Hồi tưởng diễn ra như thế nào

A. LỜI MỞ ĐẦUCon người sống trong xã hội vì vậy luôn nhận thức được thế giới quan và bảnthân, từ đó không ngừng cải tạo thế giới khác quan thông qua việc bày tỏ thái độ, tìnhcảm và hành động của mình. Tuy nhiên để cải tạo được thế giới khách quan mỗingười trong số chúng ta đều phải tự tích lũy kinh nghiệm hiểu biết về các lĩnh vựckhác nhau rồi mới có thể áp dụng vào thực tiễn. Và để có thể nhận thức và cao hơnlà tích lũy tri thức kinh nghiệm và cải tạo thế giới mỗi cá nhân cần phải có các côngcụ để thực hiện điều này, một trong số đó chính là trí nhớ. Chính vì vậy việc nghiêncứu khả năng ghi nhớ của con người cũng như các giải pháp để nâng cao khả năngđó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, thu hút được sự quan tâm từ mỗi cá nhân cũngnhư các nhà khoa học.Với lí do đó, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô Vũ Thị Lan, chúng em đãchọn đề tài “Phân tích quá trình tâm lý trí nhớ và sự quên” làm đề tài cho mônTâm lý học của mình.Trong quá trình thực hiện bài tập lớn này chúng em đã nhận được sự giúp đỡchỉ bảo tận tình của cô, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Lan đã hướngdẫn trong quá trình làm bài tập lớn này.Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, mặc dù đã nỗ lực hết sức mình nhưng chắcrằng bài tập lớn này khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thôngcảm, những lời góp ý và chỉ bảo tận tình của Cô và các bạn.1MỤC LỤCA. LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1MỤC LỤC ................................................................................................. 2B. NỘI DUNG ........................................................................................... 41Khái niệm chung về trí nhớ .............................................................. 41.1Định nghĩa trí nhớ ........................................................................ 41.2Vai trò của trí nhớ ........................................................................ 41.3Cơ sở sinh lý của trí nhớ ............................................................... 52Các loại trí nhớ ................................................................................ 62.1 Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từngữ - logic ............................................................................................ 62.22.32.1.1Trí nhớ vận động................................................................. 62.1.2Trí nhớ xúc cảm .................................................................. 62.1.3Trí nhớ hình ảnh.................................................................. 72.1.4Trí nhớ từ ngữ - logic .......................................................... 7Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định............................... 72.2.1Trí nhớ không chủ định ....................................................... 72.2.2Trí nhớ có chủ định ............................................................. 7Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn............................................... 82.3.1Trí nhớ ngắn hạn ................................................................. 82.3.2Trí nhớ dài hạn .................................................................... 83Vai trò của trí nhớ đối với đời sống cá nhân ...................................... 84Các quá trình cơ bản của trí nhớ ....................................................... 94.1Quá trình ghi nhớ ......................................................................... 94.2Quá trình giữ gìn ........................................................................ 114.3Quá trình tái hiện ....................................................................... 115Sự quên......................................................................................... 126Các nguyên nhân dẫn đến sự quên .................................................. 136.1Quên do chưa hiểu kỹ. ................................................................ 136.2Quên do không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu cá nhân.. 1326.3Quên do ít sử dụng. .................................................................... 136.4Quên do bị phân tán suy nghĩ...................................................... 146.5Quên do tổn thương não và do các nguyên nhân sinh lý khác. ...... 146.6Quên do lão suy ......................................................................... 156.6.1Quên do không thể ghi nhớ được........................................ 156.6.2 Quên do các tế bào ghi nhớ không còn khả năng thực hiệnhoạt động chức năng thần kinh. ...................................................... 157Hồi tưởng cái đã quên .................................................................... 168Bài học cho cá nhân trong hoạt động học tập: ................................. 169Bài tập tình huống ......................................................................... 209.1 Tình huống 1: Đây là quá trình ghi nhớ nào [ Ghi nhớ, gìn giữ, nhớlại, nhận lại] ? ..................................................................................... 209.2Tình huống 2: ............................................................................ 209.3Tình huống 3: ............................................................................ 20C. KẾT LUẬN ......................................................................................... 21D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 223B. NỘI DUNG1 Khái niệm chung về trí nhớKết quả của quá trình nhận thức, những xúc cảm tình cảm của con người về mộtđối tượng nào đó, những hành động và kết quả của nó… đều được ghi lại trong bộnão với mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó lại được xuất hiện. Sự ghi lạitrong đầu và sự xuất hiện lại những dấu ấn ấy gọi là trí nhớ.1.1 Định nghĩa trí nhớTrí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dướinhững hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trongóc mà cái con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trướcđây.Cũng như cảm giác và tri giác, trí nhớ cũng là một quá trình tâm lý, song cảmgiác và tri giác phản ánh những sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giácquan của ta, còn trí nhớ là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động vào tatrước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng ta trong hiện tại.Sản phẩm được tạo ra trong quá trình ghi nhớ là các biểu tượng.Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện, hiện tượng nảy sinh trong tríóc ta khi không có sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan của ta.Biểu tượng chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hóa hình ảnh của trigiác trước đây. Không có tri giác thì không có các biểu tượng được.Biểu tượng khác với hình ảnh [hình tượng] của tri giác ở chỗ: biểu tượng phảnánh sự vật một cách khái quát hơn. Nó phản ánh những dấu hiệu đặc trưng trực quancủa sự vật hiện tượng. Như vậy biểu tượng vừa mang tính chất trực quan, vừa mangtính chất khái quát. Nó giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan nhưngnó cao hơn ở tính khái quát.Mức độ đúng đắn, sâu sắc và bền vững của trí nhớ một phần phụ thuộc vào nộidung, tính chất của sự vật hiện tượng, tài liệu cần nhớ. Mặt khác còn phụ thuộc vàochủ thể của hoạt động nhớ. Những sự vật, hiện tượng, tài liệu có liên quan nhiều đếnnhu cầu, hứng thú, tình cảm,… của con người được ghi lại, gìn giữ và nhớ lại sâu sắc,đầy đủ hơn.Từ định nghĩa về trí nhớ cũng cho thấy trí nhớ là một hoạt động tâm lý phức tạpbao gồm nhiều hành động: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại. Các hành động nóitrên có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể, tạo nên kho tàng trí nhớ củacon người.1.2 Vai trò của trí nhớTrí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lýcon người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì4không thể có bất cứ hoạt động nào, không thể có ý thức bản ngã, dó đó cũng khôngthể hình thành nhân cách được. I.M Xêsênôv – nhà sinh lý học người Nga đã viết:“Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bìnhthường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năngtâm lý bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trongcuộc sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của cá nhân và xã hội.Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó giữ lại kết quả của quátrình cảm giác và tri giác , nhờ đó nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầutiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnhsống. Trí nhớ là điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính [tư duy vàtưởng tượng] và làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lý. Ở đây trí nhớ đã cung cấpcác tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thànhvà đầy đủ. Như vậy, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực:nhận thức, tình cảm và hành vi, do dó trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lýcủa con người, quyết định hình thành và phát triển nhân cách con người.Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọngcủa công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy, V.I Lênin đã nói: “Ngườita chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểubiết tất cả những kho tàng trí thức mà nhân loại đã tạo ra”.1.3 Cơ sở sinh lý của trí nhớCơ sở của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thầnkinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lý hóa trong vỏ não và dưới vỏ. Nhữngđường thần kinh liên hệ tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặpđi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Khi ta nhớ lại, nhận lại mộtsự vật, hiện tượng nào đó cũng có nghĩa là ta phục hồi những đường liên hệ thần kinhtạm thời đã được thành lập trước đây. Sự hình thành và gìn giữ các đường liên hệ tạmthời, sự dập tắt và làm sống lại chúng chính là cơ sở sinh lý của các liên tưởng, củatrí nhớ I.P Paplov đã viết: “đường liên hệ thần kinh tạm thời là một hiện tượng tâmlý phổ cập trong thế giới động vật và cả bản thân chúng ta. Đồng thời nó cũng là hiệntượng tâm lý mà các nhà tâm lý gọi là liên tưởng”.Trí nhớ là một quá trình phức tạp, cho đến nay chưa có một lý thuyết thống nhấtvề cơ chế trí nhớ, trong đó thuyết tế bào thần kinh được nhiều nhà khoa học quantâm. Thuyết này cho rằng các tế bào thần kinh tạo thành những chuỗi và theo nhữngchuỗi đó các luồng điện sinh học chạy tuần hoàn. Do ảnh hưởng của các luồng điệnsinh học này mà xảy ra những biến đổi trong các xináp [nơi tiếp giáp các tế bào thầnkinh], điều này làm dễ dàng cho sự đi qua tiếp theo của những luồng điện sinh họctheo các đường đó. Tính chất khác biệt của các chuỗi tế bào thần kinh [nơtron] tươngứng với các thông tin được củng cố.5Ví dụ: Thí nghiệm cho con chó ăn: Ban đầu dốt chó vào một chuồng kín khôngcó ánh sáng, sau đó ta cho nó thức ăn đồng thời bật đèn [lúc này vùng thị giác ở thùychẩm phản xạ định hướng với bóng đèn và vùng ăn uống ở vỏ não trung khu tiết nướcbọt phản xạ tiết nước bọt với thức ăn]. Và sau một quá trình dài như vậy [đường liệnhệ tạm thời dạng hình thành]. Và khi ta chỉ bật đèn mà không cho thức ăn trung khuvẫn tiết nước bọt [đường liên hệ tạm thời đã được hình thành].2 Các loại trí nhớTrí nhớ gắn liền với hoạt động và toàn bộ cuộc sống của con người, do vậy trínhớ của con người rất phong phú và đa dạng. Có nhiều căn cứ để phân loại trí nhớ.Dựa vào tính tích cực nổi bật [giữ địa vị thống trị] trong một hoạt động nào đó tacó trí nhớ vận động; trí nhớ xúc cảm; trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ -logic.Dựa vào tính mục đích của hoạt động ta có trí nhớ không chủ định và trí nhớ cóchủ định.Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động ta có trí nhớngắn hạn và trí nhớ dài hạn.Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan nào đó trong trí nhớ ta có trí nhớ bằngmắt, trí nhớ bằng tai trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi,…2.1 Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từngữ - logic2.1.1 Trí nhớ vận độngTrí nhớ vận động là trí nhớ về những quá trình vận động ít nhiều mang tínhchất tổ hợp. Tùy thuộc vào lĩnh vực con người thường xuyên hoạt động mà loại trínhớ vận động này hay trí nhớ vận động kia phát triển mạnh mẽ. Loại trí nhớ này cóvai trò đặc biệt quan trọng để kỹ xảo trong lao động chân tay. Nếu không có trí nhớvận động chúng ta sẽ luôn phải học lại những thao tác chân tay của mỗi hành động.Tốc độ hình thành nhanh và mức độ bền vững của những kĩ xảo lao động chân tayđược xem là tiêu chí để đánh giá trí nhớ vận động tốt. Sự “khéo léo chân tay”, những“bàn tay vàng” là dấu hiệu của trí nhớ vận động tốt.Ví dụ: Hình thành trên cơ sở thực hiện các động tác cụ thể đá bóng, đánhđàn,..nhờ đó ta có được các kĩ năng kĩ xảo2.1.2 Trí nhớ xúc cảmTrí nhớ xúc cảm là những trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm diễn ra tronghoạt động trước đây. Những xúc cảm, tình cảm được giữ lại trong trí nhớ sẽ bộc lộnhư là những tín hiệu đặc biệt hoặc thúc đẩy con người hoạt động, hoặc nhắc nhở họnhững phương thức, hành vi trước đây đã gây ra những xúc cảm, tình cảm đó. Sự táimặt đi hay đỏ mặt lên khi nhớ đến một kỉ niệm cũ là do ảnh hưởng của trí nhớ này.Trí nhớ xúc cảm có vai trò đặc biệt quan trọng để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩmmỹ, đạo đức trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.6Ví dụ: hình thành khi cơ thể tiếp nhận các kích thích như đoạt giải nhất củacuộc thi hay trượt môn gây ra cảm xúc vui, buồn...các trí nhớ cảm xúc thường tồn tạilâu.2.1.3 Trí nhớ hình ảnhTrí nhớ hình ảnh là trí nhớ về một ấn tượng của các sự vật, hiện tượng đã tácđộng vào giác quan của chúng ta trước đây. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham giavào các quá trình của trí nhớ mà trí nhớ hình ảnh được chia thành trí nhớ nghe, trínhớ nhìn… [Dựa vào ưu thế, chủ đạo của giác quan nào trong quá trình ghi nhớ, nhậnlại và nhớ lại]. Vai trò của mỗi loại trí nhớ hình ảnh cũng rất khác nhau đối với mỗingười. Người làm nghề nấu ăn, trí nhớ mùi vị trở nên rất quan trọng; người nghệ sĩtrí nhớ nghe nhìn lại quan trọng hơn. Đặc biệt là người mù thì trí nhớ xúc giác, vịgiác, khứu giác rất quan trọng, nó “bù trừ” cho sự khiếm thị của mình.Ví dụ: Người họa sĩ dùng trí nhớ của mình để vẽ lại các bức tranh hay là trẻem nhận biết sự vật qua hình ảnh đồ vật.2.1.4 Trí nhớ từ ngữ - logicTrí nhớ từ ngữ - logic là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dungđược tạo nên bởi ý nghĩ, tư tưởng của con người, nó có cơ sở sinh lý là hệ thống cơsở thứ hai [ngôn ngữ]. Do vậy, trí nhớ từ ngữ - logic là loại trí nhớ đặc trưng cho conngười. Trí nhớ này phát triển trên cơ sở sự phát triển của trí nhớ vận động, trí nhớxúc cảm, trí nhớ hình ảnh, ngày càng giữ vị trí trung tâm và ảnh hưởng trở lại các loạitrí nhớ này. Trí nhớ từ ngữ - logic giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt độngnhận thức của học sinh.Ví dụ: Con người biết liên tưởng giữa những mối quan hệ để xây dựng một hệthống công việc kết nối lại với nhau như sơ đồ khối, sơ đồ tư duy,..2.2 Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định2.2.1 Trí nhớ không chủ địnhTrí nhớ không chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và táihiện một cái gì đó được thực hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra trước.Trí nhớ không chủ định giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, nhờđó mà ta thu được nhiều kinh nghiệm sống có giá trị mà ít tốn năng lượng thần kinh.Ví dụ: Con đường chúng ta đi qua nhiều lần sẽ trở nên thân quen, khi đi lạitrên con đường đó chúng ta không tốn quá nhiều năng lượng để ghi nhớ, việc nhớdiễn ra một cách rất vô thức, tự nhiên.2.2.2 Trí nhớ có chủ địnhTrí nhớ có chủ định là loại trí nhớ mà trong đó sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiệnđối tượng theo mục đích đặt ra từ trước. Để ghi nhớ có chủ định đạt hiệu quả, ngườita thường dùng những biện pháp có tính kỹ thuật [lập đề cương, xây dựng dàn ý…].7Trí nhớ có chủ định có sau trí nhớ không chủ định trong đời sống cá thể nhưngngày càng tham gia nhiều vào quá trình tiếp thu tri thức. Trong hoạt động cũng nhưtrong đời sống hàng ngày, hai loại trí nhớ này đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau trongviệc ghi nhớ, giữ gìn tái hiện tri thức, tình cảm và kỹ năng hành động.Ví dụ: Khi giải một bài toàn bạn cần phải nhớ lại kiến thức về toán, các phéptính logic,…2.3 Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn2.3.1 Trí nhớ ngắn hạnTrí nhớ ngắn hạn [trí nhớ tức thời] là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ [tạo vết], giữgìn [củng cố vết] và tái hiện diễn ra ngắn ngủi, chốc lát. Lúc đó, người ta thường nói“tôi còn đang nhìn thấy nó trước mắt tôi ”; “nó còn đang vang lên trong tai tôi” [nhưlà ta đang còn tri giác vậy].Quá trình này còn chưa ổn định, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thukinh nghiệm. Đây là một dạng đặc biệt của sự ghi nhớ, của sự tích lũy và tái hiệnthông tin và là cơ sở của trí nhớ dài hạn.Ví dụ: Bạn phải từng nhớ một số điện thoại giữa lúc nghe và bấm số điện thoạiđó để gửi hay là nhớ những chỉ số lái xe trong lúc bạn tìm kiếm những mốc ranh giới.2.3.2 Trí nhớ dài hạnTrí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện thông tinđược kéo dài sau nhiều lần lặp lại, và do vậy thông tin được giữ lại dài lâu trong trínhớ.Loại trí nhớ dài hạn rất cần thiết trong việc tích lũy tri thức. Để trí nhớ này cóchất lượng tốt, cá nhân cần luyện tập để củng cố, tái hiện nhiều lần với những biệnpháp, cách thức khác nhau.Tất cả các loại trí nhớ trên đều có mối liên hệ, quan hệ qua lại với nhau, bởi lẽ,các tiêu chuẩn phân loại trên đều liên quan đến các mặt khác nhau trong hoạt độngcủa con người, các mặt này không biểu hiện một cách riêng lẻ mà thành một thể thốngnhất. Và ngay các loại trí nhớ trong một tiêu chuẩn để phân loại cũng có liên hệ qualại với nhau. Ví dụ, trí nhớ ngắn hạn là cơ sở của trí nhớ dài hạn, trí nhớ từ ngữ-logicđược hình thành trên cơ sở của trí nhớ hành động và trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnhvà ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ này.Ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được nhữngsự kiện đã từng xảy ra…hoặc khả năng chơi piano, chơi golf…3 Vai trò của trí nhớ đối với đời sống cá nhânTrí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người,nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy được vốn kinh nghiệm, nhờ có nhận lại và nhớlại mà con người có thể đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như8vậy không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không cóbất cứ một hành động nào cũng như không thể phát triển tâm lý, nhân cách.Trí nhớ là một quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với đời sống tâm lý conngười. L.M Xêtrênôp cho rằng trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý”, là“cơ sở của sự phát triển tâm lý”. Ông nói rằng “nếu không có trí nhớ thì cảm giác vàtri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại dấu vết gì và do đó đẩy người ta vĩnhviễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh”. Ngày nay người ta nghiên cứu trí nhớ khôngchỉ trong phạm vi biểu hiện của khả năng nhận thức mà còn là một thành phần tạonên cấu trúc nhân cách của mỗi người. Bởi chính nhờ có hoạt động trí nhớ mà conngười tích lũy được vốn kinh nghiệm xã hội, tạo nên kinh nghiệm phong phú, đa dạngở mỗi cá nhân, làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Nếu không cótrí nhớ thì không thể có một phát triển nào trong lĩnh vực trí tuệ cũng như trong hoạtđộng thực tiễn của con người.Trong lĩnh vực dạy học và giáo dục, trí nhớ là một yếu tố rất cần thiết với mỗihọc sinh. Trí nhớ giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trong bài giảng, trong sáchvở; giúp học sinh giữ gìn và tái hiện những thông tin đó khi cần thiết. Nếu không cótrí nhớ thì học sinh không thể tích lũy được tri thức; từ đó không thể tiến hành quátrình tư duy, học tập.Nhận định được vai trò quan trọng của trí nhớ với hoạt động học tập của cá nhânhọc sinh sinh viên. Tìm hiểu trí nhớ thị giác, thính giác của cá nhân học sinh sinhviên, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả dạy học qua phươngtiện truyền hình.Xây dựng lý luận của đề tài về “Trí nhớ thị giác, ngắn hạn của cá nhân học sinhsinh viên”Thực hiện trắc nghiệm trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở.Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học qua phươngtiện truyền hình.4 Các quá trình cơ bản của trí nhớTrí nhớ là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình thành phần: quá trìnhghi nhớ [tạo vết ], quá trình giữ gìn [củng cố vết], quá trình tái hiện [từ những dấu vếtlàm sống lại những hình ảnh…], và quá trình quên [không tái hiện được]. Mỗi quátrình này có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập với nhau [ghi nhớ,giữ gìn tốt thì mới tái hiện tốt], thâm nhập vào nhau, chuyển hóa cho nhau [khi táihiện đồng thời có tác dụng củng cố].4.1 Quá trình ghi nhớGhi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấuvết [“ấn tượng”] của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng9đó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần để tiếp thu tri thức, tích lũykinh nghiệm.Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung, tính chất của tàiliệu nhớ mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hoạt độngcủa cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ về ghi nhớ và hoạt động đãkhẳng định rằng, sự ghi nhớ một tài liệu nào đó là kết quả của hành động với tài liệuđó, đồng thời nó là điều kiện, phương tiện để thực hiện các hành động tiếp theo.Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia ghi nhớthành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.-Ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, khôngđòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu đượcghi nhớ một cách tự nhiên. Tuy nhiên không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều đượcghi nhớ một cách không chủ định như nhau. Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào sự hấpdẫn của nội dung tài liệu. Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung chú ýcao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao. Do vậy, trongdạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở học sinh động cơ học tập đúng đắn, có hứng thúsâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủđịnh, việc học tập trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.-Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ trước, nó đòi hỏisự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật và phương pháp nhất định để đạtđược mục đích ghi nhớ.Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đíchghi nhớ.Trong ghi nhớ có chủ định, việc sử dụng phương pháp hợp lí là một điều kiệnrất quan trọng để đạt hiệu quả cao. Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định:ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.-Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cáchđơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cầnthông hiểu nội dung tài liệu. Cách ghi nhớ này tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cảnhững gì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết. Nhưng do không dựa trênthông hiểu nội dung tài liệu nên trong trí nhớ gồm các tài liệu không liên quan gì vớinhau. “Học vẹt” là một biểu hiện cụ thể của cách ghi nhớ này, trí nhớ có thể chất đầytài liệu nhưng không có ích.Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến ghi nhớ một cách hình thức, tốn nhiều thờigian, khi quên khó có thể hồi tưởng được. Tuy nhiên, trong cuộc sống ghi nhớ máymóc có lúc lại cần thiết, nhất là khi ta ghi nhớ tài liệu không có nội dung khái quátnhư số nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,…10-Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu,trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Tức là ghinhớ tài liệu dựa trên cơ sở bản chất của nó. Ở đây quá trình ghi nhớ gắn liền với quátrình và tưởng tượng nhằm nắm lấy logic nội tại [bản chất] của tài liệu. Do vậy, ngườita còn gọi ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ logic.Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức, nó đảm bảocho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững. Nó tốn ít thời gian hơn ghi nhớmáy móc, nhưng lại tiêu hao lượng thần kinh nhiều hơn.4.2 Quá trình giữ gìnGiữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ nãotrong quá trình ghi nhớ. Nếu không có sự giữ gìn [củng cố] thì không thể nhớ bền,nhớ chính xác được. Do vậy, “văn ôn võ luyện” là rất cần thiết để giữ gìn tài liệutrong trí óc. Có hai hình thức giữ gìn: tích cực và tiêu cực. Giữ gìn tiêu cực là sự giữgìn dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản đơn tài liệu cần nhớ thông quacác mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó [ví dụ là bạn ôn từ vựng tiếnganh bằng cách chép lại từ đó nhiều lần].Còn giữ gìn tích cực là giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tàiliệu ghi nhớ, mà không cần phải tri giác tài liệu đó [ví dụ ca sĩ chuyên nghiệp thườnghát các bài hát do họ sáng tác dịp show diễn này qua sâu diễn khác và từ đó họ thuộclời mà không cần phải xem lại lời bài hát].4.3 Quá trình tái hiệnTái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữgìn. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng [“tự động”] hoặc rất khó khăn [phải nỗ lựcnhiều]. Tài liệu thường được tái hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.-Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. Sự nhận lạicũng có thể không đầy đủ và dó đó không xác định [như khi ta gặp một người ta biếtchắc đó là người quen, nhưng ngay lúc đó ta không thể nhớ tên người đó là gì, hoặcta nhận ra người quen, biết tên anh ta, nhưng lại không nhớ ra đã làm quen anh ta lúcnào, ở đâu]. Do vậy không nên lấy nhận lại làm tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ con người.Trong nhận lại đôi khi đòi hỏi những quá trình rất phức tạp để đạt tới một hiểuquả xác định [ta phải dựa vào một đối tượng đã biết để tưởng tượng lại những cái cóliên quan, dần dần ta nhớ chính xác cái ta cần]. Ở đây sự nhận lại chuyển sang sự nhớlại.-Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng. Đó là khả nănglàm sống lại hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây. Nhớ lạikhông diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mangtính logic chặt chẽ và có chủ định.11Nhớ lại thường có hai dạng: không chủ định và có chủ định. Nhớ lại không chủđịnh là nhớ lại một cách tự nhiên [chợt nhớ hay sực nhớ] một điều gì đó, khi gặp mộthoàn cảnh cụ thể, không cần phải xác định nhiệm vụ cần nhớ lại [như bạn chợt nhớra là hôm nay mình chưa xin tiền mẹ]. Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tựgiác, đòi hỏi phải có sự cố gắng nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ nhớ lại, đôikhi ta phải có sự cố gắng rất nhiều mới có thể nhớ lại được những điều cần thiết [nhưlà ta nhớ lại thuật toán dijkstra để áp dụng tìm đường đi ngắn nhất của mô hình]. Mộtsự tái hiện như vậy được gọi là hồi tưởng.-Hồi tưởng là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây làmột hành động trí tuệ rất phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thứcrõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.Trong sự hồi tưởng, những ấn tượng trước đây không được tái hiện một cách máymóc, mà thường được sắp xếp khác đi, gắn liền với những sự kiện mới.5 Sự quênCon người luôn luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải tạo nó.Để thực hiện được điều này, con người phải tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm trongmọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn của mình. Một trong những yếu tố cơ bản để có thểtích luỹ được hiểu biết, kinh nghiệm là trí nhớ. Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giớikhách quan bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhậnđược trong hoạt động sống của mình. Tuy nhiên, trí nhớ không vĩnh cửu. Để cànglâu, nó càng mờ nhạt, đến một thời điểm nào đó, gọi nó không ra trình diện nữa, vì bịthời gian xóa mất rồi. Ấy là quên.Quên là biểu hiện của sự không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vàothời điểm nhất định.Sự quên diễn ra theo những quy luật nhất định:- Người ta hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những kích thích mạnh.- Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước,quên cái đại thể, chỉnh yếu sau.- Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu tốc độ quên khálớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần [quy luật Ebin-hao].Quá trình quên thường biểu hiện ở hai mức độ: quên hoàn toàn và quên tạm thời.Quên hoàn toàn là mức độ mà dù có những kích thích tương tự như cũ, dù sựvật, hiện tượng đã được tri giác trước đây đang trực tiếp tác động vào các giác quan,song vẫn không nhận lại hay nhớ lại được.Ví dụ: bạn đã từng học bài toán bất phương trình Cauchy để tìm ra giá trị minmax của bất phương trình nhưng vì đây là bài toán khó nên hiện tại bạn không thểnhớ lại kiến thức để giải được bài toán này.12Quên tạm thời là mức độ mà không thể nhận lại hoặc nhớ lại sự vật, hiện tượngtrong khoảng một thời gian nào đó, nhưng sau đó, trong những điều kiện nhất địnhvẫn có thể tái hiện được.Ví dụ: bạn từng nghe một bài hát rất nhiều lần và đã thuộc ở thời điểm mộtnăm trước nhưng hiện tại bạn lại không thể nhớ hết lời bài hát nhưng sau khi nghelại một lần bạn lại có thể dễ dàng thuộc nó.6 Các nguyên nhân dẫn đến sự quênTrong hoạt động, con người thường quên do những nguyên nhân sau đây:6.1 Quên do chưa hiểu kỹ.Bài giảng trên lớp thật là khó khăn với mỗi chúng ta nếu nó nói đề cập về vấnđề mới và hơi khó hiểu. Và thực tế cho thấy, đôi khi chúng ta không nhớ được điềugì đó thường do chưa hiểu kỹ điều cần nhớ. Muốn được lưu giữ trong trí óc đề sẵnsàng tái hiện, thì điều cần nhớ phải đã từng đặt dấu ấn chính xác, rõ ràng và mạnh mẽtrên trí óc con người ít nhất là một lần.6.2 Quên do không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu cá nhân.Người ta thường quên những cái gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liênquan. Do không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu cá nhân. Nói như vậy thìquên cũng là một thành phần của nhớ. Hệ thần kinh tự bảo vệ mình bằng cách quên.Trong trường hợp này, nó biết cách xóa những thông tin ít liên hệ với những thôngtin khác mà nó “cảm thấy” không quan trọng. Nhất là khi chúng không gây ra mộtcảm xúc hay ấn tượng gì khiến cho chủ thể nhớ tới. Vì thường chúng ta chỉ nhớ nhữnggì có tác động trực tiếp đến nhu cầu, hứng thú, động cơ hoặc nhớ những thứ quantrọng cần phải nhớ.Ví dụ: Có thể thấy việc học toán, lý, hóa giúp ích cho chúng ta rất nhiều trongtư duy nhanh nhạy, nhưng những công thức của nó thì chả hề gần gũi với cuộc sống,nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu học sinh, sinh viên quên những công thức ấychỉ sau một kì nghỉ mà không ôn bài.6.3 Quên do ít sử dụng.Những cái gì không được nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng thườngxuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên. Điều này là mộttất yếu trong đời sống bởi lẽ trong cuộc sống hàng ngày có biết bao nhiêu sự kiện,hiện tượng xảy ra tác động đến quá trình cảm giác, tri giác khiến cho bộ não củachúng ta liên tục tiếp nhận và lưu giữ các thông tin. Nếu như những thông tin đã đượcghi nhớ trong bộ não không được sử dụng thường xuyên thì nó sẽ bị quên.Ví dụ như việc học tiếng anh đòi hỏi phải học thường xuyên và chăm chỉ luyệntập. Thế nhưng nếu chúng ta bỏ bê việc học này trong một khoảng thời gian, khôngsử dụng đến tiếng anh nữa, thay vào đó là học một thứ tiếng khác thì lúc đó sẽ cónhiều người quên tiếng anh hoặc sẽ lẫn lộn tiếng anh với tiếng đang học. Việc họcngoại ngữ là như thế, chẳng phải vô cớ mà lời khuyên cho những người muốn học tốt13ngoại ngữ là sử dụng ngoại ngữ càng nhiều càng tốt, bất cứ khi nào, và thực tế lànhững người có điều kiện đi du học thì sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong thời gianngắn hơn những người học trong nước.6.4 Quên do bị phân tán suy nghĩSự xao nhãng khi tập trung chú ý, khi học tập và khi ghi nhớ có thể do sự thayđổi cảm xúc hay do tác động của các hoạt động trí tuệ khác xen vào.