Tại sao tiết kiệm tư bản bất biến lại giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Bất kì hoạt động kinh doanh nào đều tuân theo một mô hình tuần hoàn. Các dịch vụ và sản phẩm hàng hóa sẽ đi từ giai đoạn triển khai, tăng trưởng, bão hòa và cuối cùng là suy thoái. Chính vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cải thiện, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến những sản phẩm hiện có và đưa ra các ý tưởng mới.

Và tất cả những giai đoạn trên đều cần vốn. Thường xảy ra hơn mọi người vẫn nghĩ, các dự án đầu tư có thể dễ dàng được nắm bắt với một mức giá hời chỉ cần có sẵn tiền trong tay đúng thời điểm. Khi có sẵn vốn, một bên có thể chiếm được thế thượng phong khi thương lượng mức giá đầu tư bởi vì họ có khả năng thanh toán ngay lập tức. Có sẵn tiền mặt cũng sẽ cho phép doanh nghiệp phát triển những sản phẩm mới hoặc cải tiến những sản phẩm hiện có mà không cần phải đi vay.

Khả năng thanh toán tiền sẽ mang lại trụ cột tài chính vững chắc đảm bảo cho việc chia lợi nhuận cho các cổ đông dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phần. Điều này sẽ tạo sự tin tưởng cho các cổ đông và từ đó khiến hoạt động kinh doanh “dễ thở” hơn.

Tiền mặt cũng cho phép doanh nghiệp đối phó với những khoản chi phí ngoài dự tính, ví dụ như các chi phí pháp lý và tổn thất gây ra bởi thiên tai.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không có tiền dự trữ?

Thiếu hụt tiền mặt có thể đe dọa tới tình trạng thanh khoản của doanh nghiệp, hạn chế khả năng thanh toán cho các chủ nợ. Nếu một doanh nghiệp có dấu hiệu có vấn đề về tiền mặt, khả năng vay tiền sẽ thu hẹp dần do các bên cho vay sẽ nghi ngờ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đó. Điều này có thể sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn và đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản.

Hơn nữa, dòng tiền bị thiếu hụt có thể tiềm ẩn những nguy cơ đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong một thị trường không ổn định hoặc trong thời điểm nền kinh tế có nhiều bất ổn.

Các chiến lược dự trữ tiền mặt cho doanh nghiệp SME 

Đối với những doanh nghiệp SME dễ chịu sự tác động của thị trường không ổn định và những ảnh hưởng từ thiếu hụt tài chính, việc áp dụng những chiến lược tiết kiệm để duy trì khả năng thanh toán là vô cùng quan trọng.

1. Xác định tiền mặt rò rỉ ở đâu và tăng lượng tiền mặt

Tại sao tiết kiệm tư bản bất biến lại giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Quy tắc đầu tiên của việc dự trữ tiền mặt là giới hạn mức chi tiêu tiền. Thực hiện kiểm toán tất cả các chi tiêu cho hoạt động kinh doanh và xác định những khoản chi tiêu đang rò rỉ tiền mặt. Đưa ra các phương án giải quyết những vấn đề của kết quả kiểm toán và những khoản chi phí không cần thiết phải bị loại bỏ ngay lập tức.

Khi cần phải huy động vốn từ bên ngoài, việc lựa chọn phương thức tài trợ vốn phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh, nhu cầu và tình trạng tài chính là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp nên cân nhắc các phương thức huy động vốn thay thế chằng hạn như phương thức tài trợ hóa đơn, thay vì đi vay từ ngân hàng theo cách truyền thống và phải trả những khoản lãi chồng chất trong khoản vài tháng.

2. Các khoản chi tiêu cần được tập trung vào các lĩnh vực tạo ra lợi nhuận.

Các hoạt động kinh doanh cần được đánh giá và dòng tiền mặt phải được theo dõi. Mỗi đồng bỏ ra phải mang về lợi nhuận. Khi nói tới chi tiêu, cần phải chú ý tới tỷ suất hoàn vốn (ROI) và các chi phí không thu về lợi nhuận cần bị loại bỏ. Trong khoảng thời gian dài, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ thông qua việc lược bỏ những khoản chi tiêu không có lợi nhuận.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp của bạn có một đội ngũ marketing, bạn phải đặt ra những thước đo cụ thể để đánh giá ROI của họ, đó là số lượng khách hàng tiềm năng mà một chiến dịch quảng cáo đem về cho công ty hay số lượng khách hàng tiềm năng đã chuyển thành khách hàng của công ty. Nếu lợi nhuận từ tăng trưởng bán hàng không lớn hơn chi phí quảng cáo thì những chi tiêu cho marketing cần phải được cắt giảm hoặc thay thế đội ngũ marketing nội bộ bằng việc thuê ngoài.

