Thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ 1 tuổi

Hapacol là nhãn hàng uy tín của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Hapacol chuyên cung cấp các giải pháp giảm đau, hạ sốt nhanh với nguyên liệu chính là paracetamol. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm Hapacol thuộc nhóm giảm đau hạ sốt dành cho trẻ em nhé.

Công dụng: Hapacol 250 là thuốc chứa 250mg paracetamol dạng bột sủi bọt, giúp giảm đau hạ sốt cho trẻ trong một số trường hợp thông thường như: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt do mọc răng, trẻ bị sốt sau tiêm chủng hoặc sau phẫu thuật,…

Liều dùng và cách dùng:

  • Hòa tan Hapacol 250 vào lượng nước [thích hợp cho bé] đến khi sủi hết bọt. Cho trẻ uống mỗi 6 giờ, không quá 5 lần/ngày. Các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Liều uống trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần.
  • Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi có thể uống 1 gói/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hapacol 250

2. Hapacol 150

Công dụng: Hapacol 150 chứa 150mg paracetamol dạng bột sủi bọt, thích hợp cho trẻ em từ 1-3 tuổi. Hapacol 150 giúp trẻ giảm đau hạ sốt trong một số trường hợp phổ biến như: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt do mọc răng, trẻ bị sốt sau tiêm chủng hoặc sau phẫu thuật,…

Liều dùng và cách dùng:

  • Hòa tan Hapacol 150 vào lượng nước [thích hợp cho bé] đến khi sủi hết bọt. Cho trẻ uống mỗi 6 giờ, không quá 5 lần/ngày..
  • Liều uống trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần.
  • Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi uống 1 gói/lần
  • Trẻ cũng có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Hapacol 80

Công dụng: Hapacol 80 chứa 80mg paracetamol dạng bột sủi bọt, thích hợp cho trẻ em dưới 1 tuổi. Hapacol 80 có tác dụng giúp giảm đau hạ sốt cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt do mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…

Liều dùng và cách dùng:

  • Hòa tan Hapacol 150 vào lượng nước [thích hợp cho bé] đến khi sủi hết bọt. Cho trẻ uống mỗi 6 giờ, không quá 5 lần/ngày..
  • Liều uống trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần.
  • Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho trẻ dùng liều như sau:

  • Trẻ em từ 0 – 3 tháng tuổi: uống ½ gói/ lần.
  • Trẻ em từ 4 – 11 tháng tuổi: uống 1 gói/ lần.

Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ nếu có hướng dẫn.

Do 3 loại thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt trên đều có dạng bột sủi bọt và được hòa tan trong nước trước khi uống, nên thuốc được cơ thể hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.

Hapacol 80

4. Hapacol 325

Công dụng: Hapacol 325 chứa 325 mg paracetamol, là thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm ở dạng viên nén. Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng đau do đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Ngoài ra, Hapacol 325 còn được dùng để hạ sốt ở những trẻ bị cảm hoặc mắc những bệnh có liên quan đến sốt.

Liều dùng và cách dùng:

Phụ huynh cho trẻ uống Hapacol 325 mỗi 6 giờ với liều lượng cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi: uống 1 viên/ lần.
  • Trẻ em từ 9 – 10 tuổi: uống 1 ¼ viên/lần.
  • Trẻ em từ 11 – 12 tuổi: uống 1 ½ viên/lần.

Hoặc cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Lưu ý chung khi sử dụng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt

Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi:

  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng mới.
  • Sốt cao trên 39,5°C và sốt liên tục trong 72 giờ hoặc sốt tái phát.
  • Sốt kèm tình trạng co giật.
  • Trẻ bị đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tư vấn với bác sĩ hoặc dược sĩ khi cần thêm thông tin.

Nguồn tham khảo:

//www.vinmec.com/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/thuoc-ha-sot-hapacol-250-danh-cho-tre-may-tuoi/?

