Thực dân pháp đã lập ra bao nhiêu trường bắn

Ngã ba Giồng là một khu đất gò có diện tích khoảng 10 hecta, tọa lạc ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh [xưa thuộc làng Xuân Thới Tây].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tại khu vực Ngã ba Giồng đã diễn ra sự kiện nhân dân Hóc Môn và Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn vùng lên đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940 trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Cũng chính nơi đây từ sau ngày 23 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 1940 đã trở thành trường bắn của thực dân Pháp. Theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ thì riêng vùng Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, thực dân Pháp đã bắt và xử bắn 903 cán bộ, đảng viên, nhân dân đã tham gia cuộc khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Văn Cừ nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phan Đăng Lưu nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Minh Khai nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, và Võ Văn Tần nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Xếp hạng di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 12 năm 2002, Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 39/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin.. Ngày 30 tháng 4 năm 2005, Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại trên tổng diện tích quy hoạch 73.708 m². Trong đó bao các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước, sảnh chính… Công trình cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 23 tháng 11 năm 2010.

Hiện nay, nơi đây là khu tưởng niệm lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Khu di tích hiện đang lưu trữ những hiện vật, hình ảnh lịch sử về những con người, vùng đất của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940.

[PLO]- Khởi nghĩa Nam kỳ đã để lại một trang sử hào hùng, một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, Nhân dân.

Sáng 23-11, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 82 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và lễ giỗ các chiến sĩ Nam Kỳ [23-11-1940 – 23-11-2022].

Tham dự có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM Trần Kim Yến, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công an TPHCM Lê Hồng Nam.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi [bên trái] đón ông Trương Thành Hỷ [ngụ xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn], cán bộ lão thành tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ảnh: NT

Phát biểu tại buổi họp mặt, Bí thư Huyện uỷ huyện Hóc Môn Trần Văn Khuyên nhắc lại về thời khắc lịch sử của đêm 22, rạng sáng ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã nổ ra.

Huyện Hóc Môn khi đó đã huy động được lực lượng lớn quần chúng tham gia khởi nghĩa cùng với lực lượng nghĩa quân, chia thành bốn mũi tấn công áp sát vào dinh lũy của quận trưởng Hóc Môn lúc đó.

Sáng 23- 11, nghĩa quân từ bốn phía xông vào đồn như nước vỡ bờ, Cờ đỏ búa liềm xuất hiện trước sân đồn để chỉ đạo tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân.

Dù diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Sau đó thực dân Pháp đã khủng bố khốc liệt những người khởi nghĩa. Hàng nghìn người bị xử tử, bị đày ra Côn Đảo và các trại tập trung như Bà Rá, Tà Lài...

Bí thư Huyện uỷ huyện Hóc Môn Trần Văn Khuyên nhắc lại về thời khắc lịch sử cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Tại Hóc Môn, thực dân Pháp đã lập ra ba trường bắn: trường bắn cạnh rạp hát của quận lỵ Hóc Môn; trường bắn cạnh giếng nước [hiện nằm sau bệnh viện Hóc Môn] và trường bắn tại Ngã Ba Giồng Bằng Lăng, nay là Khu di tích lịch sử Quốc gia Ngã Ba Giồng.

Nhiều đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc khởi nghĩa. Trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập; ông Phan Đăng Lưu, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng; Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn Nguyễn Thị Minh Khai… đã bị giết hại.

Bí thư Huyện ủy Hóc Môn khẳng định, khởi nghĩa Nam kỳ đã để lại một trang sử hào hùng, một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta; nêu cao tấm gương đấu tranh anh dũng; ý chí quật cường, tinh thần cách mạng tiến công, để lại cho chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau truyền thống bất khuất, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt.

Nhân ngày họp mặt, huyện Hóc Môn đã trao giải thưởng cho tác giả tham gia cuộc thi sáng tác logo huyện. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Huyện Hóc Môn trao giải nhất cho tác giả Nguyễn Ngọc Huy Mẫn cuộc thi sáng tác logo huyện. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ngày 14-4-1948, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho “Đội quân khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940”, tuyên dương công đức đại nghĩa của chiến sĩ Nam Kỳ “đã nổi lên chiến đấu oanh liệt với địch và đã biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc”.

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trở thành điểm son trong lịch sử dân tộc và cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.

Bí thư huyện ủy Hóc Môn Trần Văn Khuyên nêu, 82 năm đã đi qua, nhưng tinh thần của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn luôn sống mãi cùng với thời gian.

Phát huy tinh thần bất diệt của Khởi nghĩa Nam Kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hóc Môn đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển huyện như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút, mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư phát triển trên địa bàn huyện…

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết của huyện ủy năm 2022, Bí thư Trần Văn Khuyên mong muốn toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Hóc Môn sẽ tiếp tục học tập, nỗ lực làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ kính yêu; kế tục và phát huy truyền thống cách mạng quê hương Hóc Môn…

Đại diện cho thế hệ thanh niên của huyện, Bí thư Huyện Đoàn huyện Hóc Môn Trần Thị Thanh Huyền đã gửi lời tri ân đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân gia đình của các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ; các vị lão thành cách mạng.

“Để tiếp bước truyền thống của ông cha, thanh niên Hóc Môn- 18 thôn vườn trầu sẽ ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện về tư tưởng, đạo đức cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà đảng, chính quyền và nhân dân Hóc Môn giao phó”- Bí thư huyện đoàn huyện Hóc Môn nói.

Video: Câu chuyện đằng sau 3 di vật của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

[PLO]- Là một trong những hàng xóm của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mỗi lần có ai hỏi về chú Chín Hòa [tên mà người dân huyện Vũng Liêm gọi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt], vợ chồng ông Đặng Hoàng Du lại nghẹn ngào kể về những di vật.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ dâng hương tại di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã Ba Giồng. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa [23-11-1940 – 23-11-2022], sáng 23-11, đoàn Đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và lãnh đạo các địa phương đã đến tham dự lễ dâng hương, dâng hoa tại di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã Ba Giồng.

Khu di tích Ngã Ba Giồng nằm trên địa phận thôn Xuân Thới Tây thuộc 18 thôn vườn trầu xưa được hình thành từ những năm 1698 đến năm 1731. Nơi đây là khu tưởng niệm về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2002.

Chủ Đề