Tại sao mèo con không đi vệ sinh

Tại sao mèo không đi vệ sinh đúng chỗ? Tại sao mèo không đi vệ sinh vào thau cát? Có một số lý do khiến chúng như vậy. Cùng Petplanet tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thau cát vệ sinh bị bẩn

Đây là lý do phổ biến khiến mèo không đi vệ sinh vào thau cát. Mèo có khoảng 200 triệu tế bào cảm mùi ở mũi trong khi mũi con người chỉ có khoảng 5 triêu. Nếu bạn chỉ thấy thau cát có tí mùi hôi thì hãy thử nghĩ mèo của bạn sẽ cảm thấy thế nào? Ngoài ra, do bản năng săn mồi tự nhiên của mèo mà chúng phải che giấu mùi của mình – tránh để kẻ thù tìm ra chúng.

Để giải quyết vấn đề này thì vô cũng đơn giản. Bạn chỉ cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ thau cát vệ sinh cho chúng là ổn. Hãy đỗ các chất thải của mèo hằng ngày, tốt nhất là 2 lần/ngày. Nếu thau đựng cát bị bẩn, dùng nước ấm và xà phòng cọ rửa hằng tuần. Nhưng không nên dùng chất tẩy rửa có mùi mạnh vì vốn khứu giác của mèo đã rất nhạy cảm nên càng thêm mùi chỉ càng thêm vấn đề.

Cát bẩn là lý do khiến mèo không đi vệ sinh đúng chỗ

2. Vị trí của thau cát

Vị trí thau cát cũng khá quan trọng. Đôi khi, mèo của bạn không thích vị trí mà bạn đã đặt thau cát. Chẳng hạn, bạn đặt thau cát quá gần chỗ thức ăn của chúng. Và nếu nhà bạn quá rộng hoặc có tầng thì việc đi vệ sinh đúng chỗ có vẻ cũng trở nên khó khăn. Chúng có thể cảm thấy để đi vệ sinh vào thau cát quá rắc rối. Bạn cũng cần xem lại thau cát có gần những vật dụng gây ra tiếng ồn như máy giặt, máy sấy,…không? Khi đó mèo cũng sẽ tìm đến những nơi “an toàn” hơn để đi vệ sinh. Vì cùng như con người, mèo không thích bị quấy rầy trong lúc “giải quyết”.

Nếu vị trí của thau cát là vấn đề thì việc giải quyết cũng dễ dàng thôi. Bạn chỉ cần dời thau cát đến vị trí kín đáo và yên tĩnh để chúng có thể thoải mái hơn. Đối với trường hợp nhà rộng, thì bạn nên đầu tư 2 – 3 thau cát để chúng có thể thuận tiện trong việc di chuyển khi muốn đi vệ sinh. Thử nghĩ xem, trong lúc cấp bách mà phải chạy từ lầu 1 lên lầu 3 thì quả là căng thẳng.

3. Kích thước của thau cát

Kích thước, hình dạng và độ sâu của thau cát cũng ảnh hưởng đến hành vi đi vệ sinh của mèo, đặc biệt là những thau cát dạng kín. Thau cát quá nhỏ hoặc quá sâu sẽ tạo cho mèo cảm giác bị mắc kẹt khi đi vệ sinh. Vì mỗi khi đi vệ sinh mèo thường có thói quen quay tới quay lui để ngửi và cào cát, thau cát nhỏ sẽ làm trở ngại hành động của chúng. Với những giống mèo lông dài thì đây thực sự là vấn đề lớn vì diện tích nhỏ có thể làm bẩn lông. Trong khi, mèo luôn cố gắng giữ lông của mình được sạch sẽ.

Bên cạnh đó, thau cát quá sâu  lại là trở ngại cho những con mèo bị bệnh về khớp, mèo già, mèo còn quá nhỏ. Chúng sẽ gặp khó khăn để bước vô thau cát.

Khi chọn mua thau cát, bạn nên trừ hao một chút. Đừng nghĩ mèo còn nhỏ thì chỉ cần thau cát nhỏ. Trên thực tế, mèo con lớn rất nhanh và thau cát sẽ sớm trở nên bé nhỏ so với chúng. Còn trường hợp mèo khó khăn khi bước vào thau cát, bạn có thể đặt thêm một đoạn dốc nghiêng dẫn từ đất lên thành thau cát để mèo bước vào.

4. Sự thay đổi cát vệ sinh

Nếu hành vi của mèo thay đổi sau khi bạn thay đổi một loại cát vệ sinh mới thì khả năng cao đây chính là nguyên nhân. Một số loại cát có hương thơm mạnh, nhưng chỉ để che dấu mùi hôi đến mũi người, còn một số con mèo thì thấy khó chịu với mùi hương này. Nếu bạn vẫn muốn thay đổi cát thì nên thực hiện từ từ. Hãy cho một ít cát mới có mùi nhẹ vào cát cũ cho mèo quen dần, sau đó tăng lượng cát mới lên.
Trong trường hợp bạn mang về một con mèo lang thang đã lớn, thì đi vệ sinh chậu cát không phải là thói quen của nó. Do đó, thay vì cho cát vệ sinh vào chậu, bạn hãy cho đất cát, than đập vụn vào. Sau khi mèo đã quen với việc đi vệ sinh trong thau một cách nhất quán thì mới thay đổi từ từ sang cát vệ sinh cho mèo.

5. Thay đổi môi trường

Mèo là sinh vật sống theo thói quen và chúng không thích những thay đổi trong môi trường sống của chúng. Có thể trong nhà bạn vừa xảy ra một sự thay đổi nào đó và điều đó làm mèo của bạn trở nên lo lắng. Lo lắng là một vấn đề tâm lý, tình cảm thường gặp ở mèo và là một trong những nguyên nhân khiến chúng thay đổi hành vi, bao gồm việc đi bậy ra nhà.

Để nhận biết vấn đề này, bạn cần xem xét lại thời gian qua ngôi nhà bạn có gì thay đổi không? Chẳng hạn như sửa nhà, bạn vừa có em bé, bạn có vợ/chồng,…hay bạn nuôi thêm một con vật khác. Ngay cả những con mèo khỏe mạnh cũng có thể trở nên căng thẳng với những thay đổi mà bạn cho là nhỏ. Điều bạn cần làm là trước khi có sự thay đổi hãy tập cho mèo quen dần, thường xuyên vuốt ve, trấn an và chú ý đến con mèo của bạn, quan trọng vẫn là giữ cho thau cát sạch sẽ. Hành động này sẽ giúp mèo lấy lại cảm giác an toàn và giúp mèo quen dần với sự thay đổi, từ đó giúp mèo thay đổi hành vi nhanh hơn.

6. Đánh dấu lãnh thổ

Vấn đề đánh dấu lãnh thổ sẽ có 2 trường hợp: khi nhà bạn có hơn một con mèo và đánh dấu lãnh thổ khi mèo đến tuổi sinh sản.

Đối với trường hợp nhà bạn nhiều mèo, sẽ có một con mèo chiếm ưu thế hơn những con còn lại. Và những con mèo khác cũng không muốn chiếm lãnh thổ của con mèo có ưu thế. Một số con mèo không thích phải chia sẻ thau cát với những con mèo khác. Mèo chỉ thấy an toàn khi nó có một khu vực riêng của nó. Nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo và mèo không đi vệ sinh đúng chỗ cùng thau cát thì tốt nhất bạn nên cho mỗi con một thau vệ sinh riêng. Đồng thời cần đảm bảo rằng mỗi con mèo đều được quan tâm và yêu thương như nhau.

Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ vì đánh dấu lãnh thổ

Trong trường hợp mèo của bạn đã đến tuổi sinh sản, tất nhiên chúng sẽ đánh dấu lãnh thổ. Đây là vấn đề liên quan đến các kích thích giới tính. Tuy nhiên, nếu để ý bạn có thể phát hiện ra hành vi này, vì có sự khác biệt giữa hành động “phun” và đi tiểu bình thường. Khi “phun” mèo sẽ quay lưng vào tường hay bất kì bề mặt đứng nào, nhấc đuôi lên, “phun” và lướt đi. Trong khi đi tiểu bình thường, chúng sẽ ngồi xổm một chỗ. Và hành vi đánh dấu lãnh thổ này có thể xảy ra trên một số đồ vật mà mèo cho là quan trọng, hoặc một tài sản mới xuất hiện và chúng là kẻ kiếm hữu [thảm trải sàn, dra trải giường, mền gối, chỗ sưởi ấm của nó,…]. Nếu đây là lý do khiến mèo không đi vệ sinh đúng chỗ thì có 2 cách để giải quyết.

Thứ nhất, những nơi được “đánh dấu” cần phải làm sạch bằng chất tẩy rửa mạnh và có mùi. Sau đó ngăn chặn/hạn chế mèo tiếp xúc với những khu vực này. Điều quan trọng là loại bỏ mùi nước tiểu bằng hương thơm. Bạn cũng có thể đặt các loại vỏ có tinh dầu [cam, quýt, bưởi,…] vào những nơi này để hạn chế mèo tới đó. Nhưng đây chỉ là cách tạm thời.

Nếu bạn không có ý định để mèo sinh sản, thì nên giải quyết từ chính nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đó là triệt sản cho mèo. Hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ thú ý trước khi quyết định triệt sản. Việc triển sản không gây ra tình trạng xấu cho mèo, đồng thời triệt sản cũng rất có ý nghĩa với tình trạng “quá tải” mèo ở Việt Nam hiện nay.

7. Mèo bị bệnh về tiết niệu hoặc tiêu hóa

Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của mèo. Nếu bạn thấy mèo đi vệ sinh ở ngoài thau cát với lượng chất thải ít, lắt nhắt nhiều lần, trong chất thải có lẫn máu, kêu khi đi vệ sinh, hay liếm bộ phận sinh dục và hậu môn thì điều duy nhất bạn cần làm là hãy đưa mèo đến cơ sở thú y uy tín ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị một cách chính xác, an toàn nhất. Nhưng tốt nhất thì phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và quan tâm chăm sóc mèo của mình thường xuyên.


8. Mèo không được hướng dẫn sử dụng thau cát ngay từ đầu

Mèo là loài vật sống theo thói quen, nên nếu bạn có ý định nuôi một chú mèo được sạch sẽ thì hãy xác định cần tốn một khoảng thời gian nhất định cho việc huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì vốn dĩ mèo rất kỹ trong vấn đề vệ sinh và chúng cũng rất thông minh nên bạn có thể huấn luyện chúng đi vệ sinh dễ dàng.

Theo dõi Petplanet để biết được nhiều thông tin bổ ích nha.

Để biết thêm thông tin quý khách hàng vui lòng liên hệ:

PET PLANET SHOP

  Địa chỉ: 19/10[ số cũ 215H/27/4] ĐOÀN THỊ ĐIỂM, P.1,Q.PHÚ NHUẬN,TP.HCM

  Điện thoại:  0989.778.115

                            0903.135.178

  Email:

Mèo sơ sinh [từ một ngày đến khoảng ba tuần tuổi] đòi hỏi sự chăm sóc và nuôi nấng kỹ lưỡng. Mèo con bị mèo mẹ bỏ rơi thường bất lực và không thể tự bảo vệ mình. Chúng thậm chí còn không thể bài tiết phân hoặc nước tiểu mà không có sự kích thích của mèo mẹ. Nếu nhận nuôi mèo con ba tuần tuổi, bạn cần phải biết cách làm cho chúng đi vệ sinh. Mèo con dưới ba tuần tuổi cần được kích thích sau mỗi lần cho ăn để có thể bài tiết chất thải.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cách cho mèo con đi vệ sinh.

  1. 1

    Cố định mèo con để tiến hành kích thích. Sau khi cho ăn, bạn dùng tay không thuận giữ phần bụng và sườn đối mặt với bạn. Bạn cần ẵm mèo thật nhẹ nhàng, nhưng phải vững chắc để mèo con không thể thoát khỏi bàn tay. Bạn nên tiến hành kích thích mèo con trong phòng ấm áp. Mèo sơ sinh có thể bị bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong nếu cơ thể chúng bị nhiễm lạnh.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Trải khăn ẩm lên tay thuận. Bạn sẽ dùng khăn lau này để kích thích vùng bụng và hậu môn của mèo con để chúng bài tiết chất thải. Mèo mẹ tắm rửa cho mèo con kỹ lưỡng sau mỗi lần bú, nhưng khăn ẩm có thể thay thế lưỡi của mèo mẹ. Bạn nên dùng khăn có màu sáng để nhận biết mèo con đã đi vệ sinh hay chưa.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng khăn dành cho vật nuôi. Không dùng khăn lau nhà bếp hoặc khăn rửa mặt.
    • Bạn cũng có thể sử dụng bông gòn hoặc gạc tẩm nước ấm để giúp mèo con đi vệ sinh [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [5] X Nguồn tin đáng tin cậy American Society for the Prevention of Cruelty to Animals Đi tới nguồn

  3. 3

    Di chuyển khăn xuống phần dưới của mèo con. Sử dụng ngón tay cái và các ngón tay, nhẹ nhàng xoa bóp vùng hậu môn của chúng bằng chiếc khăn. Ngón tay cái của bạn có nhiều chức năng, đóng vai trò như lưỡi mèo mẹ khi liếm bộ phận sinh dục để mèo con bài tiết phân và nước tiểu.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Kiểm tra thường xuyên để xem mèo con đã đi vệ sinh hay chưa. Nếu không, bạn cần tiếp tục xoa bóp vùng hậu môn. Khi mèo con bắt đầu đi tiểu, bạn sẽ nhận thấy bàn tay đang xoa bóp phía dưới của mèo con ấm lên. Tiếp tục xoa bóp cho đến khi chúng ngừng tiểu, sau đó kiểm tra xem mèo con có bài tiết phân hay không.

    • Quá trình này không nên kéo dài quá 60 giây. Nếu mèo con không đi vệ sinh sau khi cho ăn, thì bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Điều chỉnh chiếc khăn sao cho phần vải sạch nằm trên ngón tay cái. Tiếp tục xoa bóp và điều chỉnh lại khăn khi cần thiết. Di chuyển khăn liên tục để phân không làm bẩn mèo con. Nếu đang dùng bông hoặc gạc, bạn cần vứt đi và tiếp tục xoa bóp bằng bông gạc mới.

    • Bạn cần ghi nhớ rằng phân mèo con thường ở dạng lỏng vì chúng đang uống sữa bột. Phân sẽ chuyển sang trạng thái rắn cho đến khi mèo con chuyển sang ăn thức ăn đặc.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Làm sạch và lau khô bộ phận sinh dục sau khi mèo con đi vệ sinh xong. Sau khi mèo con bài tiết chất thải, bạn nên lau kỹ càng để phần dưới của chúng được sạch sẽ. Sau đó, dùng khăn khô lau bộ phận sinh dục nhiều lần. Bạn cần đảm bảo phần dưới của mèo con được sạch sẽ và khô ráo nhằm ngăn ngừa phát ban hoặc nhiễm trùng.

  2. 2

    Đặt mèo con về lại nơi ở của chúng. Bạn có thể ẵm mèo cho vào thùng hoặc chuồng nơi chúng nghỉ ngơi. Lặp lại quá trình xoa bóp hậu môn với mỗi chú mèo con mà bạn đang chăm bẵm. Mỗi con mèo cần dùng khăn sạch không chung đụng với con mèo khác.

  3. 3

    Lau dọn dụng cụ đã sử dụng. Nếu dùng bông hoặc gạc, bạn chỉ cần vứt vào thùng rác. Còn nếu dùng khăn thì bạn cần giặt sạch kỹ càng. Bạn nên giặt bằng máy giặt sử dụng chất tẩy rửa.

    • KHÔNG dùng khăn bẩn để kích thích mèo con đi vệ sinh. Dùng lại khăn bẩn có thể làm mèo bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng.

  4. 4

    Rửa tay thật kỹ sau khi xoa bóp vùng hậu môn của mèo con. Mặc dù bạn dùng khăn để ngăn cách bàn tay và chất thải của chúng, điều đó không có nghĩa là nước tiểu và phân sẽ không thấm vào tay. Vì vậy bạn nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm sau khi kích thích mèo con đi vệ sinh.

  • Sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ thú y trong vòng 24 tiếng sau khi nhận nuôi mèo con. Điều quan trọng là mèo con cần được khám sức khỏe càng sớm càng tốt để đảm bảo tình trạng khỏe mạnh và tiêm vắc-xin hay thuốc mà chúng cần để có sức khỏe tốt. Bác sĩ thú y cũng có thể trả lời những câu hỏi về việc chăm sóc mèo con mới nhận nuôi, bao gồm cách để kích thích chúng đi vệ sinh.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Xoa bóp vùng hậu môn của mèo con sau mỗi lần cho ăn, 2-3 giờ một lần, 24/7 cho đến khi mèo con khoảng 3 tuần tuổi. Một số chú mèo con có thể kêu gào và khó chịu khi bạn làm điều này, nhưng không nên nhượng bộ chúng vì bước này là khá cần thiết.
  • Mèo con khoảng 4 tuần tuổi có thể tập sử dụng khay vệ sinh. Đặt mèo con vào khay sau khi cho ăn để giúp chúng học cách đi vệ sinh đúng chỗ.[10] X Nguồn tin đáng tin cậy American Society for the Prevention of Cruelty to Animals Đi tới nguồn
  • Bạn nên dùng khăn có màu trắng, màu be hoặc hồng. Loại khăn này có kết cấu thô vừa phải [chất vải thấm hút], không mịn, vì chất liệu cần phải mô phỏng giống lưỡi mèo mẹ khi liếm mèo con.

  • Không nên thô bạo hay khắc nghiệt với mèo con. Rốt cuộc thì chúng chỉ là động vật nhỏ, và cần phải được nâng niu và đối xử thật tử tế. Thao tác xoa bóp mạnh có thể làm gãy xương mèo hoặc gây nên vấn đề tồi tệ hơn.
  • Không nắm mèo con quá chặt, nếu không bạn sẽ nghiền nát nó, gây ra vết thương nội bộ và thậm chí tử vong. Bàn tay của bạn cần phải thả lỏng nhưng nắm chắc trong khi giữ mèo con trong lòng bàn tay!!
  • Không thả tay quá lỏng trong lúc xoa bóp mèo con. Nếu thả lỏng mèo con, bạn có thể gây thương tích nghiêm trọng cho chúng. Các ngón tay cần phải đủ chặt để mèo con không nhảy ra ngoài, cho dù chúng láu cá đến mức nào!

  1. //www.aspca.org/pet-care/cat-care/newborn-kitten-care

Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 41.076 lần.

Chuyên mục: Mèo

Trang này đã được đọc 41.076 lần.

Video liên quan

Chủ Đề