Cần phải tránh bị cám dỗ bởi việc mở rộng không gian làm việc, những phần mềm đắt đỏ và nội thất “sang chảnh”. Những khoản chi tiêu này không mang lại lợi nhuận trực tiếp.Trong một doanh nghiệp đang trên đà phát triển, tiền mặt nên được sử dụng vào những mục đích tốt hơn, như là đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn về IT để tăng hiệu suất làm việc.

3. Thân thiện với môi trường hơn

Sử dụng những giải pháp thân thiện với môi trường và thích nghi với các công nghệ mới có thể giúp tiết kiệm tiền mặt. Ví dụ, những bản in báo cáo cho quản lý dự án hay các cuộc họp có thể được loại bỏ thông qua việc sử dụng những phần mềm miễn phí online, như Google Drive, Slack và Trello. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí lưu trữ tài liệu và kho chứa tài liệu, chưa kể đến chi phí mua giấy in, dập ghim, kẹp tài liệu và mực in.

Doanh nghiệp thậm chí nên khuyến khích thói quen làm việc tiết kiệm năng lượng bằng cách cắm các thiết bị điện vào ổ cắm dài và tắt hết đèn khi đi ra ngoài để giảm bớt chi phí tiền điện.

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể chọn sử dụng một hệ thống điện toán đám mây thay vì hệ thống máy tính cục bộ để tránh phải chi tiêu cho các phần mềm nội bộ để hoạt động. Doanh nghiệp còn có thể đăng kí sử dụng phần mềm mã nguồn mở để thực hiện hoạt động kế toán, lập hóa đơn, lập hồ sơ và quy trình quản lí dự án, trên đây chỉ là 1 vài trong nhiều ví dụ.

4. Tận dụng nguồn nhân lực thực tập sinh

Một cách khác để tiết kiệm tiền mặt là tận dụng nguồn nhân lực thực tập sinh. Thay vì thuê nhân viên toàn thời gian, doanh nghiệp có thể tuyển thực tập sinh. Với mức lương của một nhân viên có kinh nghiệm làm toàn thời gian, doanh nghiệp có thể tuyển dụng  một vài thực tập sinh. Thực tập sinh có thể được tuyển dựa trên chuyên môn để mang lại chất lượng công việc tốt nhất và chỉ cần phải trả lương một lần cho quãng thời gian làm việc ngắn của thực tập sinh.

Thực tập sinh sẽ chỉ phục vụ cho doanh nghiệp tạm thời, vì vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những khoản thưởng cuối năm, những khoản đóng góp mà sẽ phải nộp cho nhân viên toàn thời gian như  Quỹ hưu trí bắt buộc và bảo hiểm.

5. Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoàn tiền

Mua sắm là một hoạt động thường ngày của bất kì công việc kinh doanh nào, vì vậy chẳng dại gì mà lại không tận dụng điều này làm một phần của chiến lược dự trữ tiền. Thay vì sử dụng tiền mặt hay thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp có thể sử dụng thẻ tín dụng kinh doanh với tùy chọn hoàn tiền tối đa.

Sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp quản lí luồng tiền dễ dàng hơn và nhận về số tiền được hoàn lại trên chi phí tiêu chuẩn.

6.  Thuê nhân viên giỏi nhưng ít kinh nghiệm

Tại sao tiết kiệm tư bản bất biến lại giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Khi quảng cáo tuyển dụng có kèm điều kiện về kinh nghiệm làm việc thì khoản chi phí cho lương nhân viên chắc chắn sẽ lớn thêm vài số 0. Một người có kinh nghiệm không phải lúc nào cũng sẽ mang lại được nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp so với số tiền doanh nghiệp bỏ ra.

