Theo Menđen tính trạng trội lặn là gì

Theo Menđen tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là gì, wowhay.com giải đáp câu hỏi theo Menđen tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là gì.

Theo Menđen tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là gì?

Theo Menđen tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là Tính trạng trội.


Advertisement

Theo Menđen, tính trạng “không” được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là Tính trạng lặn.

Tiếp theo, wowhay.com chia sẻ cùng bạn những điều thú vị về Menden.

Gregor Mendel, Cha đẻ của Di truyền học

Nổi tiếng với việc khám phá ra gen trội và gen lặn.

Gregor Mendel [20 tháng 7 năm 1822 – 6 tháng 1 năm 1884], được biết đến là Cha đẻ của Di truyền học, nổi tiếng với công trình nhân giống và trồng cây đậu, sử dụng chúng để thu thập dữ liệu về gen trội và gen lặn.


Advertisement

Gregor Mendel được biết đến nhiều nhất với công việc của mình với những cây đậu trong khu vườn của tu viện. Ông đã dành khoảng bảy năm để trồng, nhân giống và chăm bón cây đậu trong một phần thử nghiệm của khu vườn tu viện đã được khởi đầu bởi vị trụ trì tiền nhiệm. Thông qua việc ghi chép tỉ mỉ, các thí nghiệm của Mendel với cây đậu đã trở thành cơ sở cho di truyền học hiện đại .

Mendel chọn cây đậu làm cây thí nghiệm của mình vì nhiều lý do. Trước hết, cây đậu Hà Lan rất ít chăm sóc bên ngoài và phát triển nhanh chóng. Chúng cũng có cả bộ phận sinh sản đực và cái nên có thể giao phấn hoặc tự thụ phấn. Có lẽ quan trọng nhất, cây đậu dường như chỉ thể hiện một trong hai biến thể của nhiều đặc điểm. Điều này làm cho dữ liệu rõ ràng hơn và dễ làm việc hơn.

Các thí nghiệm đầu tiên của Mendel tập trung vào một đặc điểm tại một thời điểm và thu thập dữ liệu về các biến thể có trong nhiều thế hệ. Chúng được gọi là các thí nghiệm đơn phương. Ông đã nghiên cứu tổng cộng bảy đặc điểm.

Phát hiện của ông cho thấy rằng có một số biến thể có nhiều khả năng xuất hiện hơn các biến thể khác. Khi lai tạo các loại đậu Hà Lan thuần chủng với các biến thể khác nhau, ông nhận thấy rằng ở thế hệ tiếp theo của các cây đậu, một trong các biến thể đã biến mất. Khi cho thế hệ đó tự thụ phấn, thế hệ sau biểu hiện các biến dị theo tỉ lệ 3 – 1. Ông gọi một trong những điều dường như không có trong thế hệ hiếu thảo đầu tiên là “lặn” và một còn lại là “trội”, vì nó dường như che giấu đặc điểm khác.

Những quan sát này đã đưa Mendel đến quy luật phân ly. Ông đề xuất rằng mỗi tính trạng được kiểm soát bởi hai alen, một từ “mẹ” và một từ cây “bố”.

Con cái sẽ cho thấy sự biến đổi mà nó được mã hóa bởi sự thống trị của các alen. Nếu không có alen trội thì đời con biểu hiện tính trạng của alen lặn. Các alen này được truyền lại một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, wowhay.com chia sẻ cùng bạn.

Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng là một biến thể đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật có thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên. Các loại tính trạng bao gồm: tính trạng số lượng, tính trạng chất lượng, tính trạng trội, tính trạng lặn,… Trong đó, tính trạng trội là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.

Trắc nghiệm: Tính trạng trội là gì?

A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau

B. Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử

C. Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn

D. Tính trạng do 1 cặp alen quy định

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử

Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.

Kiến thức tham khảo về Lai một cặp tính trạng

1. Thí nghiệm của Menđen

- Đối tương nghiên cứu: Đậu Hà Lan

- Khái niệm:

+ Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của một cơ thể.

+ Tính trạng trội là tính trạg biểu hiện ngay ở đời F1, tính trạng lặn là tính trạng ở đời F2 mới biểu hiện.

- Các bước thí nghiệm của Menden:

+ Bước 1:Ở cây chọn làm mẹ [cây hoa đỏ] cắt bỏ nhị từ khi chưa chín

+Bước 2:Ở cây chọn làm bố [cây hoa trắng] khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ [cây hoa đỏ]→ thu được F1

+ Bước 3:Cho F1tự thụ phấn→ F2.

+ Kết quả một số thí nghiệm của Menden:

P

F1

F2

Tỉ lệ kiểu hình F2

Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 đỏ : 224 trắng 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Thân cao x thân lùn Thân cao 487 cao : 277 lùn 2 thân cao : 1 thân lùn
Quả lục x quả vàng Quả lục 428 quả lục : 152 quả vàng 3 quả lục : 1 quả vàng

- Menden gọi tính trạng biểu hiện ở F1là tính trạng trội [hoa đỏ], tính trạng xuất hiện mới ở F2là tính trạng lặn [hoa trắng].

- Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình→ kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

+ Quy luật đồng tính: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn ở F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh.

- Mỗi tính trạng trong cơ thể do 1 cặp nhân tố di truyền [gen] quy định.

+ Nhân tố di truyền trội - quy định tính trạng trội [kí hiệu: chữ cái in hoa]

+ Nhân tố di truyền lặn - quy định tính trạng lặn [kí hiệu: chữ cái in thường]

+ Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp.

- Sơ đồ lai:

P: AA x aa

G: A a

F1: Aa [100% hoa đỏ]

F1xF1: Aa x Aa

G1: A,a A,a

F2: 1AA : 2Aa : 1aa

3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Giải thích bằng lời:

F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lai ở F2 giúp Menđen nhận thức thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời. Ông cho rằng, mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền [sau này gọi gen] quy định.

Ông giả định: Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trộ quy định tính trạng trội, còn chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn.

Ở các cơ thể P, F1 và F2 các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể.

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.

Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen.

Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA : 2Aa : 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội [hoa đỏ].

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của các quy luật menđen?

Xác định tính trạng trội lặn nhằm mục đích gì?

Câu hỏi: Xác định tính trạng trội lặn nhằm mục đích gì?

Trả lời

Mục đích của việc xác định tính trạng trội lặn là:

Tương quan trôi - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thê thực vật- động vật và người. Thông thường  các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.

Dưới đây là một số phương pháp xác định tính trội, lặn và phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng. Mời bạn đọc tham khảo thêm.

1. Phương pháp xác định tính trạng trội, lặn

Có 2 cách để xác định tính trạng trội, lặn:

- Dựa vào quy luật đồng tính của Men đen [thể hiện ở F1]: Tính trạng trội là tính trạng vốn có của p và được biểu hiện ngay ở F1, còn tương ứng với nó là tính trạng lặn.

- Dựa vào quy luật phân tính của Men đen [thể hiện ở F2]: Tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn tỉnh trạng chiếm tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.

Ngoài ra còn có 1 TH: P giao phối với nhau xuất hiện con có tính trạng khác vs bố mẹ. Nên tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng lặn, tính trạng trội là tính trạng ở bố mẹ

2. Phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng

Dạng 1: BIẾT GEN TRỘI LẶN, KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI

a] Phương pháp giải

- Quy ước gen

- Xác định tỉ lệ giao tử của P.

Lập sơ đồ lai→ Tỉ lệ kiểu gen [TLKG] và tỉ lệ kiểu hình [TLKH] của thế hệ sau.

b] Bài tập áp dụng

Ở một loài thực vật, A là gem trội quy định tính trạng hoa kép; a là gen lặn quy định tính trạng hoa đơn.

a] Sự tổ hợp giữa 2 alen trên tạo ra mấy kiểu gen, viết các kỉểu gen đó?

b] Khi giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các kiểu gen dó? Xác định kết quả của mỗi kiểu giao phối.

HƯỚNG DẦN

Quy ước: A: gen quy định tính trạng hoa kép.

a: gen quy định tính trạng hoa đơn.

a] Số kiểu gen: Sự tổ hợp 2 alen A, a tạo ra 3 kiểu gen AA, aa và Aa.

b] Số kiểu giao phối và kết quả: Có 6 kiểu giao phôi khác nhau, kết quả:

1. P1: AA × AA → F1-1: 100% AA , TLKH: 100% hoa kép

2. P2: AA × Aa → F1-2: 50% AA: 50%Aa , TLKH: 100% hoa kép

3. P3: AA × aa → F1-3 :100% Aa , TLKH: 100% hoa kép

4. P4: Aa × Aa → F1-4: 25%AA: 50%Aa:25%aa; TLKH: 75% hoa kép; 25% hoa đơn

5. P5: Aa × aa → F1-5: 50% Aa: 50% aa; TLKH: 50% hoa kép: 50% hoa đơn

6. P6: aa × aa → F1-6: 100% aa; TLKH: 100% hoa đơn

Ví dụ 2: Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 gồm 950 cây hoa đỏ và 271 cây hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Hướng dẫn

Bước 1: Xác định tương quan trội - lặn và quy ước gen

Xét tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2, ta có:

Hoa đỏ/ hoa trắng =950:271≈3:1 → hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

Quy ước gen: A: hoa đỏ

a: hoa trắng

Bước 2: Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai

F2 phân ly 3 trội:1 lặn → F1 dị hợp có kiểu gen là Aa [ hoa đỏ]

P mang 2 kiểu hình tương phản mà F1 đồng hình hoa đỏ → P thuần chủng có kiểu gen AA × aa

Bước 3: Viết sơ đồ lai với kiểu gen vừa tìm được

Ta có sơ đồ lai:

Dạng 2: BIẾT KlỂU HÌNH CỦA CON. XÁC ĐỊNH KIÊU GEN CỦA BỐ MẸ

2.1. Đối với sinh vật sinh sản nhiều

Ta vận dụng được định luật đồng tính và định luật phân tính.

a] Phương pháp giải

- Xác định tính trạng trội, lặn [Vận dụng định luật đồng tính và phân li].

- Quy ước gen.

- Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ta suy ra kiểu gen của thế hệ trước.

- Lập sơ đồ lai.

b] Bài tập áp dụng

Bài 1. a] Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy đinh. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu dược F1 đồng loạt có quả tròn.

- Từ kết quả trên, ta có thể kết luận dược diều gì?

- Cho biết kết quả F2?

b] Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F1 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng.

HƯỚNG DẨN

a] * Kết luận từ kết quả:

Khi lai giữa cây qua tròn với cây quả bầu, thu được đời F1: 100% quả tròn. Tính trạng di truyền theo định luật đồng tính của Menđen. Suy ra:

+ P đều thuần chủng.

+ Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu

+ F1 là những cá thể dị hợp về tính trạng này.


Kết quả

- Quy ước: A: Quả tròn.

a: Quả bầu.

- Kiểu gen của P : AA [quả tròn] × aa [quả bầu]

- Sơ đồ lai P : AA [quả tròn] × aa [quả bầu]

[3 quả tròn : 1 quả bầu]

b] Dựa vào kiểu hình câv quả tròn đời F2, ta chưa biết được chắc chắn kiểu gen của chúng.

- Vì kiểu gen có thể AA hoặc Aa.

- Muốn xác định gen, ta dựa vào một trong hai phương pháp sau:

1. Lai phân tích

- Cho cây quả tròn lai với cây quả bầu.

- Dựa vào kết quả lai phân tích xác định kiểu gen của cây quả tròn

- Nếu FB: 100% quả tròn thì cây quả tròn có kiểu gen AA

P : AA [quả tròn] × aa [quả bầu]

GP : A a

F1 : Aa [100% quả tròn]

- Nếu FB cho tỉ lệ 1 quả tròn : 1 quả bầu thì cây quả tròn có kiểu gen Aa

P: Aa [quả tròn] × aa [quả bầu]

GP: A ; a a

F1: 1 Aa : 1aa [ 1 quả tròn : 1 quả bầu]

2. cho tự thụ phấn

- Nếu đời con cho 1 kiểu hình thì cây đó có kiểu gen AA

 AA × AA → 100%AA

- Nếu đời con cho 2 loại kiểu hình thì cây đo có kiểu gen Aa

Aa × Aa  → 3A- : 1aa

2.2. Đối với sinh vật sinh sản ít [trâu, bò.., người]: Vì không tuân theo quy luật số lớn nên không vận dụng được định luật đồng tính và phân li.

Phương pháp giải: Xác định tính trạng trội, lặn: Ta dựa vào cặp bố, mẹ nào có cùng kiểu hình, sinh con có kiểu hình khác bố mẹ thì kiểu hình của P là trội so với tính trạng kia.

- Quy ước gen.

- Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn, kiểu gen đồng hợp lặn, để suy ra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

- Lập sơ đồ lai.

Dạng 3: TRƯỜNG HỢP TÍNH TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN

3.1. Biết gen trội lặn, kiểu gen của P. Xác định kết quả lai

a] Phương pháp giải

• Trội không hoàn toàn là trường hợp gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át gen quy định tính trạng lặn. Do vậy, ở kiểu gen dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn.

• Khi quy ước gen cho trường hợp trội không hoàn toàn ta quy ước cả cặp alcn.

• Các bước để giải dạng này là:

+ Quy ước gen

+ Từ kiểu gen của P ta xác định giao tử

+ Lập sơ đồ lai của P. Suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau.

b] Bài tập áp dụng:

B là gen quy định tính trạng lá rộng, b: quy dịnh lá hẹp. B trội không hoàn toàn so với b nên kiểu gen dị hợp biểu hiện lá trung bình.

1/ Hãy quy ước gen về tính trạng hích thước lá.

2/ Xác định kết quả thê hệ lai. Cho biết các cặp bố mẹ có kiểu hình như sau:

a] P1: Cây có lá rộng × cây có lá trung bình

b] P2: Cây có lá trung bình × cây có lá trung bình

c] P3: Cây có lá trung bình × cây có lá hẹp.

l/ Quy ước: BB: Cây có lá rộng;

bb: Cây có lá hẹp;

Bb: Cây có lá trung bình

2/ a] P1 : BB [lá rộng] × Bb [lá trung bình]

→ F1-1 có TLKG: 1BB : lBb

TLKH: 1 cây có lá rộng : 1 cây có lá trung bình

b] P2: Bb [lá trung bình] × Bb [lá trung bình]

TLKG: 1BB : 2Bb : lBb

TLKH: 1 cây có lá rộng : 2 cây có lá trung bình : 1 cây có lá hẹp

c] P3: Bb [lá trung bình] × bb [lá hẹp]

TLKG: 1Bb: 1bb

TLKH: 1 cây có lá trung bình : 1 cây có lá hẹp.

3.2. Biết tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau xác định kiểu gen của P:

a] Phương pháp giải

+ Bước 1: Trong hệ thống các phép lai, dựa vào phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 để kết luận về quy luật.

+ Bước 2: Quy ước gen [cả cặp gen]

+ Bước 3: Từ tỉ lệ kiểu hình của mỗi phép lai ta suy ra kiểu gen tương ứng của P.

+ Bước 4: Lập sơ đồ lai đế chứng minh kết quả.

b] Bài tập áp dụng

Khi xét sự di truyền tính trạng màu sắc một loài hoa, người ta thực hiện các phép lai và thu dược kết quả sau:

Phép lai 1. ♀ Hoa phấn trắng × ♂ Hoa phấn trắng

F1-1: 327 cây hoa phấn trắng.

Phép lai 2: ♀Hoa phấn hồng × ♂ Hoa phấn trắng

F1-2 : 398 cây hoa phấn hồng ; 403 cây hoa phấn trắng.

Phép lai 3. ♀ Hoa phấn hồng × ♂ Hoa phấn hồng

F1-3 : 152 cây hoa phấn đỏ; 297 cây hoa phấn hồng ; 149 cây hoa phấn trắng.

Biết màu sắc phấn hoa do một gen quy định, tính trạng hoa phấn đỏ trội so với hoa phấn trắng.

1/ Giải thích đặc điểm di truyền tính trạng màu sắc phấn hoa và lập sơ đồ các phép lai.

2/ Nếu muốn ngay F1 đồng tính, kiểu gen và kiểu hình của P có thể như thể nào?

3/ Nếu muốn F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của P có thể như thế nào?

HƯỚNG DẪN

1/ a] Đặc điểm di truyền và sơ đồ lai.

+ Xét kết quá phép lai 3: F1-3 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: Hoa đỏ : Hoa hồng : Hoa trắng = 152 : 297 : 149 ≈1:2:1. Đây là tỉ lệ của trường hợp di truyền tính trạng trội lặn không hoàn toàn.

+ Quy ước: AA: Hoa phấn đỏ; Aa: Hoa phân hồng; aa: Hoa phấn trắng,

b] Các sơ đồ lai:

+ Sơ đồ phép lai 1: P1: aa [trắng] × aa [trắng]

[Lập sơ đồ lai]

+ Sơ đồ phép lai 2: P2: ; Aa [hồng] × aa [trắng]

[Lập sơ đồ lai]

+ Sơ đồ phép lai 3: P3: Aa [hồng] × Aa [hồng]

[Lập sơ đồ lai]

2/ Muốn ngay F1 đồng tính, kiểu gen và kiều hình của P có thể:

P: AA [đỏ]× AA [đỏ]

Hoặc: P: aa [trắng] × aa [trắng]

Hoặc: P: A A [đỏ] × aa [trắng]

[Lập các sơ đồ lai]

3/ F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1 : 1 → Kiểu gen và kiểu hình của P có thể:

P: Aa [hồng] × aa [trắng] hoặc P: Aa [hồng] × AA [đỏ]

[Lập các sơ đồ lai] 

Video liên quan

Chủ Đề