Tri túc chi túc hà thời túc, Tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn


So lao tâm lao lực cũng một đàn
Người trần thế muốn nhàn sao được?
Nên phải giữ lấy nhàn làm trước
Dẫu trời cho có tiếc, cũng xin nài
Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi
Mười lăm trẻ, năm mươi già, không kể
Thoắt sinh ra thì đà khóc choé
Trần có vui sao chẳng cười khì?
Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi[2]
Chứa chi lắm một bầu nhân dục[3]

Cầm kỳ thi tửu với giang san


Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế[5]

Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
Ai hay hát mà ai hay nghe hát?
Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất
Để [7] riêng một thú thanh tao
Chữ nhàn là chữ làm sao?

Nguồn: Nguyễn Công Trứ cuộc đời và thơ do Đoàn Tử Huyến chủ biên, NXB Lao động, 2011

* Chú thích:

[1] Chợ ở trước cửa thì huyên náo. Trăng về dưới cửa thì an nhàn.

Ở đây chơi chữ bằng phép chiết tự chữ Hán: chữ náo ngoài là chữ môn, trong là chữ thị; chữ nhàn ngoài là chữ môn, trong là chữ nguyệt.

[2] Hỉ lạc: vui mừng, ái dục: yêu đắm [dục vọng], sầu bi: buồn rầu.

[3] Bầu nhân dục: Túi chứa lòng dục của con người.

[4] Hai câu này trích trong Túy ngữ lục, nghĩa là: Biết đủ là đủ, đợi đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn thì bao giờ mới nhàn.

[5] Xuất trần xuất thế: thoát ra ngoài cõi đời.

[6] Hai câu này ở bài Tựa trong cuốn Tây sương kí của Vương Thực Phủ đời nhà Nguyên, nghĩa là: Tại chỗ đất ngày hôm nay ta ngồi, Từng có người đã ngồi trước ta rồi.

[7] Ông Tô: Tức Tô Đông Pha, một trong tám đại văn hào lớn nhất Trung Quốc suốt bảy thế kỉ từ thế kỉ VII đến XIII, thích ngao du, hát xướng.

“Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc” [Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ] “Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn” [biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn] Làm người phải biết đủ thì mới có thể vui hưởng cuộc sống. Ai không biết đủ sẽ luôn cố sức lao tâm lao lực để có nhiều hơn, hay để thõa mãn tự ái và tham vọng của mình, nhưng đời người không phải lúc nào cũng may mắn vì theo quy luật đời sống thì có nhiều biến thiên, thăng trầm như trăng tròn rồi lại khuyết, …không khéo, khi hết thời mà không biết dừng sẽ bị mất hết những cái mình đang có. Chỉ có những người sống phải đạo, có ân phước của thánh thần mới được che chở tránh được những cơn lốc bất ngờ của số mệnh. Người có tài mà ỷ tài, kiêu ngạo thì bao nhiêu nỗ lực để đạt tham vọng không đáy của cá nhân rốt cuộc cũng sẽ trở thành công dã tràng mà thôi. Dưới đây là câu chuyện từ hai người tôi quen: Ông An và Ông Bình [Không phải tên thật]. Chuyện Ông An Ông An xuất thân là một trung sĩ lực lượng nhảy dù. Vào cuối tháng tư, 1975, Sàigòn rối loạn, ông cùng với đồng đội mười mấy người lái hai chiếc xe Jeep có trang bị đại liên đi đến nhà của một người bạn Thiếu úy ở cầu Thị Nghè để nghỉ ngơi và bàn tính giải pháp. Vài ba người ra ngoài đi mua đồ về nấu ăn, khi đi đến sông Bạch Đằng họ thấy có chiếc tàu buôn lớn [tàu Trường Xuân] có nhiều người tay xách vali chạy lên tàu, và nghe nói tàu này chở người đi vượt biên. Họ về nói lại, cả nhóm lái xe đến bến tầu. Ở đó họ thấy cảnh người ta giao tiền, giao xe gắn máy cho những quân cảnh để được cho lên tầu nên gai mắt, lấy súng bắn chỉ thiên mấy phát, thế là họ được lên tầu khỏi trả tiền. Trên tàu có Thuyền trưởng, một đại tá và một số sĩ quan cao cấp, thấy bọn họ quá dữ nên giao cho họ nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên tàu. Tàu đi đến trại tị nạn ở Hồng Kông. Mọi người ở đó lần lượt được các xứ nhận cho định cư, riêng nhóm của họ thì phải chờ cả tháng và chỉ có xứ Columbia chịu nhận, có lẽ xứ Columbia bạo loạn nhiều nên cần có họ để dẹp an. Họ đành nhận lời đi Columbia nhưng cuối cùng thì họ cũng được Mỹ chấp nhận. Có lẽ vì hành vi bắn súng bừa bãi tại bến tầu của họ đã bị báo cáo lên nên hồ sơ của họ mới bị ngâm lâu như vậy. Cùng đi Mỹ với ông A là 5, 6 người trông nhóm, họ được đưa về một tỉnh lẻ và được an trí trong một nhà thờ cũ mục nát. Có một mục sư mang đến cho họ một lần 5, 7 con gà, họ tưởng mỗi ngày đều có nhiều gà ăn nên luộc ăn hết một lần, ăn tới ngán vì gà lạt nhách không có gì để chấm. Qua ngày sau là họ phải đi làm việc kiếm tiền mua thức ăn. Mỗi ngày họ phải lội bộ mấy cây số mới tới khu đồng ruộng, rồi lái chiếc xe tractor để hái bắp. Những lúc trời tuyết họ phải quấn mền đội tuyết mà đi, trông giống như mấy con ma lang thang, đời sống rất khổ. Một thời gian sau họ dành dụm được một số tiền mua được 1 chiếc xe cũ, và phấn khởi lái xe về thành phố để bắt đầu cuộc đời mới. Ông An có người giới thiệu cho việc làm và dành dụm vài năm ông đã mở được một nhà hàng đông khách, ngoài ra ông còn làm thêm thầu football nên chỉ trông vòng 5, 7 năm đã kiếm được bạc triệu. Ông khoe ông là người Việt nam đầu tiên lái Mercedes và dàn máy nhạc của ông là mấy chục ngàn đô! Bao nhiêu đó cũng chưa đủ nên ông bỏ tiền ra hùn hạp để mở một nhà hàng lớn hơn. Lần nầy thì bị thất bại nên phải làm lại nhà hàng nhỏ, làm thì cũng có tiền nhưng ông bị thua cá cược bóng đá nên nợ nần chồng chất, và cuối cùng thì vợ chồng ông tan rã và ông qua Cali mở tiệm ăn làm lại từ đầu. Tuy cũng sống được nhưng rất cực khổ vì ông đã có tuổi. Có lần ông về VN thăm đứa em ruột làm nông dân, thấy nó rảnh rổi ngồi câu cá làm ông cảm thấy buồn. Về Mỹ ông than: Bản thân mình làm chủ tiệm bên Mỹ mà còn thua cho thằng em làm ruộng ở VN. Lời bàn: Ông A học lực thấp, chỉ do nỗ lực phấn đấu làm ăn mà lên hàng triệu phú. Chỉ vì không biết đủ nên mới tính chuyện làm lớn hơn, cuối cùng là hùn hạp không đúng chỗ, cộng thêm vướng vào cờ bạc khiến ông phải trở lại làm đầu tắt mặt tối để kiếm sống, mới thấy là mình còn thua một nông dân ở Việt nam. Chuyện ông Bình Ông Bình khi ở VN là một học sinh con nhà rất nghèo, nhưng ham học. Từ nhỏ đã thức khuya dậy sớm học bài, cái ghế gổ ông ngồi cũng bị mòn thỏm xuống, không có tiền mua sách thì ông đi học ké các sách vở bán ở vỉa hè, có lúc phải đi chân đất tới trường. Kết quả là được chính phủ chọn cho đi du học. Năm đó chỉ có 2 học sinh được chọn đi mà đứa kia được chọn chỉ vì nó thuộc con ông cháu cha. Khi máy bay đáp xuống phi trường, không ai ra đón, ông phải tự mình đi tìm một phòng ngủ, đến một motel năn nỉ xin ngủ tạm qua đêm và hứa sẽ trả tiền khi có việc làm. Ông được ngủ lại tại căn phòng giặt đồ. Buổi sáng người chủ chỉ chổ cho ông đến xin việc bỏ báo và ông được mướn ngay. Ông dùng tiền đó trả chổ ngủ, còn ăn uống thì mỗi ngày ông đứng xếp hàng để nhận khoai tây và súp miễn phí cho người nghèo. Sau khi liên lạc được với nhà trường thì ông vừa đi học vừa đi làm cho đến khi thi đậu hai bằng Tiến sĩ [Vật lý và Quản trị kinh doanh]. Ông làm việc cho những công ty lớn với lương cao và sau đó là lập gia đình, cuộc sống rất tốt. Căn nhà ông ở rất đẹp, trước nó là của một tài tử Hollywood nổi tiếng, bộ bàn ghế salon rất lớn không qua lọt cửa do đặt thợ đến đóng ngay trông nhà. Và cũng vì không biết mình đã có đủ ông lại hùn hạp mua building cho mướn. Nội bộ xảy ra nhiều tranh chấp, thưa kiện và cuối cùng thì việc đầu tư đó thất bại. Tiếp theo là một tai nạn khiến cho ông bị chấn thương sọ não rất nặng và phải về hưu non. Gia đình tan rã và căn nhà cũng không giử lại được. Nói đến làm việc cực khổ, ông kể: Trong một buổi họp với các khoa học gia hàng đầu của Unesco, giờ giải lao mọi người đều than mệt, ai cũng bị thiếu ngủ vì công việc quá nhiều, ông mới nó với họ rằng: Đời sống chúng mình ở đây thật ra là thua một con gà ở bên Việtnam. Các khoa học gia đều ngạc nhiên hỏi tại sao vậy? Ông nói: Vì con gà ở VN đi bưới đồ ăn một hồi mệt thì nó chui vào bóng mát mà ngủ, còn bọn mình thì làm việc ngày đêm giống như con gà bị mất đầu, chạy lung tung vậy. Tất cả họ đều công nhận ông nói đúng. Ông Bình kể tôi nghe khi ông còn trẻ ông có một người bạn là tỷ phú đã 70 tuổi. Lúc đó ông còn trẻ nên đã rất ngạc nhiên và khó hiểu khi nghe nhà tỷ phú tâm sự rằng: Cuộc đời của mình thật quá mệt mỏi và hiện tại thì quá buồn. Nếu như tôi được làm lại từ đầu tôi sẽ không chọn làm tỷ phú mà chỉ muốn làm một người bình thường. Và tôi sẽ không hoang phí tuổi trẻ vào việc cắm đầu làm giàu! Cho đến khi ông Bình bị mất tất cả thì mới thấm lời nói đó, và hiểu là dù tỷ phú đến cuối đời vẫn giử được tài sản của mình, nhưng ông ta vẫn đau khổ vì tiếc nuối tuổi trẻ, và sớm muộn phải bỏ lại tất cả tài sản, vợ con mà ra đi cô đơn một mình. Qua cuộc đời của hai ông An và Bình cho thấy cả hai, một người thì ít học, một người khoa bảng đầy mình, cả hai đều giống nhau ở chỗ là không biết đủ, không biết mức dừng và đều có kết quả không như ý muốn. Đa số con người ta đều như vậy, bỏ cả cuộc đời ra tranh đấu để có tiền tài, danh lợi và quyền lực, có rồi thì muốn có nhiều hơn… Dù cho con người có đạt được mọi thứ như nhà tỷ phú kể trên thì đến cuối đời họ ân hận và tiếc nuối vì họ nhận thấy cái vô thường của đời sống và cái giá phải trả cho tham vọng là quá cao. Cho nên quan trọng nhất của đời người là phải có đủ phước đức mới có thể qua được những biến thiên tai ách của thiên nhiên và thời cuộc, chứ không thể dựa vào bản lãnh của mình, bởi vì thuyền càng to thì sóng càng lớn. Muốn sống an vui thì không nên đứng núi nầy trông núi nọ, không cần phải làm vua chúa đầy quyền lực, hay đại gia phú hộ cái gì cũng có hơn người khác mới thấy vui.

Chỉ cần học để biết đủ, biết nhàn = hạnh phúc.

Video liên quan

Chủ Đề