Tại sao hay bị đau bụng đi ngoài

Nhiều người thừa nhận mình gặp phiền toái khi cứ ăn xong là đau bụng đi ngoài, nhưng lại chưa biết đó là biểu hiện của bệnh gì? Đừng chủ quan! Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa.

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn do đâu?

Thông thường, sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa được dồn máu để tiêu hóa thức ăn. Lúc này nhu động ruột tăng lên khiến đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, tạo cảm giác đau bụng, muốn đi đại tiện.

Nếu đi ngoài sau khi ăn với hình dạng phân bình thường [không lỏng, nát, cứng rắn], tần suất đại tiện 1-2 lần trong ngày thì không cần quá lo lắng. Bởi đây được coi là nhịp sinh học do chính cơ thể tạo ra.

Tuy nhiên nếu tình trạng muốn đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ngày kèm theo kết cấu phân không ổn định, có thể táo bón hoặc tiêu chảy, kèm theo những cơn đau bụng quặn thắt,… thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa cần được điều trị.

Bệnh lý gây tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài

Đau bụng tiêu chảy sau khi ăn là triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý như sau:

Hội chứng ruột kích thích: Đây là bệnh lý điển hình gây đau bụng tiêu chảy sau khi ăn. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của đại tràng. Người bệnh thường cảm thấy đau quặn, nổi cục cứng ở bụng. Khi bị kích thích bởi một số tác nhân như stress, căng thẳng lo lắng, đồ ăn lạ… sẽ gây ra tình trạng đau bụng và muốn đi ngoài ngay.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây ra tình trạng ăn xong là muốn đi ngoài, phân lỏng, nát hoặc phân sống.

Viêm đại tràng: Bệnh gây nên các viêm nhiễm, tổn thương tại niêm mạc đại tràng theo nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, có thể vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, đồ uống có cồn. phân thường nát và không thành khuôn.

Ngoài ra, đau bụng đi ngoài sau khi ăn cũng có thể do chế độ ăn uống kém vệ sinh; thức ăn bị ôi thiu, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng; người bệnh dị ứng thực phẩm...

Nếu tần suất đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày, có những dấu hiệu bất thường như phân lẫn máu, chất nhầy hoặc đau bụng dữ dội sau khi ăn, mót đi ngoài, cảm giác đi ngoài chưa hết phân, tâm lý bồn chồn, lo sợ… bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Giải pháp khắc phục tình trạng ăn vào đau bụng đi ngoài

Trong trường hợp đau bụng đi ngoài do bệnh lý, cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, việc dùng thuốc điều trị phải dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh đang gặp phải. Các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, kháng sinh để phòng chống nhiễm nấm, ký sinh trùng, loạn khuẩn…

Nên bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước cháo loãng hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Các chất lỏng sẽ bổ sung lượng nước cho cơ thể nếu bị tiêu chảy, và làm mềm các chất thải nếu bạn đang đối phó với chứng táo bón.

Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các chất trợ sinh miễn dịch để làm ổn định hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn.Phát triển từ các nghiên cứu khoa học của Nga và Hoa Kỳ, Viện thực phẩm chức năng [VIDS] đã cho ra đời Immunecanmix - chất trợ sinh miễn dịch thế hệ mới mang nhiều đặc tính vượt trội.

Với cấu tạo từ thành vách vi khuẩn và nấm men, Immunecammix tạo ra hỗn hợp các acid amin thiết yếu, bổ sung dưỡng chất cho lớp lông nhung trong ruột già và ruột non. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn có ích trong đường ruột, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt là tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn.

Hiện nay, Immunecanmix trở thành xu hướng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.

Đại tràng Extra Tâm Bình được phát triển từ sản phẩm Đại tràng Tâm Bình – Hàng Việt nam chất lượng cao, top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, bổ sung thêm 2 tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix có tác dụng hỗ trợ:

- Bảo vệ niêm mạc đại tràng.

- Giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

- Kích thích tiêu hóa.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như được chuyên gia tư vấn sức khỏe miễn phí hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349.

Vũ Trang

Đi ngoài bị đau bụng dưới là triệu chứng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. 

Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị viêm, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị viêm túi thừa thường có những biểu hiện như đi ngoài đau bụng dưới, đau bụng bên trái, tiêu chảy, sốt nhẹ,….Viêm túi thừa nếu không được điều trị có thể gây ra tình trạng rách thành ruột, dẫn đến viêm phúc mạc, áp-xe, tắc ruột,…

Viêm ruột là một trong những bệnh lý về tiêu hóa thường gặp. Bệnh xảy ra do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ quan này. Bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột thường có các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt, chán ăn, kiệt sức,…Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng khác như viêm loét đường tiêu hóa, tắc nghẽn đường ruột, ung thư,….

Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi chức năng của ruột bị rối loạn dẫn đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bệnh này thường có các biểu hiện như đi ngoài bị đau bụng dưới, đầy hơi, ợ chua,…. Đây là bệnh lý chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp để làm giảm sự khó chịu và bất tiện mà bệnh mang lại.

Bệnh nhân mắc viêm đại tràng thường có các biểu hiện như đi ngoài xong đau bụng dưới, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi,…. Bệnh này gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Đây cũng là bệnh lý có nhiều biểu hiện phức tạp và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường bệnh nhân cần đi khám để phát hiện và chữa trị sớm.

Tiêu chảy là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh này có thể lây lan nếu không được xử lý tốt. Tiêu chảy xảy ra do các vi rút vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống,… xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến bệnh nhân bị đi ngoài lỏng đau bụng. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị đau bụng đi ngoài 3 ngày. 

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến bị đi ngoài đau bụng buồn nôn. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước hoặc điện giải và nghỉ ngơi thoải mái. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện bất thường như chóng mặt, đau bụng đi ngoài ớn lạnh, đau bụng dữ dội, chân tay run,… cần được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Một số biểu hiện của bệnh tiêu chảy như: đi ngoài bị đau bụng dưới, đi ngoài liên tục kèm theo bọt nhầy

Nếu bạn bị đi ngoài đau bụng dưới mà không điều trị dứt điểm, bệnh có thể trở nặng và dẫn tới các biến chứng như:

Nếu bạn bị đi ngoài đau bụng nhiều lần kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn,…có thể bạn đang bị ung thư dạ dày. Bệnh này có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày và viêm ruột. Tuy nhiên người bệnh có thể bị tiêu chảy, chán ăn, đau thượng vị, nóng rát dạ dày,….Do vậy, khi gặp các triệu chứng bất thường này, bệnh nhân nên đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ung thư đại tràng xảy ra khi các tế bào ung thư bắt nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh ung thư đại tràng có những biểu hiện như đau bụng, đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu…

Vì gan có mối liên hệ với hệ tiêu hóa nên các vấn đề của gan thường được thể hiện thông qua hệ tiêu hóa. Do chức năng gan suy yếu nên người bị ung thư gan có những biểu hiện như đi ngoài liên tục không đau bụng hoặc có đau bụng, chán ăn, sụt cân,….

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh ít phổ biến nhưng rất nguy hiểm vì không có những biểu hiện rõ ràng. Khi phát hiện, bệnh nhân thường ở giai đoạn cuối, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Các tế bào ung thư phát triển từ tuyến tụy sẽ phân chia và xâm lấn các mô xung quanh tạo ra các khối u ác tính khiến bệnh nhân tử vong. Một số biểu hiện của bệnh như đau bụng đi ngoài âm ỉ, vàng da, sụt cân…

Khi bạn đi ngoài bị đau bụng dưới, bạn cần đi khám sớm để chẩn đoán xem mình có mắc các bệnh lý nguy hiểm về tiêu hóa hay không? Dựa vào kết quả khám bệnh, bác sĩ vừa kê đơn thuốc vừa đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để giúp bạn cải thiện triệu chứng.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ tình trạng đi ngoài bị đau bụng dưới, đi ngoài là đau bụng của mình. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi đi ngoài bị đau bụng dưới, đi ngoài là đau bụng nên uống thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ đã kê đơn

Khi đi ngoài bị đau bụng dưới, bệnh nhân cần có một chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học:

  • Nghỉ ngơi thoải mái, không thức khuya, không làm việc nặng hay quá sức.
  • Uống đủ nước và bổ sung điện giải.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn hàng ngày.
  • Ăn các món ăn thanh đạm như cháo gà, súp,….
  • Bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn khoai lang, chuối, súp lơ,….
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi. Đồng thời không ăn thực phẩm đông lạnh đã đóng gói sẵn.
  • Không ăn những thực phẩm tái, sống, chưa chín: gỏi, nộm hoặc đồ ăn muối chua như cà muối, dưa chua muối.
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào dầu mỡ,….
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chè đặc,….

Bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng đi ngoài bị đau bụng dưới tại nhà như:

Trong mật ong có chứa nhiều chất giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đau bụng, đi ngoài,…Bệnh nhân có pha 10-15ml mật ong với nước ấm, uống sau bữa ăn để cải thiện tình trạng của mình. 

Trong đông y, người ta thường sử dụng gừng tươi và vỏ quất để hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt là đi ngoài đau bụng. Do gừng và vỏ quất có các thành phần giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt cho cơ thể. Người bệnh có thể dùng vài lát gừng và vỏ quất đun với nước sôi khoảng 10 phút rồi bỏ ra uống. Phương pháp này giúp điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Sử dụng gừng và vỏ quất là phương pháp được nhiều người áp dụng trong việc điều trị bệnh đi ngoài bị đau bụng dưới

Các chất kháng sinh có trong rau sam giúp chống nhiễm trùng và tiêu diệt các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Đây là một bài thuốc dân gian được sử dụng để cải thiện tình trạng đi ngoài đau bụng. Bệnh nhân sắc nấu khoảng 100g rau sam với nước và uống hàng ngày giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.

Chất Tanin trong lá ổi sẽ hạn chế nhu động ruột, kháng khuẩn, hạn chế hiện tượng tiết dịch ruột. Từ đó cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài lỏng đau bụng. Bệnh nhân có thể nhai từ 3-4 búp ổi non với muối, nuốt phần nước cốt và bỏ bã. Mỗi ngày nhai từ 3-4 lần đến khi khỏi hẳn.

Bấm huyệt là phương pháp giúp cải thiện các rối loạn trong hệ tiêu hóa và giảm đau bụng. Tuy nhiên bấm huyệt cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Ngoài ra, bấm huyệt chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, nếu đi ngoài kèm theo đau bụng dưới và bụng trên dữ dội, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám.

Bấm huyệt là cách giúp giảm các triệu chứng đau bụng dưới khi đi ngoài

Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ y tế uy tín về điều trị bệnh lý tiêu hóa, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cũng như từng được tu nghiệp chuyên sâu tại Nhật Bản Hàn Quốc. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chuyên môn của bác sĩ.

Thêm vào đó, trung tâm còn sở hữu hệ thống máy móc nội soi hiện đại CV-190 tích hợp công nghệ nội soi NBI giúp chẩn đoán chính xác các tổn thương ở ống tiêu hóa dù là nhỏ nhất. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề