Vì sao người nhật kỵ số 4

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có các quan niệm khác nhau về những con số xui xẻo. Ở nước Mỹ hay phương Tây, đó là số 13. Ở Việt Nam có lẽ là số 7 [thất], các bạn có thể liệt kê ra một đống từ xui xẻo bắt đầu bằng từ “thất”: “thất bát”, “thất bại”, “thất nghiệp”, “thất đức”, “thất học”, “thất vọng”, “thất tình”,… Còn với người Nhật , đó là con số 4 [四]. Tại sao?

Số 4 – số tử

“Đừng mua 4 lon bia, mua thêm 1 lon đi !”, “Ôi không! Nhà tôi ở tầng 4”, “Đừng đưa tôi 4 mớ rau, 3 là đủ rồi !” …

Tại sao người Nhật lại sợ số 4 đến thế, rất đơn giản.

Số 4 có cách đọc đồng âm với từ “tử” [死/し/shi] nghĩa là “chết”. Nếu chỉ có thế thì chưa ăn nhằm gì, người ta đã phát triển “số 4” lên thành nỗi sợ như sau:

  • 24 là “nishi”, có nghĩa là “chết cặp” [二死] hay hai người cùng chết , cái này chắc mấy đôi tình nhân sợ lắm.
  • 42 là “shini” , trong tiếng Nhật, “shinigami” có nghĩa là “thần chết”. Ngoài ra, động từ “shinimasu” cũng có nghĩa là “chết”. Từ 敷く phát âm là “shiku” có nghĩa là “nằm xuống” ,a.k.a chết.

    Tử thần Ryuk [Death Note]

  • 43 là “shisan” [死産], chỉ những trường hợp “trẻ chết trong bụng mẹ” 😦
  • 45 là “shigo” [死後] nghĩa là “sau cái chết” [chắc là địa ngục].
  • 49 là “shiku” bắt nguồn từ câu “shinu made kurushimu”, có nghĩa là “khổ sở cho đến chết”.
  • 42-19 đọc giống “shini iku” [死に行く], có nghĩa là “đi chết đi”.
  • 42-56 đọc giống “shini goro” [死に頃], có nghĩa là “đến lúc phải chết”, “tới số”.

Tin chắc rằng ngoài ra sẽ có nhiều cách suy diễn khác về số tử này, nhưng chắc cái list trên đã là quá đủ ! Năm 42 tuổi chắc là năm mà người Nhật kiêng cữ kinh lắm, mà sau đó 2 năm đến tuổi 44, xong 1 năm sau là 45, rồi thì 49, cứ như thể rủa người ta vậy.

Số tử bắt nguồn từ đâu ?

Hẳn nhiều người cũng dễ dàng đoán được ra, đó chính là Trung Quốc, nơi sản sinh ra chữ Hán.

Quốc kì Trung Quốc với 4 ngôi sao nhỏ [!]

Hiển nhiên người Trung Hoa là người đầu tiên phát minh ra nỗi sợ con số 4 này. Sau đó các nước châu Á lấy tiếng Hoa làm gốc cũng dính luôn căn bệnh này, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả Việt Nam nữa. Và tất cả cách đọc số 4 và chữ “chết” của các nước này đều giống hệt nhau [trừ Việt Nam hơi chại một tí]. Không hiểu sao.

Ngôn ngữ 四 [số 4] 死  [chết]
Tiếng Quan Thoại
Tiếng Thượng Hải sy2 sy2, shi2
Tiếng Quảng Đông sei3 sei2
Tiếng Đài Loan sì,sù sí,sú
Tiếng Hàn sa sa
Tiếng Việt tứ tử
Tiếng Nhật shi shi

Trung Quốc, tất cả là từ Trung Quốc mà ra.

Ảnh hưởng

Nỗi sợ số 4 là “số tử”, “số xui xẻo” hiện diện rất nhiều trong đời sống thường nhật không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác.

  • Tetraphobia là một thuật ngữ chỉ “nỗi sợ con số 4”, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, tetras là “4” và phobos là nỗi sợ.
  • Hầu hết quà tặng của người Nhật, đặc biệt là dao, dĩa phải là số lượng 3 hoặc 5, không được là số 4. Người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng vậy, không bao giờ tặng quà liên quan đến số 4.
  • Rất nhiều thang máy ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… không có “tầng 4”, “tầng 14” hay những tầng khác có số 4. Trong một số trường hợp, ở những tòa nhà chọc trời thì cả 10 tầng từ 40 – 49 sẽ không có mặt trong thang máy, và bạn phải tự cuốc bộ lên đó.