Sinh viên mới ra trường sẽ chấp nhận làm việc với mức lương thấp và sẽ làm việc siêng năng hơn các nhân viên khác để thể hiện giá trị của họ đối với công ty. Họ sẽ mang đến những ý tưởng mới và góc nhìn của họ về những công nghệ mới nhất và có thể dễ dàng hòa nhập vào khuôn khổ công ty với một mức lương thấp hơn. Ví dụ, nếu doanh nghiệp cần ai đó  sáng tạo để quản lí một dự án marketing, những sinh viên mới ra trường có thể đưa ra các ý tưởng thu hút giới trẻ. Nếu chuyên ngành của họ là về mã hoá và lập trình thì họ đã học những công nghệ mới nhất có thể giúp ích trong việc phát triển các ứng dụng mới để bán sản phẩm một cách nhanh và hiệu quả hơn.

7. Thương lượng chi phí định kỳ

Với một doanh nghiệp hoạt động nhiều năm  họ sẽ có những chi phí định kì. Những chi phí này nên được liệt kê chi tiết mỗi tháng, mỗi năm và mỗi 5 năm. Doanh nghiệp nên xác định những khoản chi phí định kì cho những dịch vụ ít sử dụng và dừng sử dụng hẳn những dịch vụ như vậy.

Tiếp theo, những khoản chi phí định kì cần được thương lại ở một mức thấp hơn với các nhà cung cấp. Có khả năng cao họ sẽ giảm giá bởi vì doanh nghiệp là một khách hàng lâu năm với họ. Mức giá thương lượng lại này sẽ cải thiện đáng kể dòng tiền cho doanh nghiệp.

Xây dựng thói quen tiết kiệm tiền

Dù là doanh nghiệp nhỏ hay vừa bạn có thể tiết kiệm tiền mặt thông qua quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Mặc dù những chiến lược được liệt kê ở đây có vẻ là những kiến thức cơ bản nhưng các doanh nghiệp vẫn thất bại trong việc áp dụng nó thường xuyên và xây dựng thói quen tiết kiệm tiền.

Các doanh nghiệp không nên nản lòng nếu chưa thấy tiền mặt dữ trữ tăng lên nhiều  ngay lập tức sau khi áp dụng các chiến lược. Cứ dần dần và thường xuyên tiết kiệm tiền, doanh nghiệp sẽ dần ổn định về mặt tài chính.

Việc xác định đúng vai trò của con người, phát huy và khai thác nguồn lực con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng để chúng ta thực hiện các mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập cao.

Tại sao tiết kiệm tư bản bất biến lại giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận

(Ảnh minh họa)

Học thuyết Giá trị thặng dư là “hòn đá tảng” trong hệ thống học thuyết của C.Mác đã chứng minh, chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN), đến nay học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá trị, nhưng có nhiều luận điệu của các học giả tư sản, những người bảo vệ cho lợi ích của CNTB cho rằng: Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ phát triển, máy móc hiện đại, rôbốt tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, thu được nhiều lợi nhuận Luận điệu này cho rằng: CNTB có chăng chỉ bóc lột “máy móc” chứ không bóc lột “con người”, đặc biệt nó có vẻ “thuyết phục” khi được dẫn chứng bằng thực tế của quá trình ứng dụng KHCN vào trong quá trình sản xuất, dẫn đến nhiều người nhầm tưởng: máy móc tạo ra giá trị thặng dư, lợi nhuận, chứ không phải do công nhân tạo ra, nên không có chuyện chủ tư bản bóc lột công nhân. Luận điệu này đã che đậy bản chất bóc lột của nền sản xuất TBCN, của các chủ tư bản, chủ doanh nghiệp. Hơn nữa, CNTB hiện đại ngày nay có sự điều chỉnh quan hệ sản xuất để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và ổn định xã hội. Cụ thể như: công nhân được sở hữu cổ phần, cổ phiếu, được tham gia vào các vị trí quản lý nhất định… nên có mức sống “trung lưu” nên cho rằng không có sự phân biệt “chủ - thợ”, không ai bóc lột ai… dẫn đến sự chấp nhận cuộc sống và thủ tiêu ý chí đấu tranh đòi hỏi các quyền và lợi ích chính đáng có được từ thành quả lao động của mình. Nhưng thực tế đã không phủ định được sự giàu có của các chủ tư bản, sự giàu có đó chính là do kết quả lao động của người lao động tạo ra. Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra bản chất nhà nước tư sản và việc phân phối lợi ích trong CNTB: “Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội”[1].