- Trong một số trường hợp cảm xúc mạnh lại là nguyên nhân gây ra sự xaonhãng. Cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu có thể gây đình trệ mọi việc khác.Ví dụ : chúng ta không thể chú tâm vào việc học bởi đang mãi suy tư về chuyệnriêng. Có những cảm xúc khác không lãng mạn như tình cảm lứa đôi, nhưng vẫn gâyra sự xao nhãng. Ví dụ: người tài xế đang hưng phấn hay bực bội thường dễ gây ratai nạn giao thông. Khi người tài xế đang tức giận thường chỉ để ý xoay quanh ký ứcvề trận cãi vã vừa xảy ra với người nào đó mà không lưu tâm, chú ý tới đường phốvà điều khiển tay lái cho chính xác. Cảm giác sợ hãi khi phải đối diện với đám đôngcũng gây ra sự xao nhãng.- Sự tập trung quá độ vào việc khác cũng gây ra hiện tượng đãng trí.- Bên cạnh các nguyên nhân trên, việc học nhồi nhét kiến thức quá nhiều cũnggây ra sự xao nhãng. Ví dụ: học liền hàng giờ cùng một môn hay với các môn có quanhệ gần với nhau thì sẽ gây ra nhiều xao nhãng hơn khi thay đổi các môn học có tínhchất khác biệt kế tiếp nhau.6.5 Quên do tổn thương não và do các nguyên nhân sinh lý khác.Khi não bị tổn thương có ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến trí nhớ. Quên do các tếbào thần kinh ghi nhớ bị chết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết của tế bàothần kinh như bệnh lý [bệnh giang mai, bệnh động kinh và chứng nghiện rượu, nghiệnma túy - chứng quên một phần], các tế bào thần kinh bị vi rút phá hoại, thiếu dưỡngkhí hoặc các chất dinh dưỡng, bị nhiễm độc do độc tố hoặc chấn thương cục bộv.v...Sự ghi nhớ trong trường hợp này không phục hồi lại được, nhiều khi còn xảy racác trường hợp nhớ lẫn lộn, chi tiết của sự vật này lại được gắn vào sự vật khác, tínhlôgíc đã được thiết lập trong quá trình ghi nhớ bị phá vỡ, cho nên việc kích thích hoạtđể thể hiện sự ghi nhớ đầy đủ về một sự vật hoặc một sự việc là khó khăn hoặc khôngthể thực hiện được. Hoặc khi tế bào thần kinh đang ở trong trạng thái ức chế thì mặcdù các kích thích sơ cấp nằm trong phạm vi tiếp nhận kích thích của tế bào thần kinhđó tác động lên chúng thì chúng cũng không thực hiện hoạt động chức năng thầnkinh. Sự ghi nhớ không thể hiện được với sự lãng quên này, nhưng không có điều gìđáng ngại vì sau đó các tế bào thần kinh vẫn thể hiện lại được sự ghi nhớ. Nhưngtrong nhiều trường hợp nhất thời lãng quên này mà ta có thể bị làm vào hoàn cảnhkhó xử hoặc bỏ lỡ một cơ hội tốt. Sự ghi nhớ có thể tái hiện được ngay sau khi giảithoát các tế bào ghi nhớ khỏi trạng thái ức chế.146.6Quên do lão suyHiện tượng quên thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhất là đối với những vấn đềkhông quan trọng lắm. Sự giảm trí nhớ ở những người có tuổi do hai nguyên nhân:sinh lý và tâm lý. Khi người già muốn nhớ mà vẫn quên thì đó thuộc về nguyên nhânsinh lý. Còn khi người già cố quên đi những điều không còn có ý nghĩa đối với họ thìđó lại là quên thuộc về nguyên nhân tâm lý. Người có tuổi thường bị cả hai nguyênnhân này chi phối làm suy giảm đáng kể khả năng trí nhớ của họ. Thực tế, người giàthường không còn giữ được hứng thú với cuộc sống hiện tại, tương lai mà họ thườngtìm kiếm lại niềm vui từ quá khứ, do đó họ nhớ rất kỹ những điều đã xảy ra trong thờithơ ấu lẫn thời trẻ trung của mình.Chứng quên của tuổi già rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân. Nhưng có thể kểđến các hình thái sau:6.6.1 Quên do không thể ghi nhớ được.Trường hợp này gần giống với trường hợp quên thứ nhất tức là không ghi nhớđược, nhưng có khác ở chỗ trong hệ thần kinh không còn tế bào thần kinh thực hiệnsự ghi nhớ chính thức mà chỉ còn có các tế bào thực hiện sự ghi nhớ tạm thời, điềunày có nghĩa là hệ thần kinh đã sử dụng hết các phần tử nhớ của mình và các phần tửnày không còn khả năng tái chuyển hoá để thực hiện sự ghi nhớ mới. Do đa số cáctrường hợp đều xảy ra khi người hoặc động vật đã có thời gian sống lâu, cho nên cóthể gọi chứng quên này là của tuổi già, nhưng cũng không loại trừ các trường hợp íttuổi nhưng đã sử dụng hết bộ nhớ của hệ thần kinh và mức độ dễ tái chuyển hoá thấp.Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định số lượng những vấn đề cần ghinhớ cho một hệ thần kinh, tránh được việc sử dụng bộ nhớ vào những vấn đề khôngcần thiết, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả bộ nhớ sẽ giúp cho việc nâng cao năng lựchoạt động tư duy. Nếu không làm được điều này ngay từ khi con người còn ít tuổi thìsẽ có thể dẫn đến sự lãng phí lớn cho một số hệ thần kinh có mức trưởng thành caotừ sớm, có năng lực tư duy bộc lộ ra ngay từ khi còn ít tuổi, nhưng do mức trưởngthành cao, các tế bào thần kinh trở nên khó tái chuyển hoá mà các hệ thần kinh nàydần dần mất đi năng lực sáng tạo, trở nên giáo điều và bảo thủ bởi không còn khảnăng tiếp thu những điều mới mẻ. Nói cách khác, tận dụng hết công suất nhớ của hệthần kinh quá sớm cũng không phải là một điều hoàn toàn hay.6.6.2 Quên do các tế bào ghi nhớ không còn khả năng thực hiện hoạtđộng chức năng thần kinh.Khi tuổi cao, các cơ quan chức năng khác làm các nhiệm vụ cung cấp dinhdưỡng. điều hoà môi trường trong cơ thể không còn hoàn thành được nhiệm vụ củamình, các tế bào thần kinh không còn nhận được đủ dinh dưỡng cho hoạt động chứcnăng thần kinh thì mặc dù chúng vẫn chịu sự tác động để thể hiện sự ghi nhớ nhưngkhông thực hiện được do không có năng lượng được giải phóng từ hoạt động phângiải từ dinh dưỡng và ôxi.157 Hồi tưởng cái đã quên-Phải đánh bại ý nghĩ sai lầm cho rằng mình đã “quên sạch”, “quên tiệt” chẳngcòn nhớ tí gì cả; phải tin tưởng rằng mình có thể hồi tưởng được.Ví dụ: không để suy nghĩ rằng mình không thể nhớ được các mốc lịch sử đểthuyết trình mà phải tin tưởng rằng mình có thể hồi tưởng được.