Tập luyện để giảm tuổi sinh học

Lê Thị Linh là một trong hai ứng viên được trao giải phụ Nhân vật truyền cảm hứng của cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn - Ảnh: BTC

Đó là chia sẻ của chị Lê Thị Linh [23 tuổi, Hà Nội] trong lễ trao giải cuộc thi "Tôi khỏe đẹp hơn" diễn ra vào tối 30-11 tại Hà Nội.

Sau hành trình ba tháng tham gia cuộc thi, Linh đã giảm được gần 10kg và đoạt giải nhân vật truyền cảm hứng của cuộc thi.

Linh cho biết do cơ địa "mập mạp" từ nhỏ nên hành trình giảm cân của cô cũng khó khăn hơn người khác. Vì thừa cân, cô gái trẻ thường đối diện với sự giễu cợt, chê cười, miệt thị của những người xung quanh.

"Thời điểm nặng nhất của em là 85kg. Sức khỏe cũng không được tốt, em mắc nhiều bệnh lý về tuyến giáp, xương khớp, gan, nội tiết tố suy giảm, tuổi sinh học của em là 38 [tuổi sinh học là thước đo mức độ cơ thể đang vận hành].

Thực sự có những lúc em chán nản, mệt mỏi, muốn bỏ cuộc nhưng từ khi đăng ký cuộc thi này em đã xác định quyết tâm phải bước qua "vỏ kén" của mình. Em hy vọng rằng mình có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình cho những bạn trẻ giống như em. Em không chỉ đẹp hơn mà còn khỏe hơn và tự tin hơn rất nhiều", Linh chia sẻ.

Cô gái trẻ nhắn nhủ điều quan trọng là bản thân đã giảm cân nhờ nỗ lực thay đổi dinh dưỡng khoa học và tập luyện phù hợp. Chính lối sống lành mạnh đã mang đến cho cô thành tích ấn tượng này.

Giải đặc biệt cuộc thi được trao cho chị Trần Thị Thu Phương [sinh năm 1982, ở Quảng Ninh]. Chị thuộc top những ứng viên có cân nặng giảm nhiều nhất tại cuộc thi trong vòng ba tháng. Đặc biệt, chị là người phụ nữ bản lĩnh, nghị lực, vượt qua căn bệnh hiểm nghèo ung thư phổi, luôn hướng về tương lai phía trước.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Thứ trưởng Nguyễn Văn Thuấn trao giải đặc biệt cho chị Trần Thị Thu Phương - Ảnh: BTC

Chị Phương chia sẻ mình phát hiện mắc bệnh ung thư phổi cách đây hai năm. Khi phát hiện, ung thư đã chuyển qua giai đoạn 4, di căn. "Lúc này, gia đình cũng như bản thân nghĩ rằng mình phải tẩm bổ để có sức khỏe tốt. Thời điểm ấy tôi tăng lên 73kg, cơ thể rất nặng nề.

Sau đó tôi biết đến cuộc thi và quyết định tham gia. Hành trình tham gia cuộc thi là hành trình tôi "học ăn" lại từ đầu. Ăn uống khoa học, ngày năm bữa, thường xuyên vận động, tập luyện thể thao. Sau khi tham gia cuộc thi trong vòng ba tháng, tôi đã giảm gần 10kg.

Nếu trước đây tôi thường xuyên mệt mỏi, thì giờ có thể chạy bộ 5-7km. Hơn hết, không chỉ là vẻ đẹp hình thể mà hành trình này còn giúp tôi có một sức khỏe tốt để chiến đấu với bệnh tật", chị Phương chia sẻ.

Cuộc thi "Tôi khỏe đẹp hơn" do báo Sức Khỏe và Đời Sống tổ chức, diễn ra từ ngày 11-8 đến ngày 20-11. Cuộc thi đã tạo nên một phong trào tập luyện rộng khắp trong cộng đồng với tinh thần "khỏe - đẹp", lan tỏa thông điệp về dinh dưỡng lành mạnh và vận động khoa học.

Sau ba tháng với ba vòng thi, cuộc thi đã thu hút hàng nghìn lượt ứng viên trên khắp mọi miền cả nước tham gia. Ban tổ chức đã lựa chọn được 12 người xuất sắc nhất để trao giải.

Bên cạnh 1 giải đặc biệt, 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải tư, ban tổ chức cũng trao 2 giải phụ nhân vật truyền cảm hứng cho 2 ứng viên.

Giảm cân đúng cách để khỏe đẹp từ bên trong

TTO - Với mong muốn giảm cân nhanh, nhiều người giảm cân bằng các phương pháp ăn uống không khoa học, lạm dụng sản phẩm hỗ trợ giảm cân, điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không phải ai cũng già đi với tốc độ tương ứng. Quá trình lão hóa liên kết với một số thay đổi sinh lý và tế bào có liên quan trực tiếp đến tuổi đời của bạn. Tuổi sinh học của bạn có thể khác tuổi đời [tuổi theo giấy khai sinh], và một số nhà khoa học đã tin rằng tuổi sinh học có thể là một chỉ thị cho sức khỏe tổng thể của bạn tốt hơn so với tuổi đời.