Những luận điệu trên hoàn toàn không đúng vì những lý do sau:

Những doanh nghiệp áp dụng máy móc hiện đại, đem lại năng suất lao động cao nên sẽ có giá trị hàng hóa cá biệt của doanh nghiệp thấp hơn giá trị hàng hóa của thị trường nên thu được nhiều lợi nhuận, điều này gây ra sự hiểu lầm là máy móc cũng tạo ra lợi nhuận.Không phân biệt được vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất. Máy móc cho dù có hiện đại như thế nào thì nó vẫn tham gia quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu lao động, là phương tiện để tạo ra giá trị sử dụng. Máy móc bộ phận của tư bản bất biến và giá trị của nó được chuyển dịch sang sản phẩm mới theo con đường khấu hao chứ không làm thêm giá trị mới.

Hơn nữa, máy móc dù tiên tiến, hiện đại đến đâu đi nữa thì nó vẫn do con người chế tạo, vận hành, điều khiển. Nếu tách khỏi lao động sống thì thì máy móc cũng không hoạt động được và không thể chuyển được giá trị của nó vào sản phẩm mới.

Xem xét quá trình sản xuất theo “chuỗi giá trị”, từ khi đưa các yếu tố đầu vào (TLSX), tiến hàng sản xuất và đến khi trở thành hàng hóa trên thị trường thì có vô số khâu lao động, sản xuất. Máy móc cho dù có tự động hóa cũng chỉ đảm nhận ở một số khâu cụ thể, máy móc không thể thay thế được hoàn toàn được lao động sống của công nhân. Nếu như máy móc hoàn toàn thay thế được thì đại dịch Covid- 19 lại không gây đình trệ sản xuất, suy thoái kinh tế. Không bỗng dưng các nhà tư bản bỏ tiền ra tiêm vacxin miễn phí, phòng chống dịch – mà đây chính là cách để đảm bảo được động ngũ lao động để duy trì cho quá trình sản xuất của các nhà tư bản.

Nắm rõ được nguồn gốc của giá trị, giá trị thặng dư, lợi nhuận là do lao động sống, sức lao động của con người tạo ra trong quá trình lao động sản xuất giúp chúng ta có sự nhìn nhận, đánh giá đúng các quan hệ kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay. Từ đó, đề ra các phương hướng để khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực vào quá trình phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Để phát huy các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trò chủ thể, đặc biệt yêu cầu của quá trình sản xuất ngày càng cao gắn với nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nên phải tập trung phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao. Do đó, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, công tác giáo dục - đào tạo luôn phải đặt lên “quốc sách hàng đầu”, cần đa dạng hóa học tập nâng cao trình độ, tri thức, giáo dục theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh đào tạo chuyên sâu, cần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Làm tốt công tác quy hoạch, định hướng và phân luồng trong giáo dục – đào tạo để tạo tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển nguồn nhân lực cũng được Đảng ta cũng xác định là khâu đột phá chiến lược: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục”[2]

Hai là, để đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, bền vững, phát huy được mọi nguồn lực cho sự phát triển, hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước cần phải hoàn thiện thể chế và cụ thể hóa bằng luật pháp, cơ chế, chính sách để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, người lao động trong các hoạt động kinh tế, nhà nước cần nhanh chóng ban hành các thể chế, hoàn thiện pháp luật để mọi hoạt động đều được điều chỉnh bằng pháp luật nhằm tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; mặt khác giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng cho người lao động. Do đó, Đảng ta cũng xác định cần phải “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [3].

Ba là, để ngày càng nâng cao sức sản xuất cần đẩy mạnh ứng dụng KHCN, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất. Do đó, cần phải đầu tư phát triển kết cấu vật chất, kỹ thuật, ngày càng hiện đại thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Đảng ta xác định một trong những trong khâu đột phá đó là: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về KT và XH… chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số” [4].

Tóm lại, làm rõ bản chất của quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư (lợi nhuận), đây là cơ sở để chúng ta thấy được vị trí và vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Việc xác định đúng vai trò của con người, phát huy và khai thác nguồn lực con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng để chúng ta thực hiện các mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập cao.

ThS. Vương Mạnh Toàn

Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh

----------------------

(1) GS, TS, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

(2) (3) (4) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII