Thuyết minh đồ an nền móng đại học xây dựng

  1. Có thể đăng ký học môn Vật liệu Xây dựng và môn Thực tập Vật liệu Xây Dựng cùng lúc được không?

-         Trả lời: Môn Vật liệu Xây dựng là môn lý thuyết học trước nên thường phải học trước môn Thực tập Vật liệu Xây Dựng. Nhưng nếu nỗ lực thì sinh viên cũng có thể đăng ký hai môn cùng lúc.

2.Khoa có tổ chức dạy bồi dưỡng, phụ đạo không?

-         Trả lời: Học đại học không còn khái niệm phụ đạo, việc tự học của sinh viên là quan trọng.

Đối với SV từ khóa 2012 ( học CTDT 150 TC), Gv bố trí ôn tập vào tuần 16. Ngoài ra, trường hợp GV có sử dụng trợ lý giảng dạy có thể sẽ bố trí thêm 1 số buổi tư vấn.

3.Tại sao nhà trường không tạo diều kiện cho sinh viên được làm việc trong các công ty ngay từ năm nhất?

-         Trả lời: Sinh viên có thể tham gia vào các công trình xây dựng dưới dạng tự do nhưng phải đảm bảo được thời gian học. Khoa không có khả năng xin cho các bạn đi làm. Để có kinh nghiệm thì sinh viên cần học lý thuyết kết hợp với những kiến thức thực tế. Trong kỳ thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho SV tích lũy kinh nghiệm về thi công và thiết kế.

4. Khối lượng yêu cầu tối thiểu của đồ án tốt nghiệp.

-         Trả lời: Đồ án tốt nghiệp yêu cầu sinh viên phải thực hiện các công việc thiết kế kết cấu sau: 1 sàn tầng điển hình; 1 cầu thang bộ; 1 bể nước, 2 khung trục theo 2 phương vuông góc; và 2 phương án móng cho các móng của 2 khung trục đã tính toán.

-         Khi tính 2 khung trục, sinh viên tính toán khung theo mô hình không gian, có xét đến gió động và động đất; và thiết kế cấu tạo cốt thép cột, dầm và vách cho 2 khung trục theo chỉ định của giáo viên hướng dẫn.

-         Nếu sinh viên thực hiện thêm các tính toán thiết kế khác, tùy theo mức độ và khối lượng công việc sẽ được xem xét cộng thêm điểm.

-         Các tính toán, thiết kế phải được thể hiện rõ trong thuyết minh, phụ lục và các bản vẽ.


5. Sinh viên có thể giảm khối lượng tính phần kết cấu theo yêu cầu và tăng khối lượng phần tính toán móng hay thi công được không.

-         Trả lời: Không được. Sinh viên phải thực hiện khối lượng tính toán yêu cầu tối thiểu. Nếu sinh viên làm thêm khối lượng tính toán móng hay thi công, sinh viên sẽ được xem xét cộng điểm thưởng.


6. Sinh viên nên chọn công trình cho đề tài tốt nghiệp như thế nào.

-         Trả lời: Sinh viên có thể tự chọn công trình dựa vào các bản vẽ kiến trúc có sẵn và giáo viên hướng dẫn sẽ xem xét và quyết định công việc cụ thể. Để có thể tính toán gió động, động đất và vách cứng, sinh viên phải chọn công trình cao trên 40m, địa điểm đặt công trình có gia tốc nền yêu cầu tính toán tải trọng động đất theo TCVN 9386:2012, và kết cấu có vách cứng.


7.  Ngoài các công trình nhà cao tầng, sinh viên có được chọn các công trình khác như nhà máy, sân vận động, nhà thi đấu, … làm đề tài tốt nghiệp không.

-         Trả lời: Được. Khoa khuyến khích sinh viên làm các đề tài khác với nhà cao tầng. Tuy nhiên, sinh viên cần có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn để đảm bảo khối lượng yêu cầu của khoa.


8. Trong quá trình học, sinh viên có tham gia nghiên cứu khoa học. Vậy sinh viên có được lấy đề tài nghiên cứu khoa học làm đề tài tốt nghiệp không.

-         Trả lời: Sinh viên được sử dụng và phát triển đề tài nghiên cứu khoa học làm đề tài tốt nghiệp. Khoa khuyến khích sinh viên làm việc này. Tuy nhiên, sinh viên cần trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nội dung đồ án tốt nghiệp đảm bảo khối lượng yêu cầu của khoa.


9. Sinh viên có được chọn giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp không.

-         Trả lời: Vì điều kiện thực tế, khoa chưa cho phép sinh viên chọn giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp. Khoa sẽ phân giáo viên hướng dẫn theo nguyên tắc ngẫu nhiên và sinh viên không được đổi giáo viên hướng dẫn.

10.  Đồ án tốt nghiệp có thể được thực hiện theo hình thức nhóm.

-         Trả lời: Mặc dù đã được thí điểm thực hiện trong học kỳ 2 năm học 2013-2014 cho các sinh viên khá, giỏi nhưng hiện nay hình thức thực hiện đồ án tốt nghiệp theo nhóm chưa được thực hiện vì sự phân công công việc, hình thức đánh giá giữa các thành viên trong nhóm và giữa làm theo nhóm và cá nhân chưa tốt. Hơn nữa, đồ án tốt nghiệp đánh giá kết quả tính toán thiết kế toàn công trình của sinh viên nên khi thực hiện theo nhóm sẽ dẫn đến tình trạng các thành viên trong nhóm chỉ biết phần tính toán thiết kế được phân công.

11.  Thuyết minh và phụ lục của đồ án tốt nghiệp nên trình bày những vấn đề gì.

-         Trả lời: Phần tính toán và thiết kế của đồ án tốt nghiệp phải được trình bày trong thuyết minh và phụ lục theo mẫu của khoa và in giấy A4 một mặt.

-         Thuyết minh trình bày các tính toán, thiết kế đặc trưng cũng như các lý thuyết liên quan đến việc tính toán thiết kế sử dụng; các bảng tính tổng hợp.

-         Phụ lục trình bày các giá trị tính toán có được từ các chương trình máy tính dùng để thiết kế trong phần thuyết minh.

12.  Sinh viên nên thể hiện các bản vẽ của đồ án tốt nghiệp như thế nào.

-         Trả lời: Bản vẽ đồ án tốt nghiệp phải thể hiện được rõ ràng và đúng với thiết kế đã trình bày trong phần thuyết minh. Ngoài ra, bản vẽ phải thể hiện được các chi tiết cấu tạo mà trong thuyết minh không trình bày.

-         Ngoài khung tên bản vẽ phải theo qui định của khoa, sinh viên có thể trình bày bản vẽ theo các cách khác nhau làm sao bản vẽ có thể thi công được ngoài công trường. Lưu ý, cách thể hiện bản vẽ phải thống nhất trong tất các các bản vẽ kiến trúc, kết cấu, móng và thi công.

13.  Sinh viên có thể đi thực tập tốt nghiệp các công trình nhà phố hay biệt thự được không.

-         Trả lời: Sinh viên không được đăng ký đi thực tập tốt nghiệp các công trình có qui mô nhỏ vì như vậy sinh viên sẽ không có kiến thức thực tế khi làm đồ án tốt nghiệp là tính toán, thiết kế các công trình nhà cao tầng.

14.  Thuyết minh đồ án kết cấu bê tông cốt thép (BTCT), kết cấu công trình BTCT và kết cấu công trình thép viết tay hay được đánh máy.

-         Trả lời: Thuyết minh các đồ án trên sinh viên có thể viết tay hoặc đánh máy. Bộ môn Kết cấu công trình khuyến khích sinh viên đánh máy theo định dạng như đồ án tốt nghiệp của khoa.

15.  Môn kết cấu thép (STST240917) có phần kết cấu liên hợp thép – bê tông, sinh viên có thể học môn này thay thế cho môn Kết cấu liên hợp thép – bê tông (1217270) được không.

-         Trả lời: Sinh viên không được phép vì trong bảng điểm của sinh viên có 2 môn cùng tên Kết cấu thép: 1 môn của chương trình cũ và 1 môn của chương trình 150 tín chỉ mặc dù 2 môn này khác mã môn học.

16.  Hiện tại một số môn (ví dụ Phương pháp phần tử hữu hạn, Anh văn chuyên ngành) của chương trình cũ không còn trong chương trình 150 tín chỉ. Vậy làm sao sinh viên có thể học để hoàn tất chương trình.

-         Trả lời: Sinh viên có thể học môn nào trong chương trình 150 tín chỉ nhưng không có trong chương trình cũ và làm đơn xác nhận môn học tương đương gửi trưởng Bộ môn quản môn học và khoa ký. Ví dụ, sinh viên có thể học các môn thay thế TT Kỹ thuật nghề XD (COTP320519), TT Ứng dụng tin học trong QLXD (ICMP411219), TT Nghiệp vụ dự thầu (PTEP421019).

17.  Làm sao có thể đăng ký môn học đã đầy chỗ.

-         Trả lời: Sinh viên làm đơn xin mở lớp nếu số sinh viên có nhu cầu đăng ký còn nhiều hơn 30 sinh viên; hoặc sinh viên làm đơn xin mở thêm chỗ trong lớp sẵn có. Các đơn này gửi trưởng Bộ môn quản môn học xem xét và gửi phòng đào tạo.

18.  Sinh viên khoa xây dựng có thể làm đề tài ở những lĩnh vực nào? Liên hệ với ai?

-         Trả lời: Sinh viên khoa xây dựng có thể tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực như: vật liệu xây dựng (liên hệ thầy Phan Đức Hùng: ); Kết cấu thép – bê tông cốt thép, composite (liên hệ bộ môn KCCT, thầy Châu Đình Thành: ), Cơ kỹ thuật, động lực học công trình (liên hệ bộ môn Cơ học, thầy Mai Đức Đãi: ); Cơ học đất – nền móng và công trình ngầm (liên hệ bộ môn Cơ học đất, thầy Trần Văn Tiếng: ); Thi công và quản lý dự án (liên hệ bộ môn Thi công, thầy Nguyễn Văn Khoa: ).

19.  Số lượng thành viên tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học?

-         Trả lời: Đề tài Nghiên cứu khoa học do 01 sinh viên đứng tên làm chủ nhiệm và tối đa 04 thành viên tham gia thực hiện dưới sự hướng dẫn của 01 giảng viên hoặc 01 cán bộ nghiên cứu (được gọi là GVHD) của khoa Xây dựng và CHƯD.

20.   Muốn tham gia làm cộng tác viên Đoàn khoa phải làm sao?

-         Trước mỗi hoạt động, phong trào của khoa thì Đoàn khoa sẽ chỉ đạo việc thực hiện tuyển CTV Đoàn khoa để bổ sung nguồn nhân lực thực hiện tốt công tác chuẩn bị và công tác tổ chức chương trình trước và sau. CTV Đoàn khoa là lực lượng không cố định được huy động phụ thuộc vào mức độ, quy mô của chương trình, việc tuyển CTV sẽ được thông báo cụ thể về số lượng, địa điểm, thời gian và công việc cụ thể cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bạn sinh viên đăng ký tham gia.

21.  Khi có phong trào, hoạt động muốn tham gia thì phải liên hệ những đâu?

-         Các khoa/phòg/ban/TT, Đoàn thanh niên & Hội SV chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động.

Ngay khi có phong trào và hoạt động thì thông tin và hình thức đăng ký sẽ dược cập nhật trên facebook, hoặc nhanh chóng bạn cũng có thể đến văn phòng Đoàn khoa, Đoàn trường để được tư vấn và đăng ký tham gia hoạt động.