Trước đây, các nhà khoa học đo lường tuổi sinh học bằng cách lấy thông tin 150 gen của một người để tạo nên chữ ký gen cá nhân. Nhưng bây giờ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala Thụy Điển đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản mà họ nói có thể tiết lộ tuổi sinh học của cơ thể.

Tuổi sinh học liên kết với nguy cơ của các bệnh mạn tính và suy giảm trí nhớ chặt chẽ hơn so với tuổi đời, khi tuổi sinh học cao cho thấy sức khỏe tổng thể tồi tệ hơn. Bằng cách so sánh tuổi sinh học của bệnh nhân với tuổi đời của họ, các bác sỹ có thể đưa ra một kế hoạch hành động khá tốt cho sự khỏe mạnh người đó.

“Hầu hết chúng ta đều có những lần ngạc nhiên khi nhận ra rằng một người nào đó trẻ hơn chúng ta tưởng tượng – ví dụ, khi một người mà chúng ta nghĩ gần 60 nhưng thực tế họ chỉ hơn 40 tuổi,” Terry Grossman bác sỹ và chuyên gia y khoa tại Denver viết cho Everyday Health năm 2009. “Và cũng vì lẽ ấy chúng ta thường khám phá rằng: một người nào đó là già hơn đáng kể so với chúng ta dự đoán. Nguyên nhân của những khác biệt này thường do tuổi sinh học của họ khác xa tuổi đời.”

Quá trình lão hóa

Một ngày nào đó các bác sỹ có thể sử dụng xét nghiệm máu được phát triển tại Thụy Điển để xác định các yếu tố lối sống – gồm chế độ ăn, tập luyện thể dục và mức độ căng thẳng – để thúc đẩy hoặc làm chậm lại tốc độ lão hóa tế bào của một người.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 976 người tham gia độ tuổi từ 20 đến 50, để phân tích 77 protein huyết tương khác nhau. Những người tham gia cũng trả lời các câu hỏi về hành vi lối sống, gồm hút thuốc, tập luyện thể dục, chỉ số cân nặng, lượng tiêu thụ cà phê, nước giải khát và cá dầu.

Ảnh hưởng của yếu tố lối sống đến tuổi dự đoán. [A] Hút thuốc lá. [B] Thuốc lá ngậm. [C] Cá dầu hay cá béo. [D] Mối tương quan giữa nước giải khát với đặc điểm kiểu hình khác. [E] BMI – chỉ số cân nặng. [F] Nước giải khát. [G] Cà phê. [H] Chế độ luyện tập thể dục.

Sử dụng kết quả phân tích hồ sơ protein, các nhà nghiên cứu có thể ước lượng chính xác không chỉ tuổi sinh học mà còn chiều cao, cân nặng và vòng hông. Hồ sơ protein cũng liên quan tới cách thức các yếu tố lối sống khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thuốc lá, nước giải khát làm tăng tuổi sinh học từ 2 đến 6 năm, trong khi luyện tập thể dục và lượng tiêu thụ vừa phải cá dầu và cà phê làm chậm quá trình lão hóa ở mức tương đương.

Thói quen ăn uống, luyện tập thể dục, căng thẳng và hút thuốc ảnh hưởng đến một loạt quá trình sinh lý như sự ngắn đi của telomere, chóp bảo vệ đầu ADN nhiễm sắc thể – mà lần lượt ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa và nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Nếu kết quả này được xác nhận, các bác sỹ có thể sử dụng hồ sơ protein huyết tương không chỉ dự đoán tuổi sinh học của một người mà còn xác định cách chọn lựa lối sống của họ tác động đến quá trình lão hóa.

Sử dụng xét nghiệm máu này có thể giúp các bác sỹ khuyến khích bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị bao gồm cả việc thay đổi lối sống. Nếu những bệnh nhân có thể thấy được thói quen của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ, họ sẽ sẵn sàng làm theo phác đồ điều trị mới.

“Những bệnh nhân mà lối sống có nguy cơ liên quan đến các bệnh như cao huyết áp hoặc các dạng khác của bệnh tim mạch, tuổi sinh học của họ được tính trước khi thay đổi lối sống,” bác sỹ Stefan Enroth, giáo sư miễn dịch, di truyền, bệnh học và là một trong những tác giả của nghiên cứu, đã nói với The Huffington Post trong một email. “Việc này sau đó được lặp lại và hy vọng tuổi sinh học thấp hơn sẽ truyền cảm hứng cho bệnh nhân tiếp tục thay đổi lối sống.”

Với nghiên cứu sâu hơn, xét nghiệm này cũng có thể hữu ích cho dự đoán sớm nguy cơ Alzheimer, vì lão hóa sinh học có liên kết chặt chẽ với sự suy giảm nhận thức.

Chủ Đề