//hapacol.vn/san-pham/

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ước tính có đến 1/3 trẻ được đưa đến gặp bác sĩ. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị sốt, sốt do nhiễm siêu vi,… Khi đó, chúng ta thường có thói quen tự mua thuốc để trẻ giảm sốt. Nhãn hàng Hapacol sẽ cho bạn khái quát nhất về loại thuốc mà nhiều người dùng cho trẻ nhỏ tại nhà.

Cá biệt, có nhiều người còn tự ý cho con nhỏ uống thuốc hạ sốt ngay khi chúng mới sốt nhẹ hoặc chưa sốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 50% trường hợp cha mẹ không dùng đúng liều thuốc cho bé.

Các bác sĩ thường bắt đầu điều trị sốt ở trẻ em bằng thuốc khi trẻ bị sốt trên 38°C hoặc để giảm bớt sự khó chịu cho bé.

Nhìn chung, các cơn sốt không kéo dài thường lành tính và phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và trang bị cho mình kiến thức để nhận biết sốt cao để chọn lựa cách hạ sốt phù hợp.

Có giả thiết cho rằng trẻ sốt cao trên 40°C có nguy cơ gặp phải một số biến chứng. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy sốt cao gây tổn thương đến não hay dẫn đến những nguy hại khác.

1. Tình trạng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em

Khảo sát về tình trạng thực tiễn chung liên quan đến việc kiểm soát sốt ở trẻ nhỏ, các chuyên gia nhận thấy phần lớn cha mẹ không biết cách làm thế nào để “giải quyết” chính xác cơn sốt ở trẻ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc hạ sốt.

Sai lầm mà phần lớn mọi người mắc phải là liều lượng và tần suất sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em.

Bác sĩ khoa nhi thường tính toán liều thuốc hạ sốt theo cân nặng thay vì tuổi. Thế nhưng, thực tế cha mẹ thường dùng thuốc hạ sốt cho trẻ với liều phân chia theo độ tuổi vì cách này đơn giản hơn. Vì thế nên nhiều trẻ em vẫn còn sốt sau khi được điều trị, sau đó cần nhập viện để chăm sóc theo dõi.

Không những thế, nhiều bậc phụ huynh hay lo lắng quá mức và có suy nghĩ phải duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường cho trẻ nên sử dụng thuốc quá liều cần thiết. Từ đó, trẻ có khả năng bị ngộ độc hoặc biểu hiện những tác dụng phụ của thuốc.

Vậy nên, bạn cần chú trọng vào các cách điều trị để cải thiện mức độ thoải mái cho trẻ và theo dõi những chỉ số sinh lý cơ thể để tránh tình hình chuyển biến nghiêm trọng, thay vì tập trung hạ sốt vì sợ các ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Đầu tiên, cha mẹ nên theo dõi mức độ hoạt động, tìm kiếm các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng và khuyến khích bé uống đủ nước để tránh mất nước do sốt.

Tiếp đó, nếu muốn sử dụng thuốc hạ sốt, bạn cần tìm hiểu các loại thuốc phổ biến dùng cho trẻ em và cách tính liều lượng dựa trên cân nặng của trẻ.

2. Các thuốc hạ sốt cho trẻ em phổ biến

Paracetamol [Hapacol]

Liều paracetamol dùng điều trị sốt an toàn và hiệu quả ở trẻ em là 10–15mg/kg và dùng sau mỗi 4–6 giờ đồng hồ. Dự đoán có đến 80% trẻ em sẽ hạ sốt trong vòng 30–40 phút đầu sau khi uống paracetamol.

Sử dụng ibuprofen với liều 10mg/kg thể trọng sau mỗi 6–8 giờ có hiệu quả tương tự như paracetamol và thời gian tác dụng có thể lâu hơn trong việc hạ nhiệt độ cơ thể.

Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách dùng

Paracetamol là thuốc không kê đơn, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau răng, đau cơ, sốt nhẹ... Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ paracetamol là gì? Nó có tác dụng thế nào không? Để hiểu rõ hơn về paracetamol, hãy cùng…

Phối hợp thuốc

Kết hợp cả hai thuốc paracetamol và ibuprofen cũng thường được dùng phổ biến để điều trị sốt cho trẻ em. Kết quả mang lại tương tự như khi sử dụng các thuốc riêng lẻ. Thế nhưng, từ sau bốn giờ điều trị thì nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định hơn khi sử dụng thuốc phối hợp.

Có điều sự an toàn của việc kết hợp thuốc và hiệu quả chung trong mục đích cải thiện tình trạng khó chịu vẫn chưa được xác định cụ thể.

Một trở ngại khác là các bậc cha mẹ có thể không hiểu các phối hợp dùng thuốc, dẫn đến có khả năng sử dụng không đúng liều lượng an toàn.

Hơn nữa, cần có nhiều bằng chứng hơn để xác định chính xác liệu có nên phối hợp thuốc thường xuyên để điều trị sốt ở trẻ em hay không.

Thuốc hạ sốt - Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc thiết yếu trong tủ thuốc mỗi gia đình và có thể tự dùng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng để thuốc phát huy được tác dụng của thuốc hạ sốt mà không gây ra những tác…

3. Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Theo dõi và đo nhiệt độ cho bé thường xuyên

Những lưu ý bạn cần biết:

  • Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều tính toán dựa trên cân nặng thay vì độ tuổi.
  • Chỉ nên sử dụng các chế phẩm bào chế với hàm lượng cho trẻ em. Nếu bạn có thắc mắc gì về thuốc sử dụng, hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Hãy luôn tìm đến bác sĩ để được tư vấn nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38ºC hoặc trẻ bị sốt kèm theo các biểu hiện phát ban, cứng cổ, nhức đầu, tiêu chảy, khó chịu quấy khóc, các vấn đề về hệ miễn dịch, đau họng hoặc đau tai nghiêm trọng. Nếu trẻ không chịu uống nước, bạn cần theo dõi các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng để xử trí kịp thời.
  • Khi trẻ sốt liên tục trên 40ºC [ở mọi lứa tuổi] hoặc sốt kéo dài ở 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi, bạn phải đến trung tâm y tế hoặc liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
  • Tránh sử dụng aspirin hoặc các chế phẩm có chứa aspirin cho trẻ em dưới 15 tuổi vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Sử dụng một loại thuốc duy nhất để tránh bị trùng lặp.
  • Không dùng rượu hoặc các chế phẩm chứa cồn để làm mát cơ thể vì có thể dẫn đến ngộ độc rượu do hấp thu qua da, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi trẻ tiếp tục sốt hoặc diễn biến xấu đi sau 2 ngày tự điều trị hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Nếu sử dụng thuốc uống dạng lỏng như dung dịch hay siro ho cho bé, bạn phải sử dụng cốc đong có chia vạch thể tích chính xác.

Trước khi bạn cho trẻ em uống bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng theo cân nặng và độ tuổi của trẻ.

Ngoài ra, nếu con bạn đang sử dụng các loại thuốc khác nhau, hãy kiểm tra thành phần của chúng vì có thể chứa cùng một hoạt chất sẽ gây ra quá liều.

Tốt nhất, bạn hãy liên lạc với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn hạ sốt đúng cách khi bạn cảm thấy quá bối rối và không biết phải làm gì.

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc và dụng cụ y tế cần có trong tủ thuốc gia đình

Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách khi trẻ sốt cao, co giật, nôn trớ

Mang thai nên uống thuốc hạ sốt nào an toàn, hiệu quả

Nguồn tham khảo:

AAP Reports on the Use of Antipyretics for Fever in Children. //www.aafp.org/afp/2012/0301/p518.html

For mom and baby best things. //mecaibap.com/

Medications Used to Treat Fever. //www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/fever/Pages/Medications-Used-to-Treat-Fever.aspx

Video liên quan

Chủ Đề