Thuốc trị chóng mặt buồn nôn của Nhật

Thuốc được sử dụng trong điều trị chóng mặt tùy thuộc vào nguyên nhân:

Nhóm thuốc kháng sinh và thuốc glucocorticoid:

Các thuốc kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, clarithromycin…) và các thuốc glucocorticoid (prednisolon, dexamethason, betamethason…) được sử dụng trong điều trị chóng mặt do viêm mê đạo hay viêm dây thần kinh tiền đình gây ra bởi vi khuẩn.

Nhóm thuốc kháng histamin:

Là nhóm thuốc thông dụng trong điều trị chóng mặt. Các thuốc thường được sử dụng là dyphenhydramin, betahistin, meclizin... Nhóm thuốc này tác động bằng cách duy trì sự hoạt động bình thường của tai trong, giúp kiểm soát trạng thái thăng bằng của cơ thể.

Nhóm thuốc kháng tiết cholin:

Scopolamin là hoạt chất thuộc nhóm kháng tiết cholin, có trong cây cà độc dược và được sử dụng trong điều trị chóng mặt, buồn nôn do say tàu xe.

Nên lưu ý không sử dụng scopolamin trong trường hợp sau:

- Người mắc bệnh tăng nhãn áp (glaucoma).

- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

- Trẻ em dưới 8 tuổi.

Thuốc trị chóng mặt buồn nôn của Nhật

Nhóm thuốc đối kháng canxi có chọn lọc:

Các thuốc đối kháng canxi có chọn lọc như cinarizin, flunarizin… còn có tính chất của thuốc kháng histamin, thường được sử dụng hiệu quả trong điều trị chóng mặt do say tàu xe, do bệnh đau nửa đầu…

Các thuốc này có tác dụng giãn mạch ngoại biên, tăng cường tuần hoàn máu ở tai trong.

Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não:

Các thuốc tăng cường tuần hoàn não như piracetam, vinpocetin, ginkgo biloba… giúp tăng cường máu lên não, hoạt hóa não thực hiện tốt chức năng dẫn truyền thần kinh, làm giảm chóng mặt, ù tai.

Nhóm thuốc benzodiazepin:

Các thuốc benzodiazepin như: diazepam, clonazepam, lorazepam…thường được sử dụng trong điều trị chóng mặt do bệnh Ménière, do viêm dây thần kinh tiền đình hay do nguyên nhân tâm lý. Các thuốc này làm giảm các triệu chứng chóng mặt, ù tai… và điều chỉnh sự hồi phục tổn thương tiền đình.

Nhóm thuốc lợi tiểu:

Các thuốc lợi tiểu như furosemid, hydrochlorothiazid… giúp thoát dịch ở tai trong nên được sử dụng trong điều trị chóng mặt gây ra do bệnh Ménière.

Acetyl-DL-leucin là một axít amin được sử dụng hiệu quả trong điều trị các cơn chóng mặt, tuy cơ chế tác động chưa được biết rõ.

Hầu hết các thuốc sử dụng trong điều trị chóng mặt là các thuốc kê đơn và có nhiều tác dụng phụ, nên cần phải được sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Nên lưu ý: một số nhóm thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Do đó, không được sử dụng khi đang lái tàu xe, vận hành máy móc và thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú…

Lời khuyên của thầy thuốc

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh những cử động đột ngột và tránh sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá, tập thể dục đều đặn… sẽ giúp mau hồi phục và ngăn ngừa sự tái phát các cơn chóng mặt!

BS. Mai Xuân Dũng


Khi bị chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì là tốt nhất?

Thứ Ba ngày 22/08/2017

  • Tại sao bị ù tai chóng mặt khi mang thai?
  • Giải đáp: Hay ù tai chóng mặt là biểu hiện của bệnh lý nào?
  • Ù tai chóng mặt uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng có thể gặp và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ biểu hiện nặng, nhẹ của triệu chứng ở mỗi người cũng khác

“Điểm mặt” những nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn?

Thuốc trị chóng mặt buồn nôn của Nhật
Chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu mang thai, say tàu xe, do dùng thuốc…

Để dùng đúng thuốc trước tiên bạn cần xác định được nguyên khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn. Dưới đây là những tác nhân chủ yếu:

+ Ốm nghén: Chóng mặt và buồn nôn cũng có thể là biểu hiện của việc mang thai, triệu chứng này thường xuất hiện chủ yếu trong 3 tháng đầu. Nhìn chung bà bầu bị chóng mặt là biểu hiện sinh lý khá bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp nôn mở quá mức thì bạn nên tìm cách khắc phục.

+ Say tàu xe: Những người bị say tàu xe cũng thường có biểu hiện này khi lên xe hơi, xe lửa, tàu hoặc máy bay…

+ Sử dụng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, an thần… cũng có thể là tác nhân gây chóng mặt buồn nôn. Bởi nhũng loại thuốc này có thành phần ức chế sự chuyển hóa men trong cơ thể gây chóng mặt.

+ Bệnh đau bụng kinh cũng có thể là nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn. Cụ thể là vào ngày “đèn đỏ”phái nữ thường có biểu hiện chóng mặt buồn ngôn kèm theo đau lưng. Theo các chuyên gia y tế thì đây là triệu chứng xuất hiện do sự hình thành của các prostaglandin nội mạc tử cung gây ra.

+ Ngoài ra bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột… hoặc các bệnh về tim mạch cũng là tác nhân khiến bạn có cảm giác chóng mặt buồn nôn.

Chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì là tốt nhất?

Thuốc trị chóng mặt buồn nôn của Nhật
Để biết chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn mà bạn sử dụng cách điều trị cho phù hợp. Đối với các trường hợp bị chóng mặt buồn nôn do triệu chứng bệnh bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị nhằm khắc phục triệt để các triệu chứng bệnh. Bởi các loại thuốc chữa chứng chóng mặt buồn nôn chỉ có thể tác dụng cắt cơn tạm thời. Tương tự với các mẹ bầu cũng nên xin ý kiến của các bác sĩ về việc dùng thuốc hoặc hỗ trợ khắc phục trong trường hợp chứng chóng mặt buồn nôn kéo dài tiềm ẩn nguy cơ gây suy nhược cơ thể. Riêng với các trường hợp bị chóng mặt buồn nôn do say tàu xe, đau bụng kinh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc cắt triệu chứng tạm thời nhưng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và các chỉ định những người không nên dùng thuốc.

Nhìn chung không có câu trả lời tuyệt đối cho việc chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì, bởi mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Lời khuyên tốt nhất cho bạn khi gặp triệu chứng này là nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân cũng như đi khám để được các bác sĩ tư vấn cách dùng thuốc phù hợp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chóng mặt

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hoa-mat-chong-mat-uong-thuoc-gi/

Bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế thường khiến nhiều người nghĩ mình bị bệnh thiếu máu. Điều này không sai, nhưng triệu chứng hoa mắt, chóng mặt còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, các rối loạn về tâm lý...

Về phương diện y học, hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng hoàn toàn riêng biệt.

Hoa mắt là cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt, xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế, như khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi chuyển sang đứng dậy. Triệu chứng này có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.

Chóng mặt được mô tả là khi bạn cảm thấy đồ vật xoay tròn xung quanh mình theo nhiều hướng hoặc ngược lại. Triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế hoặc xoay đầu. Nó kéo dài trong khoảng vài giây hoặc có thể kéo dài trong nhiều giờ liên tục làm cho bạn phải nằm yên một chỗ. Trong những trường hợp nặng, bạn sẽ có thêm biểu hiện buồn nôn và ói mửa.

Mỗi một triệu chứng sẽ biểu hiện cho những bệnh lý khác nhau. Triệu chứng hoa mắt xuất hiện do có sự suy giảm lưu lượng máu lên não bộ một cách đột ngột tạm thời hoặc kéo dài. Đây là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý như thiếu máu, các bệnh lý của tim (như suy tim, hẹp động mạch chủ, hẹp hở van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim,...), các bệnh lý mạch máu (như bệnh xơ vữa mạch máu hoặc viêm mạch gây ra tình trạng hẹp mạch ở động mạch cảnh trong, hệ mạch máu cột sống thân nền....), bệnh tăng huyết áp, hoặc tình trạng tụt huyết áp. Ngoài ra khi bạn bị cảm cúm, suy nhược thần kinh, stress,... làm suy giảm lưu lượng máu lên não (khi thay đổi tư thế) cũng gây ra triệu chứng hoa mắt.

Chóng mặt là một biểu hiện bất thường của hệ tiền đình. Hệ tiền đình là hệ thống cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể, cũng như chịu trách nhiệm nhận biết vị trí đầu trong không gian. Khi có sự rối loạn hoạt động của hệ tiền đình, não sẽ không nhận biết được tư thế của đầu, dẫn đến hiện tượng chóng mặt. Chóng mặt gặp trong các bệnh lý như: Rối loạn tiền đình (viêm tiền đình ốc tai, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bệnh Meniere....) suy giảm cấp máu lên cơ quan tiền đình (viêm hoặc xơ vữa hệ tuần hoàn sau của não), đột quỵ, tác dụng phụ của một số loại thuốc....

Hoa mắt chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu các triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng có xuất hiện lại nhưng ngắn thì thường là lành tính. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên khi các triệu chứng hoa mắt chóng mặt xuất hiện kéo dài, từ 30 phút trở lên sẽ thường liên quan tới các bệnh lý như thiếu máu mạn, tình trạng xơ vữa nặng của mạch máu...

Thuốc trị chóng mặt buồn nôn của Nhật

Khi bạn bị stress, suy nhược thần kinh cũng có thể gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt

Khi có cơn hoa mắt chóng mặt, bạn nên dừng tất cả các công việc lại, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh nơi nằm nghỉ được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng này vẫn kéo dài, không cải thiện, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám để được tư vấn, điều trị sớm.

Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng hoa mắt chóng mặt tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện các triệu chứng này. Tập thể dục hằng ngày, tránh các căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp bạn tránh xa các rối loạn trên. Ăn uống đa dạng, khẩu phần ăn có nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương pháp dinh dưỡng tốt giúp góp phần đẩy lùi bệnh tật. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng dựa theo tình trạng của từng người và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt.

3. 1. Cơn hoa mắt chóng mặt nhẹ

Bạn có biểu hiện: Hoa mắt, hơi choáng váng khi nằm, ngồi, đứng, đi lại, vận động không bình thường.

Cách xử lý: Không nên thay đổi vị trí một cách đột ngột. Dùng thuốc chữa chóng mặt kết hợp day bấm huyệt, dùng cao dán, những bài thuốc dân gian... khá hiệu nghiệm.

3. 2. Cơn hoa mắt chóng mặt vừa

Bạn có biểu hiện: Cảm thấy khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế hoặc khi di chuyển, lảo đảo như người say rượu, nhìn thấy mọi vật không còn cố định, có thể buồn nôn hoặc nôn

Cách xử lý: Trong trường hợp này bạn có thể uống nước gừng tươi theo công thức sau: Gừng tươi khoảng 10g, làm sạch rồi giã nhỏ. Rót khoảng 100-150ml nước thật sôi vào gừng đã giã nhỏ. Khuấy đều, sau đó gạn lấy nước và thêm vào một thìa đường kính đủ ngọt đậm và uống ngay lúc còn nóng. Nước gừng tươi có tác dụng chống buồn nôn và nôn rất tốt.

3. 3. Cơn hoa mắt chóng mặt nặng

Bạn có biểu hiện: Rất khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế (ví dụ: từ nằm ngửa sang nghiêng), không thể ngồi dậy, đầu óc như bị đè ép lại, nếu đi cần phải có người đỡ không sẽ ngã, có khi nôn mửa dữ dội, nhìn mọi vật xung quanh quay cuồng do rung giật nhãn cầu. Bạn luôn muốn nhắm mắt, muốn tìm nơi yên tĩnh tránh ánh sáng hoặc tiếng động...

Cách xử lý: Bạn cần uống ngay thuốc chữa chóng mặt có tác dụng nhanh, tránh di chuyển hay thay đổi tư thế. Nếu nôn nhiều cần uống thêm nước gừng theo công thức trên và dùng oresol để chống mất nước. Trong trường hợp cơn chóng mặt vẫn không thuyên giảm thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa chóng mặt có tác dụng nhanh, bất kể do nguyên nhân gì. Các nhóm thuốc chữa chóng mặt gồm có:

Trong đó, thuốc chữa chóng mặt nhóm thuốc có dẫn xuất của leucin được đánh giá là có tác dụng cắt cơn chóng mặt mạnh nhất hiện nay với tên hoạt chất thường là acetyl-D, L-leucin. Để tăng tính hiệu quả trong điều trị chóng mặt, các bác sĩ cũng khuyến cáo thêm rằng, bạn nên chú ý chọn thuốc chữa chóng mặt từ các hãng dược phẩm uy tín để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Tóm lại, hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế để có cách điều trị hiệu quả, trúng đích, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn về việc dùng thuốc trong trường hợp cần thiết.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, nhu cầu. Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe khách hàng để từ đó tư vấn về một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp. Mọi quy trình thăm khám đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả thăm khám tại bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: