậm

a) Chú bé Mến là một người bạn tốt bụng, dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp nguy hiểm.

b) Anh Đom Đóm là một người cần mẫn, say mê công việc và biết lo lắng cho giấc ngủ của mọi người.

c) Anh Mồ Côi là người xử kiện thông minh, biết lí lẽ và công bằng.

Câu 4. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Hướng dẫn trả lời

a) Đặc điểm về tính tình của một người: thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Câu 5. Tìm 2-3 từ chỉ đặc điểm có tiếng:

  • rộng
  • sạch

Hướng dẫn trả lời:

  • rộng: rộng rãi
  • sạch: sạch sẽ, sạch đẹp

Câu 6. Đặt câu hỏi cho từ được in đậm:

  • Thư viện trường rất yên tĩnh.
  • Sân trường rộng rãi, nhiều cây xanh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Thư viện trường thế nào?
  • Sân trường thế nào?

5. Bài tập nâng cao về từ chỉ đặc điểm

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:

“Em nuôi một đôi thỏ,
Bộ lông trắng như bông,
Mắt tựa viên kẹo hồng
Đôi tai dài thẳng đứng”

(Sưu tầm)

Hướng dẫn trả lời:

Quan sát đoạn thơ trên, ta thấy có các từ chỉ đặc điểm sau: trắng, hồng, thẳng đứng. Các từ ngữ này giúp cho câu thơ trở nên chân thực và sinh động, từ đó người đọc dễ dàng nhận biết về sự vật.

Bài tập 2: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật.

Hướng dẫn trả lời:

Từ ngữ chỉ người và vật các bao gồm:

- Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật: cao lớn, thấp bé, mũm mĩm, béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe,….

- Từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím, xanh biếc, xanh dương, đỏ tươi, đỏ mận, hồng cánh sen, trắng tinh, trắng ngần, tím biếc,….

- Từ chỉ đặc điểm tính cách của một người bao gồm: thật thà, trung thực, hiền lành, độc ác, đanh đá, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, phóng khoáng, keo kiệt, hà khắc,…

Bài tập 3: Tìm các từ chỉ đặc điểm về màu sắc của một vật trong các từ sau:

mùa xuân, hoa đào, họa mai, chồi non, xanh biếc, xanh tươi, xanh rờn, vàng ươm, mùa hè, hoa phượng vĩ, mùa thu, hoa cúc, trung thu, mát mẻ, đỏ rực, đỏ ối, xanh ngắt.

Hướng dẫn trả lời:

Các từ chỉ đặc điểm về màu sắc của một vật: xanh biếc, xanh tươi, xanh rờn, vàng ươm, đỏ rực, đỏ ối, xanh ngắt.

Bài tập 4: Chọn từ chỉ đặc điểm của người và vật đã tìm được ở các bài tập 1, 2 để đặt 2 câu Ai thế nào? theo mẫu sau:

M:

a) Bạn Dũng / rất khéo tay.

b) Hoa phượng vĩ / đỏ rực cả sân trường.

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo các câu mẫu cho sẵn, em tự đặt câu của mình.

---------------------------------------------

Như vậy, VnDoc đã tổng hợp lại phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng về từ chỉ đặc điểm và các bài tập để các em cùng luyện tập, sẽ giúp các em tiếp thu các kiến thức về từ chỉ đặc điểm cực kì nhanh chóng, dễ hiểu, nhớ lâu.

Xem thêm:

  • Từ chỉ sự vật là gì lớp 2, 3? Ví dụ từ chỉ sự vật?
  • Phân biệt Từ chỉ sự vật; Từ chỉ đặc điểm; Từ chỉ hoạt động, trạng thái
  • Từ chỉ đặc điểm là gì? Ví dụ minh họa về từ chỉ đặc điểm

Khái niệm từ chỉ đặc điểm lớp 3, Bài tập từ chỉ đặc điểm lớp 3 trên đã bổ trợ giúp học sinh tiến bộ hơn với môn Tiếng Việt 3.Ngoài Từ ngữ chỉ đặc điểm, các em học sinh có thể tham khảo Đề thi giữa kì 1 lớp 3 và Đề thi học kì 1 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt 3, Tiếng Anh lớp 3.

Tham khảo:

  • 71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3
  • Luyện tập thành thạo từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh môn Tiếng Việt 3
  • Luyện từ và câu lớp 3: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh

Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:

  • Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Tự nhiên, Khoa học,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.