Tại sao hay bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi ẩn chứa nhiều nguy cơ, bất thường  về sức khỏe. Vậy chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì? Xử trí như thế nào khi bị chảy máu mũi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin.

1. Chảy máu mũi là biểu hiện bệnh gì?

1.1 Viêm mũi dị ứng

Khi mũi bị viêm, các mô dọc theo mũi sưng lên và mao mạch giãn ra, đôi khi bị vỡ gây nên tình trạng chảy máu. Chảy máu do viêm mũi dị ứng không ồ ạt mà chảy thành vệt nhỏ, lẫn vào nước mũi khi xì mũi hoặc hắt hơn.

Chảy máu do viêm mũi dị ứng không ồ ạt mà chảy thành vệt nhỏ, lẫn vào nước mũi khi xì mũi hoặc hắt hơn

1.2 Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u

Ở người trưởng thành, nếu chảy máu mũi màu nâu đậm, hôi thì có thể đang gặp phải vấn đề nhiễm trùng xoang hay có khối u trong mũi. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám sớm bởi có nguy cơ biến chứng thành ung thư mũi xoang

1.3 Tăng huyết áp

Chảy máu mũi ở người lớn tuổi thường do nguyên nhân tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng cao kéo theo tăng áp lực thành mạch làm nứt vỡ thành mạnh. Ngoài chảy máu mũi, người bệnh có gặp phải các vấn đề như suy tim, bóc tách thành động mạch chủ hay xuất huyết đáy mắt gây mù lòa…

1.4 Thay đổi sinh lý

Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai hay phụ nữ có tiền sử bị tăng huyết áp.

1.5 Khí hậu quá khô

Những người có vách ngăn mũi bị lệch và vách ngăn hẹp nên khi không khi khô đi qua sẽ kích hắt hơi làm chảy máu mũi.

1.6 Thói quen ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một trong những thói quen xấu gây nên tình trạng chảy máu mũi

Ngoáy mũi thường xuyên có thể làm rụng lông mũi gây tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu khiến mũi bị chảy máu. Thói quen này cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi gây hại cho sức khỏe.

2. Xử trí chảy máu mũi như thế nào?

Khi bị chảy máu mũi, người bệnh nên nghiêng người về phía trước  để tránh máu chảy vào họng. Dùng ngón tay hoặc khăn bóp chặt cánh mũi giữ trong 10 phút để cầm máu. Nếu máu chảy xuống họng nên nhổ ra. Trong thời gian bóp chặt cánh mũi. Không nên xì mạnh hoặc thỉnh thoảng bỏ ra xem máu đã cầm chưa vì sẽ làm giảm hiệu quả.

Nếu máu vẫn chảy nhiều kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu quá 15 phút, cảm thấy khó thở, chảy máu kèm lẫn máu trong phân và nước tiểu, sốt cao…. thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất để được xử trí kịp thời.

3. Điều trị chảy máu mũi ở đâu?

Để điều trị tình trạng chảy máu mũi hiệu quả, các bạn cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao với hệ thống máy móc hiện đại. Và hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn tự hào là  lựa chọn “vàng” dành cho bạn.

Hàng ngàn bệnh nhân đã lựa chọn phãu thuật hẹp dây thanh quản tại Thu Cúc với vô vàn lợi ích nổi bật như:

– Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến như Đức, Singapore, Mỹ,…

– Đội ngũ y bác sĩ giàu y đức, dày kinh nghiệm, luôn tận tâm và chu đáo với bệnh nhân.

– Giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí với BHYT và BH Bảo Lãnh.

– Tận hưởng các tiện ích của mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại sang chảnh.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh lý tai mũi họng tin cậy được hàng ngàn khách hàng lựa chọn

Với những thông tin trên đây, nếu còn thắc mắc nào ngoài chảy máu mũi là biểu hiện bệnh gì, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Chảy máu mũi - Chớ coi thường!

SKĐS - Chảy máu mũi không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Là tai biến thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày.

Khoảng 60% số người trong chúng ta có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% phải đến bác sỹ. Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

1. Phân loại chảy máu mũi

Theo lượng máu chảy:

- Chảy máu nhẹ: Máu đỏ tươi nhỏ từng giọt, số lượng ít hơn 100ml, thường ở điểm mạch.

- Chảy máu vừa: Chảy thành dòng ra mũi hoặc xuống họng, số lượng từ 100 – 200ml.

- Chảy máu nặng: Máu chảy nhiều kéo dài, bệnh nhân có thể bị kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh huyết áp hạ, số lượng máu mất nhiều hơn 200 ml.

Theo vị trí chảy máu:

- Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: Chảy máu ít, tự cầm, thường do viêm, ngoáy mũi.

- Chảy máu mao mạch: Toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở bệnh nhân bị bệnh về máu.

- Chảy máu động mạch: Sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch bướm khẩu cái… chảy máu nhiều không tự cầm, thường chảy ở sâu và cao.

Chảy máu mũi hay gặp vào mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

2. Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Nguyên nhân tại mũi:

- Do viêm nhiễm tại chỗ: Viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi…

- Do khối u:

  • U lành tính: Polype mũi thể chảy máu [polype killian], u mạch máu, u xơ vòm mũi họng.
  • U ác tính: Ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi.

- Do chấn thương: Chấn thương vùng mũi, vùng hàm mặt, sọ não…

- Sau phẫu thuật tai mũi họng- hàm mặt.

Nguyên nhân toàn thân:

- Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng: Cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da…

- Bệnh về máu: Bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn…

- Bệnh tim mạch: Cao huyết áp, xơ động mạch

- Suy chức năng gan, thận, xơ gan

- Nội tiết: Chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai

- U tế bào ưa crome

- Rối loạn nội tiết tăng trưởng ở trẻ trai.

Vô căn:

Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn [không tìm thấy nguyên nhân]

  • Làm gì khi trẻ chảy máu mũi?

  • Đông y trị chảy máu mũi

3. Chẩn đoán chảy máu mũi

- Nội soi mũi xoang tìm điểm chảy máu.

- Xét nghiệm:

  • Công thức máu, máu chảy, máu đông
  • Chức năng đông máu toàn bộ
  • Công thức tiểu cầu
  • Chức năng gan
  • Huyết đồ, tuỷ đồ

Cần cầm máu trước khi sau đó mới tìm nguyên nhân chảy máu mũi.

4. Xử trí chảy máu mũi

Trước tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân.

Điều trị toàn thân:

- Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, nhổ máu ra.

- Truyền dịch, truyền máu khi có chỉ định.

- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Điều trị tại chỗ:

Cầm máu tại chỗ từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:

  • Đè ép cánh mũi: Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi 2 bên
  • Dung dịch cầm máu: Dùng bông có tẩm Otrivin, éphedrin 1%-3% đè lên chỗ chảy.
  • Nhét Mèche hoặc Mérocel, vật liệu cầm máu mũi trước hoặc mũi sau để cầm máu.
  • Đông điện, đốt điểm chảy máu dưới nội soi rất hiệu quả.
  • Nút động mạch: Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể nút chọn lọc các động mạch: cảnh ngoài, hàm trong, sàng trước, sàng sau.

Điều trị nguyên nhân:

Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị.

7 nguyên nhân khiến viêm gan nhanh chóng tiến triển thành xơ gan

SKĐS - Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm được chia thành 2 loại, cấp tính và mạn tính. Trong đó, thể viêm gan mạn tính nếu không được hỗ trợ cải thiện kịp thời có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.

Xem thêm video được quan tâm:

Những điều người cao tuổi cần nắm rõ trước và trong khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19


Video liên quan

Chủ Đề