Thế nào là vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan tới chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại, đúc kết từ rất nhiều vụ việc soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng mỗi năm. Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này với bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh chế tài phạt vi phạm hợp đồng là Luật thương mại 2005.

Phạt vi phạm trong tranh chấp hợp đồng thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.

Hợp đồng thương mại là hợp đồng mà ít nhất một trong các bên là thương nhân.

Bạn có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại khi có hành vi vi phạm hợp đồng và khi có thỏa thuận của các bên về chế tài phạt vi phạm hợp đồng.

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. 

Trường hợp kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình bên vi phạm phải chịu mức phạt không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại không được quá 8%.

Nếu các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng lớn hơn 8% [mức phạt vi phạm được luật quy định] thì thỏa thuận phạt vi phạm không bị vô hiệu toàn bộ mà chỉ chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vượt quá 8% còn điều khoản phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn có hiệu lực. Trong trường hợp này có thể áp dụng mức tối đa 8% yêu cầu của bên bị vi phạm, phần vượt quá không được chấp nhận [hiện tại không có quy định nào thể hiện nội dung này mà kết luận đưa ra dựa trên thực tế quan điểm được chấp thuận trong các vụ giải quyết tại Tòa án].

Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại
Căn cứ phát sinh –         Có thỏa thuận;

–         Có hành vi vi phạm hợp đồng

–         Có hành vi vi phạm hợp đồng
Giá trị bồi thường Căn cứ vào mức phạt vi phạm, nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ vi phạm Bao gồm giá trị tổn thất trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đãng lẽ được hưởng
Thực hiện chế tài Theo hợp đồng Bên bị vi phạm phải chứng minh tổn thất và đã thực hiện hành động hạn chế tổn thất
Mục đích áp dụng Ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên
Luật thương mại Bộ luật dân sự
Đối tượng áp dụng Quan hệ được Luật Thương mại điều chỉnh:  hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Quan hệ dân sự
Mức phạt vi phạm Không quá 8% giá trị phần nghĩ vụ hợp đồng vi phạm Do các bên thỏa thuận
Quan hệ với chế tài bồi thường thiệt hại –         Không có thỏa thuận phạt vi phạm thì chỉ có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại;

–         Có thỏa thuận phạt vi phạm thì có thể áp dụng cả hai chế tài.

–         Có thể chỉ thỏa thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm;

–         Có thể thỏa thuận áp dụng đồng thời hai chế tài;

–         Có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm.

Bạn có thể tìm hiểu một cách toàn diện các chế tài trong thương mại tại các bài viết của chúng tôi – hãy nhấp vào bài viết dưới đây để biết chi tiết:

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì có thể gọi điện tới Tổng đài tư vấn của chúng tôi.

Nếu cần thiết phải đưa vụ việc tranh chấp thương mại ra tòa thì bạn có thể xem bài viết Dịch vụ tố tụng, khiếu kiện của chúng tôi.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
   Đối tác pháp lý tin cậy

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đàm Thị Lộc:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam• Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Theo Luật Thương mại 2005, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thương mại.


Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại

1. Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là thỏa thuận của các bên về việc  việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015.

Theo Luật Thương mại 2005, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thương mại.

2. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại

Tại điều 292 Luật thương mại 2005 quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm: Buộc thực hiện hợp đồng, Phạt vi phạm, Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng; biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Buộc thực hiện hợp đồng xảy ra khi có sự vi phạm hợp đồng thương mại về việc chậm trễ giao hàng, giao hàng thiếu, vi phạm về số lượng hoặc chất lượng hàng hóa,… thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm giao hàng đúng thời gian, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,… Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là biện pháp bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, uy tín thương nhân trong hoạt đông kinh doanh.

Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Theo đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường một số tiền theo như thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Các bên có thể tự thỏa thuận mức phạt vi phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các bên cũng có thể tự thỏa thuận về việc chỉ cần bồi thường mà không phạt vi phạm hoặc vừa phạt vi phạm vừa phải bồi thường. 

Bồi thường thiệt hại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên bị vi phạm bồi thường một khoản tiền do vi phạm hợp đồng. Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bồi thường lợi ích vật chất đã mất cho bên vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại; ngoài ra, bên vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần cho bên bị vi phạm. Do đó, việc bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra, có đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng đến khi bên vi phạm chấm dứt các hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả do vi phạm hợp đồng. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm một bên nhận được thông báo tạm dừng, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện.

Huỷ bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý dẫn đến việc huỷ bỏ hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng kể từ thời điểm có hiệu lực. Huỷ bỏ một phần nghĩa vụ là việc huỷ bỏ một phần nghĩa vụ của hợp đồng, phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc hủy bỏ việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ trong hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng, khi đó hợp đồng bị coi là vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp thoả thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền yêu cầu quyền lợi do thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng; nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trong trường hợp không thể hoàn trả khoản lợi đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền [trường hợp này các bên phải giải quyết hậu quả của việc hợp đồng bị hủy bỏ nếu có].

3. Mức phạt vi phạm hợp đồng

Theo điều 422 Bộ luật dân sự 2015, phạt vi phạm hợp đồng được quy định như sau:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một số tiền phạt cho những vi phạm gây ra
  • Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận
  • Các bên có thể thỏa thuận nghĩa vụ phạt vi phạm về việc chỉ cần phạt vi phạm mà không phải bồi thường hợp đồng hoặc vừa phải phạt vi phạm vừa phải bồi thường hợp đồng.

Mặc dù mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận nhưng theo Luật thương mại 2005, mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8%.giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng đã vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

4. Dịch vụ của DFC

Công ty luật DFC với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có thể trợ giúp khách hàng khi quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm:

  • Tư vấn những thiệt hại, rủi ro xảy ra khi có sự vi phạm hợp đồng thương mại;
  • Đại diện cho khách hàng đàm phán, thương lượng với bên kí kết hợp đồng;
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng trước tòa khi cần thiết.

DFC luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng. Liên hệ ngay với DFC qua hotline 19006512 để được tư vấn giải đáp các thắc mắc.

Bài viết cùng chủ đề:

Cách xác định và mức bồi thường vi phạm hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là gì? Luật quy định như thế nào?

Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và mức phạt

Video liên quan

Chủ Đề