Tập quán canh tác lạc hậu là gì

.

Cập nhật lúc: 02:18, 21/10/2021 [GMT+7]

Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kiến thức khoa học - kỹ thuật và thay đổi tập quán canh tác truyền thống lạc hậu, nên hộ ông K’Brel ở thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc [huyện Di Linh] đã sớm thoát khỏi cuộc sống khó khăn và vươn lên làm giàu. 

Ông K’Brel, người tiên phong trồng ngô làm nguyên liệu thức ăn cho bò sữa với Công ty Vinamilk

Về xã Đinh Lạc, chúng tôi không khó để tìm đến nhà ông K’Brel bởi ngôi nhà của ông được xây dựng kiên cố, khá khang trang, tọa lạc gần đường liên xã Đinh Lạc - Bảo Thuận và nằm cạnh sân vận động thôn Kao Kuil. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, năm 2011 gia đình ông K’Brel là một trong số ít hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong xã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng xây dựng ngôi nhà hai tầng. 

Để có được cơ ngơi và cuộc sống như ngày hôm nay, gia đình ông K’Brel đã nỗ lực và chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước; tích cực thực hiện theo chủ trương của các cấp cũng như chính quyền địa phương về các phong trào, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… Đặc biệt, là tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp…, nên hiệu quả kinh tế của gia đình ông K’Brel có nhiều chuyển biến tích cực. “Trong quá trình sản xuất, gia đình tôi không những vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mà còn biết kết hợp với những kinh nghiệm sản xuất truyền thống đã được người Kơ Ho đúc kết từ ngàn xưa, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi như hiện nay. Bên cạnh đó, tôi luôn chú trọng việc bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất phải cân đối, hợp lý để vừa đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng hàng nông sản, vừa bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cộng đồng” - ông K’Brel chia sẻ. 

Do được áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nên cây trồng của gia đình ông K’Brel ngày càng phát triển và cho năng suất khá ổn định. Với khoảng 2 ha cà phê, trong đó có một số diện tích chưa cho kinh doanh, nhưng sản lượng bình quân đạt khoảng 6 tấn cà phê nhân/năm. Còn lúa một vụ hơn 8 sào, những năm được mùa thu khoảng 3,5 tấn thóc, năm gặp thời tiết bất lợi và dịch bệnh hại chỉ thu hơn 5 tạ thóc. “Mặc dù nghề trồng lúa nước khá vất vả, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, nhưng đây là nghề truyền thống đã gắn bó với bà con từ bao đời nay nên không thể bỏ được. Vả lại, cây lúa là nguồn lương thực chính từ ngàn xưa nên bà con chúng tôi luôn duy trì canh tác. Năm 2016, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã Đinh Lạc, được các ban ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động về chuyển đổi đất trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng ngô làm nguyên liệu thức ăn cho bò sữa, nên gia đình tôi đã mạnh dạn thực hiện theo” - ông K’Brel tâm sự.

Trước sự tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền xã Đinh Lạc và qua tìm hiểu hiệu quả của mô hình mang lại, năm 2016, ông K’Brel đã mạnh dạn chuyển đổi 5 sào đất trồng lúa một vụ sang trồng ngô làm thức ăn cho bò sữa. Sau thời gian gần 3 tháng, cây ngô cho thu nhập được trên 43 triệu đồng, so với trồng lúa thì trồng ngô có lợi nhuận cao hơn từ 15 - 28 triệu đồng/vụ. Thấy được hiệu quả mang lại, những năm sau đó, ngoài việc tiếp tục mở rộng diện tích chuyển đổi từ 5 sào lên thành 1 ha, ông K’Brel còn tuyên truyền, vận động một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong thôn cùng làm theo. Hiện ông K’Brel là Tổ trưởng những hộ trồng ngô làm nguyên liệu thức ăn cho bò sữa với Công ty Vinamilk. 

Nhờ tiếp cận và mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tư duy canh tác, xóa bỏ nếp nghĩ nếp làm lạc hậu, nên kinh tế gia đình ông K’Brel phát triển ổn định và trở thành những hộ có cuộc sống khá giả của xã. Hiện trong số 4 người con của ông có hai người con đã tốt nghiêp đại học và con trai út hiện đang theo học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh...

 Ông K’Bróp - Bí thư Chi bộ thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc nhận xét: “Để có được cơ ngơi khang trang như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu vượt khó trong lao động sản xuất. Gia đình ông K’Brel đã biết sắp xếp công việc hợp lý, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, biết tích lũy và tiết kiệm trong việc chi tiêu..., nên từ hộ khó khăn đã vươn lên thành khá giả. Bên cạnh đó, vợ chồng ông K’Brel thường xuyên quan tâm chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”.

NDONG BRỪM

YBĐT - Với đánh giá thực tiễn của các ngành chuyên môn về nông nghiệp và bà con nông dân, vụ đông xuân năm 2002 – 2003, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, HĐND-UBND huyện Trạm Tấu và ngành nông nghiệp quyết tâm nhân rộng diện tích lúa lai tại cánh đồng Tàng Ghênh, xã Xà Hồ lên 30 ha, chiếm gần 1/2 tổng diện tích của cánh đồng này.

Chuyện bắt đầu từ vụ đông xuân năm 2001- 2002, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Trạm Tấu và ngành nông nghiệp giao cho Trạm Khuyến nông huyện xây dựng 2 ha mô hình trình diễn lúa lai. Tôi là người được lãnh đạo Trạm phân công cùng một số đồng chí trong đơn vị trực tiếp tham gia xây dựng mô hình bằng giống lúa lai Nhị ưu 838 tại thôn Tàng Ghênh, xã Xà Hồ...

Với vùng thấp thì việc xây dựng và thực hiện 2 ha mô hình trình diễn đơn giản. Nhưng ở vùng cao việc ấy lại không đơn giản chút nào. Khi triển khai thực hiện, cái khó đầu tiên của chúng tôi là đi bộ khoảng 2,5 tiếng mới đến địa điểm ấn định thực hiện mô hình, từ địa điểm thực hiện đến thôn, bản để vận động các hộ tham gia thực hiện mô hình gần thì 1 tiếng, xa thì 2 tiếng đồng hồ mới tới nơi, vì lúc đó chưa có đường đi xe máy.

Cái khó thứ hai là chỉ vận động được 5 hộ đồng ý tham gia làm mô hình gồm các hộ: Giàng A Câu, Giàng A Sinh, thôn Sáng Pao; Hờ A Su, Giàng A Súa, thôn Háng Khấu Dê và Giàng A Thông, thôn Háng Thồ. Đây là lần đầu tiên người dân nghe thấy những cái tên lạ lẫm như: lúa lai, sản xuất lúa vụ xuân, sản xuất 2 vụ trong năm. Cái khó thứ 3 là khi dân nhận làm rồi nhưng tới lúc cần họ ra ruộng làm thì không ai muốn đi, với lí do: trâu thả trên rừng không mang về được, nào là mang trâu xuống ruộng cày trời rét, trâu chết, rồi làm có được ăn không, có kịp sản xuất vụ mùa không…

Và cuộc vận động lại được tiếp tục với chúng tôi trong các ngày tiếp theo với phương pháp mới. Chúng tôi vẫn gọi vui là phương pháp "dân vận", trong ba lô lúc nào cũng có vài gói kẹo, bánh để mỗi lần đến các nhà vận động dễ làm quen với trẻ nhỏ, chuyện trò với người già.

Rồi cái mà chúng tôi mong đợi cũng đã đến. Các hộ lần lượt đuổi trâu, vác cày ra ruộng. Như vẫn chưa tin, Giàng A Câu có hỏi:

- Cán bộ có biết cày không? Có biết bừa không?

Rấy may là chúng tôi rất thạo cày mà bừa cũng làm được tốt. Vậy là dân đã tin chúng tôi một phần. Đến khi chúng tôi hướng dẫn cách ngâm ủ giống bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh, thì nhiều người bảo họ ngâm dưới suối vẫn tốt đâu cần phải làm như thế? Khi gieo mạ bằng phương pháp che ni lon để đảm bảo cho cây mạ không chết rét trong vụ đông thì A Câu bảo rằng, ở đây người Mông chẳng làm thế bao giờ...

Vậy là cán bộ khuyến nông phải làm gần hết các khâu về quy trình kỹ thuật. Cán bộ thì ở dưới ruộng gieo mạ làm khung che ni lon, còn bà con đứng ở trên bờ xem. Cuối cùng thì sự vất vả của cán bộ cũng đã được bù đắp. Cây mạ sinh trưởng phát triển tốt, các hộ tham gia mô hình vui vẻ cấy hết diện tích 2 ha mô hình theo kế hoạch của huyện và chúng tôi đã có một mùa vụ thành công với năng suất mô hình đạt trên 60tạ/ha. Vậy là đã khẳng định được với bàn con nông dân sản xuất lúa 2 vụ là được, có thể nhân rộng mô hình trong toàn xã.

Từ thành công ở vụ xuân năm 2001 - 2002 đã khẳng định việc sản xuất lúa lai 2 vụ hoàn toàn có thể nhân ra diện rộng. Với đánh giá thực tiễn của các ngành chuyên môn về nông nghiệp và bà con nông dân, vụ đông xuân năm 2002 – 2003, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, HĐND-UBND huyện Trạm Tấu và ngành nông nghiệp quyết tâm nhân rộng diện tích lúa lai tại cánh đồng Tàng Ghênh, xã Xà Hồ lên 30 ha, chiếm gần 1/2 tổng diện tích của cánh đồng này. Lần này khác hoàn toàn lần trước vì quy mô, khối lượng công việc lớn, người tham gia sản xuất nhiều, vậy là khó khăn lại chồng lên khó khăn.

Lần này không đơn thuần là mấy cán bộ kỹ thuật như khi thực hiện 2 ha mô hình ở vụ trước, mà có sự tham gia đầy đủ của các ngành vào cuộc vận động nhân dân thực hiện như: quân đội, phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội nông dân… Tuy nhiên, cán bộ ngành nông nghiệp vẫn là chủ lực trong toàn bộ các khâu về kỹ thuật, trong đó những cán bộ khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng trong đợt sản xuất chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên quy mô lớn như lần này.

Đồng bào Mông vùng cao tích cực cấy lúa nước hai vụ bằng giống mới cho năng suất cao.

Đoàn cán bộ kỹ thuật được trưng tập tham gia hướng dẫn chỉ đạo lần này có gần 20 người. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật là làm thế nào có đủ mạ để cấy hết diện tích 30 ha. Tôi được phân công trong nhóm xử lý giống đồng thời tham gia hướng dẫn kỹ thuật cày, bừa, làm đất. Số lượng giống chúng tôi phải xử lý là gần một tấn nên việc đầu tiên phải làm là huy động xoong, nồi, chảo, ang để làm dụng cụ đun nước và ngâm ủ giống. Nhưng ở vùng cao bà con lấy đâu ra nhiều dụng cụ này, cố gắng lắm chúng tôi cũng chỉ huy động được 1 cái chảo, 2 cái xoong chỉ đủ để đun nước ấm xử lý giống.

Bàn đi tính lại mãi rồi chúng tôi cũng nghĩ ra 1 sáng kiến là lấy ni lon che mạ còn nguyên khổ lồng gấp 2 - 3 lượt rồi buộc túm đáy,  phía trên lấy dây buộc tạo 4 góc rồi chôn 4 cọc làm trụ, cho bao vào giữa buộc dây rồi đổ nước ấm đã pha cho vào túi để ngâm mạ. Chúng tôi đã làm gần 20 túi để ngâm hết gần 1 tấn giống. Mỗi ngày phải đun nước ấm thay ít nhất 2 lần. Cách ngâm ủ dã chiến này rất hiệu quả, dễ làm và có thể ngâm ủ giống lúa ở mọi địa hình, ở tại nhà hoặc tại nơi sản xuất.

Tiếp đến là việc hướng dẫn bà con cày bừa, làm đất. Cán bộ kỹ thuật được phân công phối hợp với các ngành phụ trách từng thôn, bản buổi tối thì đi bộ lên thôn vận động bà con ngày mai xuống cày bừa, làm đất gieo mạ và đất cấy. Sáng ra chúng tôi lại đứng chờ ở các địa điểm được phân công chỉ đạo để đón bà con xuống cày bừa, làm đất. Cứ một người dân đuổi trâu, vác cày là cán bộ lại cùng nhau chạy đến hỏi: Anh ơi, chị ơi, anh chị ở thôn nào đến đấy?

Khi nhận được câu trả lời của họ, chúng tôi người thì vui, người thì lại buồn vì nhiệm vụ đã được phân công cho từng người ở các địa điểm đã quy định, khi có người xuống cày, bừa ở địa điểm của mình thì coi như buổi vận động tối hôm trước đã thành công và “cuộc chiến” đã được rút ngắn. Nhưng rồi mọi việc cũng ổn cả, cây mạ sinh trưởng phát triển tốt, cấy hoàn thành diện tích 30 ha theo kế hoạch của huyện, lúa sinh trưởng phát triển tốt và sau 1 mùa vụ vất vả, cây lúa đã không phụ công người với năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 50 tạ/ha. Chiến dịch này đã được các ngành chức năng của tỉnh của huyện đánh giá rất cao trong việc thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân địa phương.

Tại cánh đồng Tàng Gênh nói riêng và xã Xà Hồ nói chung, sau chiến dịch đó đã chuyển đổi diện tích vụ xuân từ 2 ha mô hình lên 30 ha và đến năm 2010 này, diện tích toàn xã đã được thực hiện lên đến 116 ha trong vụ xuân, và 130 ha trong vụ mùa. Kết quả đó đã khẳng định, có thể thay đổi một tập quán sản xuất canh tác lạc hậu nếu như không có lòng nhiệt huyết, sự kiên trì bền bỉ và ý thức trách nhiệm với dân, với Đảng của những cán bộ khuyến nông đã, đang và sẽ lên công tác với vùng cao đặc biệt khó khăn như Trạm Tấu.

              Tuấn Ngọc   

Video liên quan

Chủ Đề