    Một thang máy “không có số 4” ở Trung Quốc

  • Ở Hàn Quốc, đôi khi tầng 4 được đánh dấu là “F” thay vì “4”.
  • Nhiều bệnh viện, khách sạn ở Nhật Bản không có phòng số 4.
  • Trong những năm 2000, hãng xe Alfa Romeo đã phải đổi nhãn hiệu xe 144 của mình ở Singapore nếu không sẽ chẳng ai mua nó cả. Tương tự như vậy, Nokia chưa bao giờ cho ra mắt các mẫu điện thoại mang nhãn hiệu bắt đầu bằng “4”. Kể từ năm 2008, Samsung cũng ngừng cung cấp các mẫu điện thoại có nhãn 4 chữ số hay chứa chữ số 4.

    Một bãi đỗ xe ở Shizuoka không có số 4

  • Ở Bắc Kinh, người ta không cấp biển số xe có chữ số 4.
  • Không một sản phẩm nào của Canon có chữ số 4….

Qua đó, các bạn có thể thấy ảnh hưởng của chữ số 4 tới đời sống lớn đến mức nào.

Có thật vậy không ?

Cứ liên quan đến số 4 là chết ngay được chắc, sao mê tín quá vậy?

Đừng vội khẳng định…

Theo một báo cáo của Tạp chí Y khoa Anh quốc nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý đến thời điểm tử vong tại Hoa Kì trong vòng 25 năm cho thấy, người Trung Quốc và người Nhật có tỉ lệ tử vong vì trụy tim vào ngày mùng 4 hằng tháng cao hơn 13% so với ngày thường. Riêng tại bang California, người Trung Quốc và người Nhật có tỉ lệ này lên đến 27 %.

Có vẻ nỗi sợ hãi số 4 là có cơ sở đấy nhỉ.

Kết

Số 4 có đúng như những gì người ta đồn đại hay không thì không biết. Mọi người cũng đừng mê tin quá, hãy cứ coi trường hợp trên là trùng hợp ngẫu nhiên đi, kiêng thì cứ kiêng nhưng cũng đừng để số 4 làm bạn stress và lo nghĩ quá nhiều.

Dù sao thì cỏ 4 lá cũng là một điều may mắn phải không 🙂

Nguồn:

“Growing up with an Irrational Fear of the Number Four“, by Koichi, Tofugu, March 27, 2013

“Why the number Four is considered unlucky in some Asian cultures“, by Julia, todayifoundout.com, January 20, 2011

“The number of death: Lucky and unlucky numbers in Japan“, by Philip Seifi, blog.lingual.com, June 7, 2013

“Bí ẩn những con số xui xẻo trên khắp thế giới“, khoahoc.tv, December 14, 2013

“Tetraphobia“, Wikipedia

Trong quan niệm của người phương Đông, con số không chỉ có ý nghĩa trong toán học. Mà nó còn là biểu tượng của quy luật ngũ hành, liên quan trực tiếp tới tài vận của mỗi người. Trong bài viết lần này, mời du khách cùng chúng tôi tìm hiểu quan niệm của người Nhật về các con số nhé!

Ở Nhật Bản, một con số có thể được xem là mang lại những điều may mắn, hoặc có thể là hiện thân cho cái chết, những đau đớn và sự khốn khổ.

NHỮNG CON SỐ MAY MẮN TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Số 7 vốn không hề được coi là một con số may mắn trong quan niệm của một vài quốc gia Châu Á. Như ở Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự tức giận, bỏ rơi và những cái chết đau khổ. Nhưng ở Nhật Bản, đây lại được xem như một con số cực kỳ may mắn, niềm tin của họ vào sự may mắn của con số này thực chất đến từ nền văn hóa và tôn giáo của chính đất nước họ chứ không phải do du nhập từ nước khác vào.

Đây là một con số quan trọng trong Phật giáo, một người phải tái sinh đủ 7 lần mới có thể vào cõi Niết Bàn. Và đặc biệt, số 7 còn gắn liền với 7 vị phúc thần [Shichifukuin – Thất Phúc Thần], bao gồm Hotei [vị thần hiện thân cho tài sản, vận mệnh yên ổn, thịnh vượng], Juroujin [vị thần của sức khỏe], Fukurokuju [vị thần của hạnh phúc, phú quý và trường thọ], Bishamon [thần chiến tranh], Benzaiten [nữ thần tri thức, sắc đẹp và nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc], Daikokuten [thần của một mùa màng bội thu, thường thờ cùng thần Ebisu, được khắc thành tượng điêu khắc hoặc làm thành mặt nạ treo tường tại các cửa hàng kinh doanh], cuối cùng là Ebisu [thần phù hộ dân chài và các thương gia].

Bởi số 7 được cho là may mắn và được xem trọng, nên người Nhật sẽ làm lễ kỷ niệm cho một đứa trẻ khi chúng ra đời được 7 ngày tuổi. Ví dụ điển hình là ngày kỷ niệm cho hoàng thân do Công chúa Masako sinh ra. Người ta cũng để tang người thân vào ngày thứ 7 và tuần thứ 7.

Ở “xứ Phù Tang”, người ta rất hay bói ngày sinh để đoán vận. Ví dụ như một người sinh ngày 17 tháng 5 năm 1965 thì tổng số ngày sinh của người đó là: 1+7+5+1+9+6+5=34 => 3+4=7 là số may mắn.

Bên cạnh đó, họ còn coi trọng 7 loại thảo dược dùng để xua đuổi tà ma, loại trừ bệnh tật và ngày lễ Thất tịch 7/7 – một ngày lễ vô cùng quan trọng vào mùa hè tại “xứ Phù Tang”.

Số 8 tuy ít được biết đến nhưng cũng là một con số may mắn. Điều thú vị là số 8 được coi như một con số may mắn ở Nhật không hề đến từ cách phát âm tương đồng với điều gì may mắn như những số khác. Đó là nhờ vào hình dạng của con số này, được gọi là “Suehirogari”, mở rộng ở phía bên dưới gợi nhắc đến sự giàu sang, thịnh vượng, phát đạt và tăng trưởng. Ngoài ra, theo phong thủy, số 8 biểu tượng cho 8 cạnh của chiếc đĩa hình thành nên vũ trụ. Đó là các cạnh Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam.

Đến du lịch Nhật Bản, du khách hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra sự ảnh hưởng của số 8 đối với kiến trúc ở đất nước này, khi mà vào thế kỷ thứ 8, kiến trúc bằng gỗ được thêm những nét trang trí đầy tinh tế đòi hỏi kỹ thuật cao, đã phát triển toàn diện và trở thành phong cách kiến trúc độc nhất đặc trưng cho “xứ sở hoa anh đào”.

Con số này còn ảnh hưởng đến cách tặng quà của người Nhật, thông thường, người ta sẽ tặng 8 món quà cho một ai đấy vào mốc quan trọng trong cuộc đời của họ, chẳng hạn như tốt nghiệp trung học hoặc khi đến tuổi trưởng thành. Cũng có thể thay các món quà bằng tiền mặt, số tiền tốt nhất nên là bội số của 8, ví dụ như: tám trăm, tám nghìn hoặc tám vạn Yên.

Trong các con số may mắn, người Nhật đặc biệt yêu thích các số: 15, 24, 31, 32, 52, 168, 358 – đây là những con số được cho là “đại may mắn”.

Số 15: Trong công việc và vận may gia đình thì số 15 đại diện cho vận tiền bạc, danh tiếng, sự phát triển, sung túc.

Số 24:  Trong tình yêu và hôn nhân, số 24 đại diện cho tài vận, sức khỏe, thành công, trực cảm.

Số 31: Trong vận toàn thể, số 31 đại diện cho tài năng, sự phát triển, thịnh vượng, sự minh mẫn của trí não.

Số 32 đại diện cho cơ hội, gặp gỡ, vận may, sự phát triển.

Số 52: Trong công việc và tài sản thì số 52 đại diện cho lợi nhuận, sự phát triển, sự dự đoán, ý tưởng.

Số 168 khi tách ra sẽ gồm số 1, số 6 và số 8, trong phong thủy, những con số này đều thuộc vận Kim, tức là tiền bạc [nhất bạch, lục bạch và bát bạch]. Đối với người Nhật, ba con số 1, 6, 8 khi hợp lại sẽ mang ý nghĩa ám chỉ sự sung túc, thịnh vượng và bước khởi đầu tốt lành, nhất là khi có số 8 biểu thị cho quyền lực tối cao. Ngoài ra, 1 + 6 + 8 là 15, là một trong những con số đại may mắn, cũng là số ngày từ khi trăng non đến trăng tròn [15 đêm].

Số 358 là con số của tiền bạc và hi vọng. Con số này cũng ngụ ý rằng trong tương lai, nguồn thu nhập của bạn sẽ trở nên dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của bản thân. Số 358 thường xuất hiện rất nhiều trên Internet và hay được in ra làm biển số xe.

NHỮNG CON SỐ “ĐEN ĐỦI” THEO QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI NHẬT

Số 4Số 9 là hai con số bị ghét nhiều nhất ở Nhật Bản từ thời Heian. Bởi vì trong tiếng Nhật số 4 có âm đọc là “し” [shi], đồng âm với “死” [chết] và số 9 có cách đọc là “く” [ku] , đồng âm với “苦” [khổ cực]. Thông thường, trong các tòa nhà lớn thì người ta sẽ không gắn số tầng 4 và tầng 9 và trong thang máy nhiều nơi cũng vậy. Còn trong bệnh viện thì bệnh nhân sẽ tránh các phòng có sự xuất hiện của số 4 [ví dụ phòng 104, 304,…] nên hầu hết các phòng như thế này đều không xuất hiện trong bệnh viện.

Trong văn hóa tặng quà, người Nhật cũng kiêng kị tặng với số lượng là 4 mà thay vào đó sẽ tặng 3 hoặc 5 thứ. Ngoài ra, trong các hoạt động ngày tết, vui chơi, mọi người đều tránh số 4 như: không chụp ảnh 4 người, không lì xì tiền số 4,… để tránh gặp 1 năm đen đủi.

Số 13: Tương tự như người theo đạo Thiên chúa, người Nhật cũng kiêng kỵ con số 13. Ở Nhật, người ta cũng cho rằng thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ đen đủi, nên cẩn thận vào ngày này. Lý giải cho việc số 13 bị coi là số đen đủi vì theo đạo Thiên chúa, ngày 13 là ngày Thánh Jesus bị xử tử hình.

Số 19: Trong tiếng Nhật, số 19 có âm đọc là “じゅうきゅう”, gần giống với từ “重苦”(じゅうく)[khổ cực nặng nề] nên cũng thường bị người Nhật tránh sử dụng. Trong các bãi đỗ xe ở Nhật Bản thì những vị trí gắn số 4, 9, 14, 19 đều không có.

Số 29 trong tiếng Nhật phát âm là “にじゅうきゅう”, gần giống với “二重の苦しみ” [Nijyu no kurashimi] nghĩa là “2 lần nỗi đau”. Để đón chào năm mới, người Nhật thường tổng vệ sinh và trang trí nhà cửa trang hoàng, sạch sẽ. Mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất vào ngày 28 hoặc 30 và tránh ngày 29.

Số 42: Trong tiếng Nhật, số 42 có âm đọc là”し・に” , giống với từ “死に”(しに)[chết chóc] nên bị coi là con số đen đủi. Đặc biệt, số 42 và số 19 khi kết hợp lại sẽ tạo thành cách đọc “しにいく”(死に行く)[đi chết đi] nên người Nhật rất kiêng kỵ ghép hai con số này lại.

Số 49 bị kiêng kỵ ở “xứ Phù Tang” do nó được tạo thành từ 2 con số: 4 và 9 [như đã giải thích ở trên]. Ngoài ra thì cũng có người cho rằng số 49 bắt đầu từ câu nói: “死ぬまで苦しむ” [khổ cho tới tận lúc chết].

Số 666: Trong sách thánh Tân ước có đoạn ghi: “Ở nơi này cần sự thông tuệ. Người có được sự thông tuệ sẽ lý giải được con số của thú vật. Con số đó chỉ loài người. Nó chính là số 666” [điều 18 chương thứ 13]. Chính vì vậy, số 666 cũng bị người Nhật xem là số đen đủi.

Người Nhật nói chung có xu hướng khá mê tín và đây cũng chính là lý do tại sao họ rất quan tâm đến điềm may rủi của một con số sẽ mang lại cho mình.

Vậy là du khách đã có sự hiểu biết thêm về những quan niệm liên quan đến con số ở “xứ Phù Tang”. Nếu du khách muốn khám phá thêm về nền văn hóa đặc sắc của đất nước này, hãy book Tour Nhật Bản của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyên đi vui vẻ và đầy thú vị!

Video liên quan

Chủ Đề