Tại sao không nên bỏ hệ thống trường chuyên

Trường chuyên, lớp chọn: Nên hay không?

VTV.vn - Vào được trường chuyên là ước mơ của nhiều học sinh, mong mỏi của nhiều phụ huynh thế nhưng có phải cứ vào được trường chuyên mới là tốt nhất cho học sinh hay không?

Thúc đẩy hệ thống trường chuyên phát triển đúng hướng

Sáng 21/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá hiệu quả đề án phát triển trường THPT chuyên từ năm 2010-2020. Tại Hội nghị, các ý kiến đều đánh giá, trong 10 năm qua, các tỉnh/thành trên toàn quốc đã tăng cường đầu tư phát triển trường chuyên, quy mô trường chuyên tăng về số lượng trường, số môn chuyên và tỷ lệ học sinh chuyên.

Nhiều địa phương ưu tiên ngân sách đầu tư nâng cấp trường chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại; một số có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Đội ngũ giáo viên trường chuyên không chỉ giảng dạy các học sinh chuyên, dẫn dắt các đội tuyển học sinh giỏi mà là lực lượng nòng cốt, đầu tàu, truyền cảm hứng cho đội ngũ giáo viên của tất cả các địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, một số trường chuyên hiện nay đạt đến đào tạo nhân tài với quan điểm, phương pháp phù hợp nhưng một phần vẫn đang dừng ở mức là trường chất lượng cao và trường chọn mà chưa phải trường chuyên. Cần tránh quan điểm coi trường chuyên là để có học sinh giỏi, có các giải thưởng, các huân huy chương… mà cần có quan điểm đúng về phương diện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và lấy đó làm trọng tâm trong phát triển.

Tranh luận mô hình trường chuyên

Rất nhiều học sinh trường chuyên đã thành công. Uy tín của trường chuyên có lẽ là điều không cần phải bàn cãi. Thế nhưng xét về hiệu quả của mô hình trường chuyên cũng có thời điểm bùng nổ tranh luận. Người thì cho rằng trường chuyên có vai trò quan trọng trong dạy học sinh năng khiếu, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nhưng cũng có người cho rằng hệ thống chuyên có bất cập. Thậm chí vào năm 2020, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - một cựu học sinh trường Amsterdam đề xuất nên xóa bỏ mô hình trường chuyên trên cả nước để tránh áp lực cho học sinh. Từ đây đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn.

Lập luận được Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đưa ra là, mô hình trường chuyên tồn tại nhiều bất cập như: Bất công, là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu, sử dụng ngân sách nhà nước từ thuế của nhiều bố mẹ khác để đầu tư cho học sinh trong trường là không công bằng. Đồng thời, việc chạy đua để vào trường chuyên khiến nảy sinh các tiêu cực như phụ huynh chạy chọt để con em có bảng điểm đẹp, có giải thưởng, làm gia tăng dạy thêm, học thêm...

Từng là một cựu học sinh chuyên, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết ông ủng hộ trường chuyên công lập vì hệ thống đó là cần thiết, giúp đào tạo nguồn nhân lực vượt trội, tạo điều kiện cho người có năng khiếu trong từng lĩnh vực phát huy được được tố chất của mình, nhất là với những học sinh nghèo.

Theo ông Dũng điều cần lưu ý đó là phải loại bỏ những tiêu cực xuất hiện ở đây đó, như việc chạy chọt để đỗ, cách đánh giá không hợp lý, làm sao để con nhà nghèo có năng lực có thể vào trường và được trợ giúp. "Phải chống những tiêu cực đó chứ không phải bỏ mô hình này", ông Dũng nói.

Bà Nguyễn Thị Thu - một chuyên gia giáo dục, tác giả cuốn sách "Kỷ luật mềm của trái tim" - cho rằng mô hình trường chuyên vẫn cần thiết và nên có những đổi mới thay vì xóa bỏ. Quan trọng nhất là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình. Không nên tạo áp lực khiến con rơi vào trạng thái mệt mỏi, áp lực hay chán nản.

Bày tỏ quan điểm trên một tờ báo báo điện tử, tác giả Phú Quý cho rằng: Hướng đi có thể cân nhắc đó là đưa tất cả các môn học bắt buộc về kiến thức cơ bản khái quát nhất mà một học sinh cần nắm bắt trong môn đó, thời gian còn lại các học sinh được tự chọn tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm chuyên sâu về các môn, các lĩnh vực.

Nhìn các kỳ tuyển sinh mới thấy, trường chuyên hót đến thế nào. nhiều bậc cha mẹ đổ xô vào nộp hồ sơ cho con. Tuy nhiên, khi phụ huynh không thực sự xác định được cho con vào trường chuyên vì có năng khiếu hay chỉ để bằng con nhà người ta thì việc chạy đua vào trường chuyên sẽ tạo nên cái nhìn méo mó cho xã hội.

Khối lượng kiến thức nặng và ngày càng phức tạp hơn, trong khi niềm say mê đối với các môn chuyên của học sinh thì ngày một giảm sút. Tuy nhiên, vẫn có nơi khắc phục được khó khăn này như trường THPT chuyên Hùng Vương ở Phú Thọ với hướng đi mới là kết hợp lý thuyết và ứng dụng trong giáo dục mũi nhọn, từ đó tạo ra môi trường giáo dục năng động, sáng tạo.

Nếu trước đây, học sinh có giải cao tập trung ở các địa phương có truyền thống đào tạo học sinh giỏi như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An thì vài năm nay, Huy chương Olympic quốc tế và các giải quốc gia đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành. Học sinh có năng khiếu nổi trội ở các tỉnh vùng khó cũng có cơ hội được bồi dưỡng, học tập trong môi trường chuyên.

Đại diện Bộ GD &ĐT lưu ý các địa phương và các trường chuyên: Quyết không chạy theo thành tích, ứng thí, huân huy chương, câu chuyện học thật, thi thật, nhân tài thật triển khai đầu tiên phải là ở các trường THPT chuyên". Nếu vào học không phù hợp sẽ là nỗi khổ của học sinh, nỗi vất vả của thầy cô và nỗi lo của xã hội. Phải tránh tiêu cực trong tuyển sinh, tránh ngồi nhầm trường. Nhân tài không phải là câu chuyện của nhiều người nên phải có cách thức phù hợp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Bộ Giáo dục, học sinh giỏi, cơ sở vật chất

Trong mùa tuyển sinh vào lớp 6 năm 2020, các đối tượng học sinh muốn đăng ký dự thi vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, phải trải qua vòng sơ tuyển cam go. Nếu kết quả học lực trung bình môn trong 5 năm học tiểu học đạt hầu hết 10 điểm ở các môn thì mới đủ điều kiện dự thi. Đây không phải năm đầu tiên trường chuyên Amsterdam - Hà Nội đưa ra điều kiện sơ tuyển như vậy.

Trước sự việc trên, trao đổi với Vnexpress, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành [nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội] đã đề xuất nên đóng cửa trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam [trường Ams] và mọi trường chuyên khác hoặc bán cho tư nhân, để tránh áp lực cho học sinh.

Là học sinh lớp Vật lý 1 trường Hà Nội - Amsterdam khóa 1992-1995, TS Thành chia sẻ đó là quãng thời gian đẹp bởi tinh thần tự do được nuôi dưỡng từ đó. Tham gia đội tuyển, ông được học thêm với những thầy giáo giỏi nhất nước lúc bấy giờ. Nhưng ông cho rằng cần giải tán ngôi trường này hoặc biến nó thành trường tư thông qua bán đấu giá.

Ông cho rằng, mô hình trường chuyên tồn tại nhiều bất cập.

Thứ nhất, ông Thành đánh giá mô hình trường Ams là "lấy của người nghèo chia cho người giàu". Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn vào trường học. Điều này mở rộng sự bất công xã hội.

Vì thế mô hình trường Ams sẽ ổn nếu đó là trường tư, như kiểu trường Phổ thông liên cấp Olympia - nơi phụ huynh giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con trở thành người mà họ mong muốn. "Với mô hình trường Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền của phụ huynh khác. Vậy là không công bằng", ông Thành lập luận.

Thứ hai, theo ông Thành, mô hình trường Ams khiến nhiều phụ huynh "sẵn sàng đút lót chạy bảng điểm đẹp, chạy đủ thứ giải thưởng để cho con vào trường". Điều này chứng tỏ việc lo cho con được học ở Ams giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra chạy chọt.

Thứ ba, một trong những lý do khiến ông Thành nghĩ cần giải tán các trường chuyên lớp chọn vì đã hết vai trò của nó. Trường chuyên trước đây thường đào tạo ra một ít "gà nòi" để "đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi quốc tế". Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy rẻ hơn nhiều. Những người học trường chuyên được kỳ vọng sẽ phục vụ tốt cho đất nước vì có khả năng thật. Tuy nhiên, điều này không đúng với hiện tại.

"Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con học trường đó", TS Thành nói. Ông còn lập diễn đàn trên mạng xã hội để mọi người thảo luận nhằm cải cách trường Ams và hệ thống trường chuyên lớp chọn ở Việt Nam. Sau ba ngày, nhóm này thu hút hơn 2.200 người tham gia.

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nằm trên phố Hoàng Minh Giám, Hà Nội. - Ảnh: Vnexpress

Mô hình “trường chuyên” hay “trường năng khiếu” ra đời hơn 40 năm nay, được coi là một thiết chế giáo dục công lập đặc biệt ở Việt Nam - nơi tuyển chọn và đào tạo những cá nhân suất sắc nhất của một lứa học sinh.

Kết quả nổi bật nhất của các trường chuyên công lập là những giải thưởng học sinh giỏi quốc tế, quốc gia. Việc được học trường chuyên cũng là niềm tự hào của nhiều học sinh, gia đình. Trường chuyên cũng làm nên danh tiếng, thương hiệu của nhiều địa phương.

Thế nhưng, vấn đề “giữ” hay “bỏ” mô hình trường chuyên đã được đặt ra nhiều lần. Thực tế, trong Luật Giáo dục 2019 [có hiệu lực từ 1/7/2020 tới đây], trong các loại hình nhà trường của hệ thống giáo dục quốc dân, không có mô hình trường chuyên, lớp chọn.

Dù luật không quy định, nhưng thực tế, hiện nay trên cả nước, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 trường chuyên. Các địa phương rất quan tâm và đầu tư nhiều kinh phí, tiền bạc cho các trường chuyên với kỳ vọng hằng năm sẽ gặt hái được thành tích.

Quan điểm của ông Thành những ngày qua đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều người đồng ý nên xoá bỏ trường chuyên, lớp chọn để học sinh được hưởng sự công bằng và không áp lực học tập. Ngược lại nhiều ý kiến cho rằng, duy trì trường chuyên là sự tiến bộ và cần thiết.

Không xóa bỏ nhưng cần đổi mới

Bàn về vấn đề này trên VTC News, TS Vương Thanh Nga, một chuyên gia tư vấn và định hướng giáo dục trẻ em nhận định, mô hình trường chuyên lớp chọn vẫn cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Thay vì xoá bỏ, chúng ta nên có những đổi mới cho phù hợp hơn. "Nếu chỉ vì những cuộc chạy đua điểm số khốc liệt mà xoá bỏ trường chuyên là lối tư duy cực đoan".

Vị chuyên gia chỉ ra, chúng ta cần xác định rõ đâu là nguồn cơn tạo nên áp lực học tập và những cuộc chạy đua khốc liệt đó. Chính phụ huynh là người luôn muốn con học trường chuyên để làm rạng danh gia đình nên mỗi mùa tuyển sinh đến đều ép con trẻ vào guồng học, guồng chạy đua đó.

Có những phụ huynh không tiếc tiền bạc, thời gian để đầu tư cho con có một bảng kết quả học tập 100% các môn đều điểm 10. Rồi thuê gia sư cho con đi học thêm ngày đêm với mong muốn con có được một suất vào trường chuyên; lớp chọn. Mong muốn tương lai của con tốt đẹp là không sai, nhưng nhiều phụ huynh đang bị cuồng mác trường chuyên, TS Nga nói.

Các trường chuyên, lớp chọn họ vẫn đang làm đúng mục tiêu là chọn ra những tinh hoa để đào tạo nhân tài cho mai sau. Các trường chuyên không sai. Chỉ tiêu tuyển sinh vào trường mỗi năm có hạn, trong khi hồ sơ nộp dự tuyển quá nhiều, buộc lòng nhà trường phải đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ, giải thưởng để sàng lọc. 

TS Nga cho rằng, quan trọng nhất là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình. Không phải đứa trẻ nào cũng phù hợp với trường chuyên, lớp chọn, cần xét đến năng lực học tập, tố chất và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Ngoài áp lực trong việc chạy đua về điểm số, một số lập luận cho rằng các trường chuyên được đầu tư quá nhiều, vô tình trở thành trường học của con nhà giàu.

Bác bỏ ý kiến trên, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo “người tài” cho mỗi địa phương, cho đất nước. Các trường chuyên phải được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên là điều dễ thấy, dễ hiểu.

Nếu có thay đổi, thì chỉ nên xem xét điều chỉnh phương thức đào tạo, phương thức tuyển chọn và phương thức huy động các nguồn lực của xã hội cho việc đổi mới phương thức đào tạo của các trường chuyên, không nên quá cực đoan cho việc đổi mới trường chuyên lớp chọn, vị này nói.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, mô hình trường chuyên, lớp chọn là để phát hiện khuyến khích, đào tạo những học sinh tinh hoa, có năng lực xuất sắc.

Từ lâu, mô hình trường chuyên được coi là chuẩn mực, đầu tàu tạo ra những thế hệ học sinh “học tập tốt, rèn luyện tốt, ý thức tốt”. Chính vì lí do đó, khiến phụ huynh đã không tiếc tiền chạy đua cho con trẻ 1 suất vào môi trường học tập tốt toàn diện. Các trường chuyên vẫn luôn là niềm tự hào, là đặc sản giáo dục của mỗi địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề