Thuế có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Bởi: Einvoice.vn - 29/11/2019 Lượt xem: 144953 Cỡ chữ

Chúng ta thường nhắc đến thuế thư một như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước mà rất ít ai hiểu tường tận về nó. Vậy thuế là gì? Tất tần tật về thuế mà bạn có thể chưa biết sẽ được chia sẻ trong bài viết này. 

Thuế là gì? Tất tần tật về thuế. 

1. Thuế là gì?

Thuế là gì? Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế. Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế [một cá nhân hoặc pháp nhân] phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”. Thuế được áp dụng lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN, nếu không trả tiền hoặc trốn thuế chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của Pháp luật.

>> Xem thêmNộp thuế điện tử có bắt buộc không?

2. Tất tần tật về thuế mà bạn có thể chưa biết

Nói về thuế, có rất nhiều các vấn mà chúng ta cần biết và tìm hiểu, mỗi công dân phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước đồng thời cũng là một chủ thể góp phần quản lý nguồn thuế.

2.1. Tại sao phải đánh thuế? Đặc điểm của thuế

Khi xã hội loài người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành. Hiện nay, thuế đã trở thành một công cụ không thể thiếu dù ở bất cứ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.
Đặc điểm của thuế:
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.

  • Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
  • Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế [GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...].
  • Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.

2.2. Vai trò của thuế

Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh. Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.

Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Vai trò của thuế và phân loại thuế.

2.3. Phân loại thuế

Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.
Phân loại theo hình thức thu gồm:

  • Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất. 
  • Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

Phân loại theo tính chất hành chính gồm:

  • Thuế nhà nước [quốc gia]: nộp vào ngân sách trung ương
  • Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương

Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:

  • Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào doanh nghiệp
  • Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
  • Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…

2.4. Kế toán thuế

Nghiệp vụ của kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là một trong những vị trí không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp trong xã hội hiện đại. Quá trình phát triển buôn bán thương mại ngày một tăng cao, kiểm soát thuế là một trong những vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ đối với nhà nước mà còn đối với mỗi doanh nghiệp. Nghiệp vụ kế toán thuế xảy ra thường xuyên và định kỳ đảm bảo quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Kế toán thuế có ý nghĩa quan trọng, các thông tin mua bán trao đổi được kế. toán thuế lưu trữ và tổng hợp làm căn cứ xác định thuế mà doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh phải nộp cho nhà nước.

>> Có thể bạn quan tâmNgười nộp thuế cần lưu ý những quy định mới năm 2019.

Trước kia kế toán thuế thường quản lý hóa đơn, chứng từ giấy điều này khiến cho kế toán thuế rất bận và quá tải công việc, còn thường xuyên xảy ra các sai sót không đáng có. Phần mềm hóa đơn điện tử ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ và quản lý sản xuất. Hóa đơn điện tử giúp kế toán thuế có thể quản lý, tra cứu hóa đơn mọi lúc mọi nơi, xuất lập hóa đơn nhanh chóng dễ dàng, đặc biệt chi phí lưu trữ, vận chuyển, bảo quản hóa đơn chứng từ được giảm xuống tối đa đem đến hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Thuế được công khai minh bạch đảm bảo cho một xã hội phát triển vững mạnh, nộp thuế vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của các doanh nghiệp.

Qua những chia sẻ của chúng tôi về thuế và các đặc trưng cơ bản của thuế hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.  Để được tìm hiểm thêm về hóa đơn điện tử và cách áp dụng quản lý hóa đơn chứng từ hiệu quả các bạn có thể tham khảo tại website: //einvoice.vn/. Hoặc gọi điện trực tiếp theo đường dây nóng 19004767 hoặc 02437545222. Các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ.

Các tin tức liên quan:

    30/09/2019-16863 lượt xem

Mặc dù bất kì nhà nước có chủ quyền nào cũng được quyền đánh thuế nhưng để nguồn thu từ thuế trở thành hiện thực, nhà nước phải sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu và đặc thù nhất của mình để giải quyết các mục tiêu định trước. Có thể chỉ ra hệ thống pháp luật thuế có vai trò cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lí quan trọng và ổn định cho nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước

Pháp luật thuế bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thu thuế của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể đủ điều kiện. Điều này có nghĩa nguồn thu từ thuế chỉ có thể có được khi các bên thực hiện đúng quy định pháp luật thuế. Vấn đề đặt ra, pháp luật thuế có vai trò đến đâu và cần phải tồn tại ở mức độ thế nào để đáp ứng về nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trước hết, cần khẳng định nguồn thu từ thuế có vị trí quyết định đến cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua các thời kì, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiếm phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luật thuế được ban hành đều xác nhận:

“Động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước”

Như một lí do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách nhà nước [Phân tích kết cấu thu từ thuế trên tổng thu ngân sách nhà nước], phải đảm nhiệm cho hàng loạt các yêu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước, cho cộng đồng xã hội. Điều này lí giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ:

“Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tong thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hon tong sổ chỉ thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào đầu tư phát triển”.

Với những lí do đó, bất kì quốc gia nào cũng cần phải có và mong muốn có được hệ thông pháp luật thuế đày đủ với tư cách là căn cứ pháp lí vững chắc để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Mọi thay đổi về cơ cấu hệ thống luật thuế, nội dung từng luật thuế đều ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thu ngân sách nhà nước từ thuế. Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của pháp luật thuế trong việc tạo căn cứ pháp lí hình thành nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước

Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lí, điều tiết tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thông pháp luật

Năm

1999

2000

2001

2002

2003

Ti lệ thuế[Thu NSNN [không bao gồm lệ phí, phí]

85,14%

87,60%

87,85%

88,68%

88%

Nguồn: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001 - 2010. [Kèm theo Quyết định 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn đến năm 2010".

Theo “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011, tỉ lệ huy động thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 là 23% - 24% GDP, trong đó tỉ lệ thu từ thuế là 22% - 23% GDP. Thuế, nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức, cá nhân có thể tồn tại và vận động theo nhu cầu và lợi ích của chính họ, điều này có thể tổn thương đến trật tự xã hội cũng như định hướng của nhà nước trong từng giai đoạn, ở mỗi quốc gia. Giải quyết vấn đề này, pháp luật thuế có thể làm thay đổi hoặc can thiệp gián tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầu tư của các chù thể nhằm đạt tói mục tiêu nhất định của nhà nước. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nước có thể thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế mà không cần can thiệp hành chính. Để thực hiện cơ cấu đầu tư định trước, pháp luật thuế có những quy định cụ thể khác nhau giữa nghĩa vụ thuế của đối tượng ưu tiên và đối tượng bị hạn chế. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiểm thu nhập của đối tượng đàu tư, qua đó có thể làm thay đổi luồng chu chuyển vốn từ khu vực đầu tư này sang khu vực đầu tư khác. Pháp luật thuế các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều phản ánh rõ vai trò nêu trên. Chẳng hạn, việc quy định đánh thuế hay không đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối với từng ngành nghề, các mặt hàng hay các loại thu nhập đều có thể tác động đến các ngành, nghề, qua đó đảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế.

Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướng chi tiêu xã hội, điều chỉnh thu nhập trong những trường hợp cần thiết. Việc tiêu dùng xã hội, ở mỗi quốc gia có những định hướng khác nhau tuỳ theo điều kiện thực tế. Pháp luật thuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đối tượng đối với hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại; trong khi đó lại khuyến khích, tạo cơ hội tối đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội.

Ở Việt Nam, bên cạnh những vai trò chung đối với nền kinh tế xã hội, pháp luật thuế còn được Nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chính sách xã hội.

Thứ ba, nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh

Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế, các cơ quan quản lí thuế cùng vói đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định gắn với che độ chứng từ hoá đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức... Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lí nền kinh tế; trên cơ sở đó có hệ thống pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với định hướng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ mô cũng như tìm biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng nộp thuế ở tầm vi mô. Mặt khác, cũng thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có khả năng phát hiện và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nói riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp thuế nói chung.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet]

Video liên quan

Chủ Đề