Thuốc lắc đã là dạng ma túy nào bắt buộc trả lời một lựa chọn

Xét nghiệm chất gây nghiện được thực hiện khi bạn nghi ngờ nhiễm các chất như cần sa, thuốc phiện, đá, thuốc lắc,…Vì vậy, chỉ cần kiểm nước tiểu là bạn đã có câu trả lời.

Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn thế giới, riêng ở nước ta, tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong một bộ phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội. Sự nghiện ngập không chỉ làm băng hoại thế hệ trẻ mà sử dụng ma túy qua con đường tiêm chích làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng.

Trước những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cho phép chúng ta có thể dễ dàng phát hiện các chất gây nghiện như cần sa, thuốc phiện, đập đá và thuốc lắc trong nước tiểu. Dưới đây là thông tin về các chất gây nghiện thưòng gặp.

1. THC [Cần sa – Marijuana]

Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC [Delta 9 tetrahydrocannobinol]. THC thấm vào máu qua thành phổi hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó, máu chuyển THC lên não và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.

Khi hút cấn sa, chất gây nghiện trong cần sa nhanh chóng đi vào phổi và ngấm vào máu tạo cảm giác "phê".

Nguyên nhân nhiễm: do hút hoặc uống thuốc cần sa.

Hậu quả: người dùng giảm trí nhớ trong một thời gian ngắn và chậm tiếp thu. Họ cũng có thể trãi qua tình trạng hỗn loạn và lo lắng thoáng qua. Sử dụng liều cao và lâu dài có thể gây rối loạn hành vi.

Xét nghiệm chẩn đoán: Đỉnh hiệu ứng khi hút cần sa sau khoảng 20 - 30 phút và kéo dài 90 - 120 phút sau 1 liều hút. Mức độ gia tăng các chất chuyển hóa trong nước tiểu được phát hiện trong vài giờ khi hút và tồn tại khoảng 3- 10 ngày sau.

2. MOP [Chất ma túy dạng thuốc phiện: Heroin, Morphin]

Morphin vốn được người ta biết đến như loại thuộc giảm đau vô cùng hữu hiệu. Cũng giống như heroin và nhiều loại hoá phẩm khác được chiết xuất từ cây thuốc phiện, bên cạnh tác dụng giảm đau, morphin còn tạo ra mối nguy hiểm khác rất nghiêm trọng là gây nghiện, hay làm cho bệnh nhân muốn được giảm đau thì buộc phải tăng dần liều lượng thuốc.

Heroin có màu trắng, khó nhận biết dễ nhầm lẫn với các chất thông dụng khác.

Nguyên nhân nhiễm: có thể dùng đường miệng, mũi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Hậu quả: Dùng quá liều có thể gây tư vong.

Xét nghiệm chẩn đoán: Thuốc có tác dụng trong vòng 3-6 giờ, chuyển hóa với chỉ 2-12% được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng Morphin không thay đổi. Heroin nhanh chóng chuyển thành Morphin trong cơ thể. Bài tiết của heroin giống với Morphine Codein, cũng chuyển hóa rộng rãi với 10-15% ở dưới dạng Morphine hay Norcodein và tồn tại khoảng 3 - 7 ngày sau.

3. MET [Ma túy đá]

MET là chất gây nghiện thuộc nhóm các chất kích thích dạng amphetamine. Khi dùng, nó tác động lên hệ thần kinh trung ương và kích thích giải phóng dopamine hàng loạt. Nguyên nhân: do sử dụng MET với liều thấp hoặc liều cao. Hậu quả: + Sử dụng MET với liều dùng thấp kéo dài, hành vi của người dùng trở nên không dự đoán được. Người bệnh có thể đang rất vui vẻ, hòa đồng và bình tĩnh, rồi lại trở nên giận giữ và kích động ngay sau đó. Việc khó ngủ và không ăn được khiến họ trở nên hết sức mệt mỏi và tiếp tục phải sử dụng methamphetamine để tỉnh táo trở lại. + Sử dụng MET với liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm, hoang tưởng [tin vào những điều không có thật], ảo giác [nghe thấy hoặc nhìn thấy những điều không có thật]. Nhiều người có hành vi tự hủy hoại bản thân, tự tử, hay trở nên cực kỳ nguy hiểm và gây ra những hành vi bạo lực.

Ma túy đá có màu trắng trong, nếu không biết phân biệt dễ nhầm với Heroin.

Xét nghiệm chẩn đoán: MET là một loại ma túy tổng hợp, xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 3 giờ sau khi sử dụng [bất kỳ đường nào] và tồn tại trong vòng 24-48 giờ sau khi dùng liều cuối.

4. MDMA [Thuốc lắc]

Thuốc lắc là một loại thuốc gây nghiện tổng hợp bất hợp pháp, thường được tiêu thụ ở dạng thuốc viên, viên nén hoặc dạng viên nang. Thuốc này là một dạng duy nhất trong số các loại thuốc gây nghiện bất hợp pháp, có cả tác dụng kích thích và gây ảo giác. Đặc tính kích thích của thuốc lắc giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo trong khi các hiệu ứng gây ảo giác sẽ kích thích cảm giác làm cho các hình ảnh thực tế bị bóp méo.

Nguyên nhân: MDMA có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Thuốc lắc có nhiều màu sắc, nhìn giống kẹo.

