Thống kê và xác suất ở tiểu học

Một tiết học thử nghiệm SGK môn Toán viết theo chương trình mới - Ảnh: CHU HÀ LINH

Xác suất, thống kê trước đây được đưa vào chủ yếu ở lớp 7, lớp 10, một chút ở lớp 4, 5. Ở chương trình mới, nó sẽ xuất hiện từ lớp 2 đến lớp 12, đề cập theo hướng đồng tâm, nâng cao dần.

Đơn giản và cần thiết

Nhìn tổng thể, nội dung xác suất, thống kê trong chương trình mới không tăng nặng về kiến thức nhưng thay đổi lớn về thời lượng nhằm hình thành các năng lực, kỹ năng giúp học sinh có nhận thức, có khả năng phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề trong cuộc sống. Cụ thể ở cấp tiểu học, thời lượng dạy xác suất, thống kê là 3%, đến THPT là 14%.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Đỗ Đức Thái - tổng chủ biên chương trình môn toán - cho biết nhiều người nhìn vào tên gọi "xác suất, thống kê" - vốn là khái niệm trừu tượng - nên lo sợ con trẻ bị quá tải, bị học khó quá và không cần thiết phải học khó như thế ở lớp 2, lớp 3.

Nhưng nếu nghiên cứu chương trình, đọc các bài học thiết kế theo chương trình sẽ thấy nó nhẹ nhàng, đơn giản nhưng rất thiết thực với học sinh từ bậc tiểu học. 

GS Đỗ Đức Thái đưa ra ví dụ khi chơi cá ngựa, mỗi lần gieo viên xúc xắc, các em học sinh sẽ thấy không thể chắc chắn gieo được mặt sáu, mặt năm, mà còn có thể có cả một, hai... Thao tác đó cho các em khái niệm về sự "chắc chắn" hay "có thể". 

Hay một trò chơi khác, cho các quả bóng màu xanh và đỏ vào hộp kín và thò tay lấy bóng ra, có thể sẽ lấy vào quả xanh, nhưng có thể lấy quả đỏ.

Theo ông Đỗ Đức Thái, nói dạy "xác suất" ai cũng sợ, nhưng thực chất nó đơn giản, nhẹ nhàng như thế. Đó là cách để trẻ có khái niệm ban đầu về những hiện tượng, sự việc có thể hoặc không thể xảy ra trong cuộc sống. Nó không chỉ có trong toán, mà còn có trong các môn học khác như tự nhiên xã hội khi đặt ra các tình huống cụ thể. 

Ví dụ nếu sờ tay vào ổ điện, ổ điện không có điện sẽ không sao cả, nhưng nếu có điện sẽ gặp nguy hiểm. Dạy trẻ điều đó để biết khi ta hành động thì sẽ xảy ra hậu quả gì...

Tương tự, bài học về "thống kê" ở tiểu học cũng đơn giản như vậy. Ở lớp 2, trẻ có thể sẽ thực hiện các yêu cầu đi trong lớp xem có bao nhiêu bạn đang có tẩy, bút chì, vở và ghi lại con số đã đếm. Đó là cách để trẻ làm quen với thao tác thu thập, kiểm đếm đơn giản. 

Lớp 3, cao hơn một chút, sẽ ấn định tiêu chí để học sinh thu thập, kiểm đếm. Ví dụ đặt yêu cầu "hãy xem lớp có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?". Học sinh đếm và ghi thống kê số học sinh nam riêng, nữ riêng, trên tổng số bao nhiêu...

Học toán qua hoạt động, trò chơi

Quan điểm của các nhà biên soạn chương trình - sách giáo khoa [SGK] và một số chuyên gia đã tiếp cận giáo dục hiện đại đều cho rằng toán học sẽ không khó, không trừu tượng khô khan khi được đặt vào cuộc sống để học sinh quan sát, thao tác, vận dụng. 

Cái học sinh có được qua "quy trình học" không chỉ là kiến thức trong sách vở, mà là cách xử lý, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Kiến thức được đúc rút từ thực tiễn, quá trình hoạt động và soi chiếu lại bằng việc vận dụng.

GS-TSKH Đinh Thế Lục - tổng chủ biên môn toán của bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực" bậc tiểu học - cho biết các bài học trong SGK cũng biên soạn theo chuỗi hoạt động, gắn với thực tiễn cuộc sống. 

Thay vì cung cấp kiến thức, các khái niệm, giáo viên có thể đưa học sinh vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống thông qua các hoạt động đa dạng. Học sinh trả lời được các câu hỏi "vì sao?", "làm như thế nào?" trong mỗi tình huống cụ thể thì có nghĩa sẽ hiểu bản chất của toán học và dễ dàng vận dụng, chứ không khó hiểu như nhiều người tưởng. 

"Thay vào việc dạy cho học sinh những kiến thức mà các em không biết để làm gì, bây giờ là dạy cho học sinh biết giải quyết các vấn đề trong cuộc sống" - ông Lục chia sẻ.

TS Nguyễn Đức Hoàng - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội - nhận xét nếu nhìn vào chương trình, nhất là nhìn vào các bài học trong SGK - cụ thể hóa chương trình thì thấy "xác suất, thống kê" không đáng sợ, không ghê gớm như người ta bàn tán. 

Nó sẽ khó nếu mang các khái niệm trừu tượng với cách diễn giải khó hiểu, hàn lâm áp đặt vào học sinh. Nhưng sẽ dễ hiểu và đơn giản nếu đưa nó vào các hoạt động, tình huống cụ thể, thao tác cụ thể.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ - phó trưởng ban phụ trách ban nghiên cứu đánh giá giáo dục Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ GD-ĐT, người sáng lập chương trình toán POMATH - chia sẻ: Kiến thức toán học phổ thông không có gì quá phức tạp. Lâu nay, rất nhiều người kêu toán khó, sợ toán vì họ chứng kiến những bài học được tạo ra bởi sự khai thác quá sâu các "mẹo", đòi hỏi người học những kỹ năng biến đổi sơ cấp mà lại áp đặt tất cả người học phải theo.

Vì thế, khi bàn đến dạy gì, dạy thế nào ở phổ thông, chúng ta nên tiếp cận trên bình diện giáo dục học, tâm lý học, phải tôn trọng quy luật của quá trình nhận thức và tính vừa sức đối với lứa tuổi cùng cả bối cảnh xã hội nữa.

Trở lại vấn đề, như chúng ta đã biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã được ban hành, phải mất nhiều thời gian chương trình này mới được phê duyệt. Vì thế, để nội dung này chính thức có mặt thì ban soạn thảo đã phải chứng minh rất chặt chẽ tính cần thiết của nó.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ:

Quen "quy trình" thì e sợ

Giáo viên của chúng ta đã quen với lối dạy truyền thụ nội dung, theo những quy trình sẵn có nên hầu hết thầy giáo, cô giáo "e sợ" những đổi mới. Tôi làm việc với các giáo viên tiểu học hằng ngày, nên càng thấu hiểu những lo lắng của các thầy cô.

Đầu tiên, họ bị áp lực bởi những thuật ngữ mà nghe thôi đã khó. Chẳng hạn "xác suất thống kê" là một môn học mà nhiều người không được học trước đó, cũng là chủ đề "bị xem nhẹ, bị bỏ qua" trước đây, khiến họ có cảm giác "thiếu hụt thật sự" về kiến thức, từ đó khiến họ thấy không tự tin với công việc của mình.

Dạy xác suất ở lớp 2 bằng câu hỏi 'Mặt trời có mọc được ban đêm?'

VĨNH HÀ

  • 07/11/2019 | 16:04 GMT+7
  • 16.067 lượt xem

Mặc dù chương trình môn Toán của chương trình giáo dục phổ thông mới đã từng xin ý kiến rộng rãi và đã được công bố chính thức nhưng nhiều người vẫn bất ngờ khi biết bắt đầu từ lớp 2 học sinh sẽ tiếp cận với Thống kê và Xác suất.

Chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về chương trình môn Toán, tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu dạy học các nội dung Thống kê và Xác suất từ lớp 2 đến lớp 12.

Khái quát chương trình môn Toán của chương trình 2018

a] Nội dung cốt lõi

Nội dung môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan; tạo cho học sinh khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán. Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực. Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu. Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường [với các đại lượng đo thông dụng] và tạo cho học sinh khả năng suy luận, kĩ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hoá toán học cho học sinh. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán. Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học. Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh. Ngoài ra, chương trình môn Toán ở từng cấp cũng dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh chẳng hạn như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về 17 ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; ra báo tường [hoặc nội san] về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn Toán,...

Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích luỹ từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

b] Chuyên đề học tập

Trong mỗi lớp ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh [đặc biệt là những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ] được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm: – Cung cấp thêm một số kiến thức và kĩ năng toán học đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu [ví dụ: phương pháp quy nạp toán học; hệ phương trình bậc nhất ba ẩn; biến ngẫu nhiên rời rạc và các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc; phép biến hình phẳng; vẽ kĩ thuật; một số yếu tố của lí thuyết đồ thị]; tạo cơ hội cho học sinh vận dụng toán học giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho giáo dục STEM [ví dụ: các kiến thức về hệ phương trình bậc nhất cho phép giải quyết một số bài toán vật lí về tính toán điện trở, tính cường độ dòng điện trong dòng điện không đổi,...; cân bằng phản ứng trong một số bài toán hoá học,...; một số bài toán sinh học về nguyên phân, giảm phân,...; kiến thức về đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu về khoảng cách, thời gian, kinh tế;...]. – Giúp học sinh hiểu sâu thêm vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn; có những hiểu biết về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông. – Tạo cơ hội cho học sinh nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán; phát triển năng lực toán học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời.

Yêu cầu dạy học về mạch kiến thức Thống kê và Xác suất

Các bạn có thể xem các bảng sau đây:
Thống kê và Xác suất ở lớp 2

Thống kê và Xác suất ở lớp 3


Thống kê và Xác suất ở lớp 4



Thống kê và Xác suất ở lớp 5


Thống kê và Xác suất ở lớp 6



Thống kê và Xác suất ở lớp 7


Thống kê và Xác suất ở lớp 8


Thống kê và Xác suất ở lớp 9


Thống kê và Xác suất ở lớp 10


Thống kê và Xác suất ở lớp 11

Thống kê và Xác suất ở lớp 12

Ý kiến của một số chuyên gia về giáo dục Toán học 

PGS. TS. Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục: "Thấy mọi người bàn luận việc học xác suất thống kê từ lớp 2 sôi nổi quá. Từ 4 năm nay, ở CLB Học Toán Cùng Jenny, trẻ 5 tuổi đã được làm quen với thống kê, còn xác suất từ lớp 1. Trẻ con học rất dễ dàng, vui vẻ, hào hứng và đặc biệt là rất hữu ích cho tư duy của bé."

TS. Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP HCM:


"Khi xây dựng chương trình toán IQ cho Titan, tôi đã tham khảo chương trình toán của các nước và mạnh dạn đưa các yếu tố ban đầu của xác suất, thống kê vào. Các cộng sự ban đầu cũng lăn tăn lắm, nhưng sau khi nghe tôi giải thích thì họ hào hứng chấp thuận "Ờ, vậy thì được thầy, em cứ nghĩ là như xác suất thống kê em học". Lúc triển khai thì học sinh hiểu một cách bình thường, không gặp khó khăn, còn học sinh lớp 6, 7 thì tính xác suất vèo vèo [mấy bài mà đưa mấy anh chị 11, 12 cũng gặp khó].
Hình ảnh minh học của TS. Trần Nam Dũng

Xác suất thống kê đã được nhiều nước đưa vào chương trình tiểu học từ lâu, để hình thành dần dần các ý niệm, để học sinh có thời gian ngấm, như là ngấm cộng trừ nhân chia vậy đó. Có nơi họ dùng thẳng Statistics and Probability, có nơi thì họ dùng Data and Chance nhưng đại loại nếu cho lớp 2 là mấy bài toán như vầy.
Hình ảnh minh hoạ của TS. Trần Nam Dũng


Xác suất thống kê không nên là con ngáo ộp. Nó phải dễ hiểu, vui, và có ích."
TS. Trịnh Thanh Đèo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM:"Theo tôi thì dạy trẻ con học toán từ lớp nào thì dạy xác suất thống kê từ lớp đó. Chỉ là có khái niệm về nó thôi mà, có gì mà cao siêu. Đếm số học sinh trong lớp là thống kê. Dựa vào việc đưa đón của ba mẹ, đoán xem hôm nay ba đón hay mẹ đón về thì đó là xác suất. Trẻ con chỉ cần có vậy, những người biên soạn sách chắc cũng chỉ cần như vậy..."

BigSchool: Khá nhiều bạn chưa hề tìm hiểu cụ thể về chương trình và đôi khi còn chưa hiểu về Thống kê hay Xác suất [kể cả ngày xưa đã học] đã vội vàng phản ứng. Rất mong các bài trao đổi để chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cảm ơn các bạn.

Chương trình môn Toán mới

Video liên quan

Chủ Đề