Từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn đề cao chữ Hiếu lên hàng đầu, coi việc tưởng nhớ người thân, đưa họ về nơi chín suối để an giấc ngàn thu là cực kỳ quan trọng. Về việc tổ chức đám tang, mỗi vùng miền đều có những nghi thức, tục lệ khác nhau.Ví dụ như: Một số nơi ở miền Bắc sẽ thuê người khóc thuê, con cháu kêu gào rất thảm thiết, 1 số nơi ở miền Nam thì lại thuê người về làm xiếc thú, ảo thuật, tất cả những người đến phúng điếu đều tỏ ra rất thoải mái, vui vẻ...Tuy mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung dù là ở đâu đi nữa thì người ta vẫn âm thầm tuân thủ tuyệt đối 6 điều đại kỵ khi gia đình có đám tang, nhằm tránh những chuyện xui xẻo ngoài ý muốn.1. Không được rơi nước mắt vào thi thể người đã khuất khi nhập niệmNgười thân đột ngột qua đời là nỗi mất mát to lớn đối với tất cả mọi người, khi mang nhập niệm thân xác của người đã khuất thì người nhà rất khó kiềm chế được cảm xúc. Nếu chẳng may họ rơi một giọt nước mắt lên cơ thể của người đã khuất thì sẽ khiến họ lưu luyến dương thế, không chịu đầu thai.Chính vì vậy, vào thời khắc nhập niệm, người ta thường không để cho người thân như vợ, chồng, con cái lại gần cơ thể của người mất.2. Phải dán tất cả những đồ dùng như gương, cửa kính, ti vi, vật có màn hình phản chiếuKhi con người mới mất đi, linh hồn của họ vẫn sẽ còn lảng vảng trong nhà. Nếu đi qua các vật có tính phản chiếu như gương, cửa kính, ti vi... họ sẽ rất dễ bị kinh hồn bạt vía, không thể chấp nhận được thực tại và khó siêu thoát. Lý do là vì lúc này họ không còn mang thân xác vật lý nữa, khi nhìn vào những vật có tính phản chiếu này, họ sẽ chỉ có thể thấy phần linh hồn của mình.Vì vậy, ngay khi có người qua đời nên dùng vải hoặc rèm che hết tất cả các vật đó lại.3. Không được để người đã khuất ở trầnTrước khi ai đó trút hơi thở cuối cùng, con cháu, người thân sẽ thay quần áo mới cho người đó chứ không bao giờ để họ ở trần khi ra đi. Hoặc cũng có thể là sau khi mất, họ được người thân lau rửa cơ thể sạch sẽ và thay cho bộ quần áo mới. Với người già, họ thường dặn cho cháu chuẩn bị sẵn cho quần áo liệm vì có thể ra đi bất cứ khi nào.Áo liệm thường phải sắm 3, 5 hoặc 7 cái, tránh sắm số chẵn vì người ta sợ mang tới tai họa cho gia đình. Chất liệu của quần áo liệm phải được làm bằng lụa, tránh làm bằng vải gấm hoặc sa tanh để mong người đã khuất ban phước cho con cháu. Cũng không được làm quần áo liệm với chất liệu da hoặc lông thú vì sợ kiếp sau họ sẽ phải đầu thai làm động vật.4. Không được chọn vị trí chôn cất qua loaKhông được chọn vị trí chôn cất qua loa bởi đặt mộ ở nơi thế đất tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phúc phần, may mắn của con cháu đời sau. Khi chọn vị trí, cần lưu ý những điều sau: Không đặt mộ ở gần nơi có tảng đá lớn, bãi cát, nước chảy xiết, gần đền, chùa, miếu, mạo, gần nơi có địa hình không ổn định...5. Cấm kỵ trước và sau khi hạ huyệtTrước khi hạ huyệt, cần làm lễ cúng thổ thần để xin phép cho an táng người chết tại đây. Cúng thổ thần xong, phải đợi tới giờ hoàng đạo mới được phép đặt linh cữu của người đã khuất xuống mồ.Sau khi hạ huyết, người thân phải đi 3 vòng quanh mộ, trên đường về nhà cần kiêng kỵ không được quay đầu lại để tránh cho linh hồn người mất theo người sống về nhà.6. Không cười đùa, chụp ảnh đăng lên mạng xã hộiKhi nhà có đám tang, con cháu nên hạn chế nói chuyện, không cười đùa để thể hiện lòng tiếc thương và tôn trọng người đã khuất. Việc túm năm tụm ba rồi chụp ảnh đăng lên mạng xã hội không chỉ là hành động xúc phạm người mất mà còn thể hiện bạn là người rất thiếu văn hóa, kém hiểu biết.