Hậu quả: Sử dụng MDMA là con đường ngắn nhất dẫn đến cái chết. Bởi khi sử dụng MDMA liều cao sẽ làm rối loạn khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột [hyperthermia] dẫn đến suy gan, suy thận và suy tim.Việc thiếu dopamine sẽ gây ra các tổn thương về mặt nhận thức và tâm lý. Điều này phần nào giải thích được tại sao người dùng MDMA luôn cảm thấy buồn bã và uể oải sau một đêm sử dụng. Xét nghiệm chẩn đoán: MDMA bắt đầu có tác dụng 30 phút sau khi dùng, đạt đỉnh sau 1 giờ và kéo dài 2 đến 3 giờ. 65% được bài tiết qua nước tiểu và có thể phát hiện trong vòng 3 ngày sau khi sử dụng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thực xét nghiệm phát hiện các chất gây nghiện trong nước tiểu, bao gồm:

1. THC [Cần sa - Marijuana];

2. MOP [Chất ma túy dạng thuốc phiện: Heroin, Morphin];

3. MET [Ma túy đá];

4. MDMA [Thuốc lắc].

Các xét nghiệm này trả kết quả sau 01 giờ nhận mẫu.

Tổng đài đặt lịch lấy mẫu tận nơi 1900 565656.

Hiện nay, cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma tuý mới, tệ nạn ma tuý ở Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng. “Thuốc lắc” có phải ma túy không, sử dụng thuốc lắc có vi phạm pháp luật không sẽ được Luật Minh Gia phân tích cụ thể qua bài viết này.

1. Thuốc lắc là gì?

Trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa về thuốc lắc, đây là cụm từ mọi người thường gọi để chỉ một chất ma túy thường được sử dụng tại các vũ trường, quán bar,… làm người dùng trở nên hưng phấn với nhạc cường độ lớn, ánh sáng,…

Thuốc lắc có tên khoa học là 3,4 - MethyleneDioxyl-MethamphetAmine [viết tắt MDMA, tên tiếng Anh là ecstasy], là một dạng ma túy được chế tạo tổng hợp bao gồm cả các chất dạng amphetamine và một số các chất gây ảo giác.

Thuốc lắc có công thức hóa học là: C11H15NO2

* Đặc điểm của thuốc lắc:

- Nguồn gốc: do tổng hợp, điều chế từ các chất hóa học. Thuốc lắc thường được sản xuất bất hợp pháp, tại Việt Nam hành vi sản xuất thuốc lắc là hành vi bị nghiêm cấm.

- Dạng tồn tại: chất rắn hoặc chất lỏng, thông thường tồn tại ở dạng viên nén hoặc dạng bột.

- Màu sắc: nhiều màu sắc khác nhau.

- Thành phần: chủ yếu là 3,4 - MethyleneDioxyl-MethamphetAmine, được pha trộn thêm một số chất ma túy và tạp chất khác.

2. Tác hại của thuốc lắc

Khoảng 10 – 20 phút sau khi uống thuốc lắc, thuốc sẽ tác động trực tiếp vào não, gây kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác trong nhiều giờ liền. Thuốc làm cho người dùng tự tin, nhiệt độ cơ thể tăng, thích thực hiện những hành vi có cảm xúc mạnh như lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá đồ đạc, cởi bỏ quần áo,… Người sử dụng thuốc lắc lâu dài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tâm thần.

Về thể chất, khi cơ thể bị kích động mạnh, trạng thái hưng phấn cao độ, hoạt động quá sức liên tục dẫn đến tiêu hao năng lượng lớn và mất nhiều nước,... Thuốc lắc kích thích hệ thần kinh, tạo ra trạng thái kích động và căng thẳng, gây mất ngủ triền miên, biếng ăn,... dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.

Về tinh thần, thuốc lắc gây ra những rối loạn về tâm lý như lẫn lộn, trầm cảm, lo lắng và hoang tưởng. Cụ thể, thuốc lắc làm não tăng phóng thích 3 chất dẫn truyền thần kinh: serotonin, dopamine và norepinepherine. Sự phóng thích quá mạnh mẽ các chất dẫn truyền thần kinh có thể gây nên tình trạng cạn kiệt chất dẫn truyền xung động thần kinh, khiến các tế bào thần kinh bị chết dần. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn hoặc tê liệt nhiều cơ quan cơ thể. Chẳng hạn, có thể dẫn đến bệnh Parkinson với biểu hiện là các cơn run, co cơ, cử động khó khăn, di chuyển chậm.

3. Sử dụng thuốc lắc bị xử lý thế nào?

Hành vi sử dụng thuốc lắc được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy - hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không xử lý hình sự với hành vi “sử dụng trái phép chất ma túy” mà xử lý các hành vi khác liên quan đến ma túy như: Trồng các loại cây có chứa chất ma túy; Chiếm đoạt, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; Chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, mua bán dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất chất ma túy, tiền chất ma túy; tổ chức, chứa chất, lôi kéo, hoặc cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lắc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

d] Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

…”

Đặc, biệt với người sử dụng thuốc lắc nhiều lần dẫn đến gây nghiện thì được coi là người nghiện ma túy [Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này - khoản 12 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021]. Theo đó, khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: “1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy”. Như vậy, nếu cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xác định người sử dụng thuốc lắc là người nghiện ma túy thì ngoài việc bị xử phạt hành chính còn bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Video liên quan

Chủ Đề