-Phải kiên trì: lần thứ nhất thất bại, thì lại tiếp tục lần thứ hai, thứ ba,…Ví dụ: thi trượt toeic.-Khi hồi tưởng sai, thì lần tiếp theo không bao giờ nên xuất phát từ sự trả lời sailầm của lần trước, mà cần bắt đầu hổi tưởng lại từ đầu theo một cách mới.Ví dụ: bạn nhớ lại mô hình thuật toán để áp dụng vào trường hợp này nhưng rakết quả sai lần sau bạn phải xuất phát từ một mô hình khác.-Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội dungcủa hồi ức mà ta đang cần nhớ lại.Ví dụ: giải một bài toán ta có thể nhớ lại các phương pháp khác nhau để giải vàso sánh chúng.-Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tuệ.Ví dụ: khi giải xong bài toán bạn cần sử dụng tư duy tri thức hiện tại của mìnhđể kiểm tra lỗi của nó.-Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng một vấnđề gì đó.Ví dụ: khi làm một bài lịch sử về kể lại cuộc chiến chống lại thực dân pháp năm1945 thì bạn có thể liên tưởng lại bằng cách chỉ ra nguyên nhân của cuộc khángchiến và dẫn tới kết quả của nó.8Bài học cho cá nhân trong hoạt động học tập:Não tuy ưu việt, nhưng đặc tính của nó là rất nhạy cảm với hình ảnh, màu sắc,âm thanh hơn là chữ nghĩa khô khan từ sách vở. Não dễ dàng nhớ được những thôngtin gắn liền với thực tế như khung cảnh, mùi vị, sự kết hợp giữa các hình ảnh. Nhưnghầu hết thông tin từ bài học lại đến từ những chuyển tải lý luận phức tạp, gây cho tarất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội chúng. Một đặc điểm quan trọngnữa là não luôn cần có thời gian để nạp thông tin. Thông tin cần phải được lặp đi lặp16lại nhiều lần, cần phải mất thời gian để trí nhớ ta lãnh hội được nó. Vì vậy, bạn cầncó những công cụ hỗ trợ và những phương pháp thích hợp giúp bạn dễ dàng đưa thôngtin từ bài học vào đầu để từ đó bạn rút ra được những bài học để rèn luyện trí nhớtrong học tập và đời sống Và sau đây là một số phương pháp trong học tập và đờisống:- Cần phải tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềmsay mê trong học tập.- Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tínhchất, nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.- Biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng sự hiểu biết, vốnkinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ. Khi đọc đến khái niệm nào, bạn hãy tập trung liêntưởng đến một hình ảnh liên quan đến nó. Ví dụ như học về vòng đời của một concôn trùng nào đó, bạn phải nghĩ ngay đến nó, tưởng tượng xem nó màu gì, bay nhưthế nào, săn mồi như thế nào. Cố gắng tạo cho bạn những hình ảnh ba chiều với nhiềumàu sắc. Hãy tưởng tượng những đối tượng trong đầu bạn đang kết hợp với nhau, vachạm với nhau hay bao bọc lẫn nhau, từ đó các thông tin được mã hóa thành hình ảnhvà dễ dàng đi vào trí nhớ.- Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, làm nổi bật sự việc, tưởngtượng, màu sắc, âm điệu để tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống động, nhiều màusắc, tác động mạnh đến các giác quan và nhờ vậy không thể quên được.+ Trí nhớ của con người làm việc theo hình ảnh. Chúng ta có khuynh hướngnhớ hình ảnh hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí con người càng rõ ràng, sống độngbao nhiều thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu. Vì vậy trong sách giáokhoa của trẻ em luôn có nhiều hình ảnh và màu sắc để kích thích trí tưởng tượng củatrẻ và trong chương trình học tiên tiến luôn có những buổi dã ngoại, tham quan, nhữnggiờ thực hành để học sinh tiếp xúc với thực tế giúp nhớ bài dễ dàng hơn. Luôn quansát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quảghi nhớ. Ví dụ: học lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽhình... Do đó, phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ não mộtcách dễ dàng.+ Biết tạo ra mối liên kết giữa những việc cần nhớ. Ví dụ: Nếu chỉ cầmquyển sách to dày nặng trên tay mà đọc ngấu nghiến có lẽ không thể mang lại hiệuquả ghi nhớ tốt. Bạn cần có những công cụ hỗ trợ để trợ giúp trí nhớ của bạn. Nhữngcông cụ đó chính là giấy và viết. Đòi hỏi bạn tưởng tượng hay hình dung tất cả thôngtin cùng một lúc trong đầu dường như là quá tải đối với não của bạn. Hãy viết ra thànhdàn bài những gì đang học, tô đậm bằng bút dạ quang những câu từ quan trọng, thenchốt. Bạn có thể vẽ hình, vẽ sơ đồ, không cần phải đẹp nhưng khi vẽ, não bạn sẽ đượckích thích sáng tạo một cách tối đa, giúp mở rộng trí nhớ cho thông tin nạp vào. Các17liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, nó giúp chúngta dễ dàng tìm lại thông tin.+ Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật. Ví dụ điển hìnhở đây chính là Eran Katz, ông là người đang nắm giữ kỷ lục Guinness về khả năngnhớ đã đến Việt Nam, trong buổi giao lưu, để chia sẻ cách rèn luyện khả năng ghinhớ, đầu tiên Katz đề nghị mọi người nhớ nhanh một số vật như con cá, chiếc giường,tấm thảm, con chó, ô tô, chiếc váy. Ông cũng khẳng định đa số chúng ta không thểnhớ được nếu số lượng vật thể quá lớn. Sau đó Katz hướng dẫn áp dụng phép liêntưởng để tạo ra mối liên hệ giữa các vật thể bằng những hình ảnh bất thường - nhưcon cá ngủ trên giường, tivi di chuyển và đâm ô tô, chó mặc váy. Như thế, khi nhẩmlại sự vật thứ nhất, chúng ta sẽ dễ dàng nhớ tới sự vật tiếp theo nhờ mối liên hệ vềmặt hình ảnh. Do đó, một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là sử dụngcác chi tiết hài hước và các chi tiết vô lí.+ Chúng ta thường hay nhớ được những sự việc do tưởng tượng ra, đặc biết lànhững xự việc tạo ra các cảm xúc mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, giận giữ, yêuthương, đau đớn… Do đó, chúng ta nên dùng nhiều màu sắc khi ghi chú.+ Âm điệu cũng tăng khả năng nhớ lại thông tin vì âm điệu kích hoạt báncầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học tập. Chúng ta có thể sửdụng âm điệu trong học tập bằng cách bật nhạc trong lúc học tạo ra những âm điệuriêng biệt cho những thông tin cần nhớ.- Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ tăng khả năng trí nhớ.Các nghiên cứu cho rằng trong bất kỳ một khoảng thời gian học tập nào cũng có haiđỉnh điểm ghi nhớ thông tin tốt nhất, đó là thời gian lúc bắt đầu và thời gian sắp kếtthúc việc học tập. Trong khi đó, khoảng thời gian giữa hai đỉnh điểm này [khoảngthời gian giữa lúc học] thì trí nhớ của chúng ta bị giảm sút một cách rõ rệt. Vì vậy,thời gian học tập hợp lý tưởng nhất trong mỗi lần học không nên dài quá hai tiếng.Mỗi lần học này nên chia thành bốn phần nhỏ, mỗi phần dài 25 phút. Giữa các phầnchúng ta nên nghỉ ngơi khoảng năm phút. Trong lúc nghỉ nơi chúng ta nên đứng dậy,làm một vài động tác thể dục đơn giản, nghe một vài bản nhạc nhẹ… sẽ đem lại sứcsống mới cho các tế bào não, qua đó giúp chúng ta có thể đương đầu với những căngthẳng tiếp theo. Sau mỗi lần học dài hai tiếng chúng ta nên thư dãn ít nhất nửa tiếngtrước khi bắt tay vào khoảng thời gian học tập mới.- Phải ôn tập thường xuyên, rải rác, phân tán thành nhiều đợt, không nênôn tập trung liên tục một loại tài liệu trong một thời gian dài . Trong một khoảngthời gian nhất định, não bộ ghi nhớ được một lượng kiến thức nhất định [tùy từngngười], cố gắng nhồi nhét kiến thức sẽ làm não mệt mỏi, không nhớ được lâu. Đồngthời việc ôn tập lặp đi lặp lại nhiều lần rải rác sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bềnvững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc màkhông hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ18kỹ. Việc ôn tập nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể: Việc ôn tập nên diễnra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập đầu tiên nên bắt đầusau khi học 10 phút [đây là thời gian khả năng trí nhớ đạt đỉnh điểm]. Những lần ôntiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, một tuần, một tháng, và sau ba đến sáu tháng.Đó là những mốc thời gian ôn tập giúp cho trí nhớ của chúng ta luôn ở đỉnh cao.- Việc ôn tập nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc ôn tập nêndiễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập đầu tiên nênbắt đầu sau khi học 10 phút [đây là thời gian khả năng trí nhớ đạt đỉnh điểm]. Nhữnglần ôn tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, một tuần, một tháng, và sau ba đếnsáu tháng. Đó là những mốc thời gian ôn tập giúp cho trí nhớ của chúng ta luôn ởđỉnh cao.- Cần ôn tập một cách tích cực. Khi ôn tập nên tích cực nhớ lại và tư duy, vậndụng nhiều giác quan vào ôn tập. Kích thích não bằng hình ảnh, âm thanh, mùi vị.Sau một quá trình học tập lâu dài, chúng ta sẽ dùng những kiến thức đã học để phụcvụ cho nhu cầu gần trước mắt. Ví dụ: Trước khi đi thi, thí sinh nào cũng cố nhồi nhéttrong đầu một núi kiến thức khổng lồ. Tuy nhiên, kiểu học như vẹt không phải là cáchtốt nhất để lưu trữ kiến thức về lâu về dài. Một khi “thời hạn nguy cấp” đã qua, tacũng chẳng thèm bận tâm ôn lại những gì mình đã học.Quả vậy, nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu “quên ngay sau khi học”! Chỉtrong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông tin mộtcách thông suốt, dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ, bạn cần tái khởi độngôn lại ngay. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củngcố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã được nằm trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ,tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu hơn. Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dàibằng cách học thuộc những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phảinhắc lại thông tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy.- Phải biết phân chia, sắp xếp các thông tin thành nhóm cho dễ nhớ, dễ thuộc.Ví dụ như trong môn sinh học, chúng ta phải liệt kê tên của các loại xương trong cơthể, hãy nên bắt đầu từ xương sọ, rồi xương cổ, xương cánh tay, v.v… còn hơn là nhớchúng một cách lộn xộn, lung tung. Cần phải chọn những tiêu chuẩn logic khi phânloại các thông tin bạn cần nhớ. Nếu chỉ đơn giản là chia nhóm các thông tin, thì vẫnchưa hiệu quả, khi mà mỗi nhóm chứa quá nhiều yếu tố khác nhau. Ta cần phải phânlớp tổ chức, sắp xếp thông tin lần hai, chẳng hạn như theo thứ tự chữ cái hoặc theocác tiêu chí phụ nhỏ hơn.199 Bài tập tình huống9.1 Tình huống 1: Đây là quá trình ghi nhớ nào [ Ghi nhớ, gìn giữ, nhớlại, nhận lại] ? Đôi khi đi trên đường phố đông đúc, nhộn nhịp có thể quan sát thấy cảnh tượngnày: Một khách bộ hành; sau khi ngắm nhìn kĩ một người khách, đã mừng rỡđến gặp người này:-Cậu! Cậu đấy à!-Xin lỗi! Hình như tôi chưa biết được anh. Chúng ta đã gặp nhau ở đâu rồi nhỉ?-Hãy nhớ thử xem, năm nào? Ở thành phố nào?-À! Cậu là…=> Câu trả lời: Đây là quá trình nhận lại vì là hình thức tái hiện khi có sự tri giácđối tượng được lặp lại [sự nhận lại không đầy đủ]. Người này đang cố gắng tái hiệnlại tri thức trong quá khứ về bạn của mình bằng nhưng gợi ý như thành phố đã gặpnhau, thời gian vv.9.2 Tình huống 2: Một học sinh đang trả lời câu hỏi về môn lịch sử đã được học tuần trước, vàđã nhớ lại được 70% nội dung sách giáo khoa. Sau một tháng, trả lời cũng câuhỏi đó thì học sinh chỉ nhớ được 45% nội dung.=> Câu trả lời: Đây là quá trình gìn giữ tri thức. Em học sinh sau một tuần thìtrả lời được 70%, nhưng một tháng sau chỉ trả lời được 45% là do quá trình gìn giữtri thức của người này không được tốt, dẫn đến tri thức giữ lại không bền. Quá trìnhgìn giữ cần được luyện tập liên tục để tri thức không bị mất đi sau khi ghi nhớ.9.3 Tình huống 3: Trong một buổi thi toán, học sinh K rất lâu không nhớ được một công thứccần thiết. Giáo viên chỉ cần nhắc 1 phần của công thức là đủ để học sinh K xácđịnh ngay đó là : “hằng đẳng thức đáng nhớ”.=> Câu trả lời: Đây là quá trình nhớ lại có chủ định. Ở đây, học sinh không nhớlại được công thức đã ghi nhớ trước đây mà đã nhớ lại được khi có nguyên nhân tácđộng là giáo viên gợi ý và có chủ định ở đây là phải hoàn thành bài tập.20C. KẾT LUẬNTừ những phân tích, tìm hiểu trên đây về hai quá trình trí nhớ và sự quên, từ đóchúng ta có thể rút ra bài học cho cá nhân trong hoạt động học tập để góp phần cảithiện trí nhớ đồng thời cần làm giảm, khắc phục sự quên cũng như những phươngpháp ghi nhớ tốt nhất để việc học tập, làm việc đạt hiệu quả. Bài viết còn nhiều thiếusót do chưa có kỹ năng nghiên cứu, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy côđể đề tài được hoàn chỉnh hơn và chúng em có kinh nghiệm, trau dồi kiến thức tiếptục nghiên cứu tốt hơn.21D. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục.2. Hồ Ngọc Đại, 1983, Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục.3. Trần Minh Đức, 1996, Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục.22

Video liên quan

Chủ Đề