Tại sao sao diêm vương biến mất

Sao Diêm Vương [Pluto] được các nhà Thiên văn học phát hiện ra vào năm 1930 và kể từ đó nó được liệt kê là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời cùng các hành tinh khác như Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Tuy nhiên vào năm 2005 khi các nhà Thiên Văn Học phát hiện ra Eris - Một thiên thể có kích thước lớn hơn cả Diêm Vương Tinh - hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời, và sau đó là những phát hiện về nhiều thiên thể khác cũng có kích thước tương tự Sao Diêm Vương thì lúc này định nghĩa rõ ràng về việc một thiên thể như thế nào thì mới được coi là một hành tinh đã trở nên rất cần thiết.

Định nghĩa hành tinh và lý do Sao Diêm Vương không còn là hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Vào năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế [IAU] đã đưa ra 1 định nghĩa mới về hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Qua đó, 1 thiên thể được coi là hành tinh chỉ khi nó đáp ứng được tất cả các yếu tố sau :

1. Có quỹ đạo quay quanh Mặt trời.

2. Đủ to lớn để có trọng lực riêng và có dạng hình cầu.

3. Làm sạch được vùng lân cận của riêng mình [Phải có khối lượng đủ lớn để hút toàn bộ hoặc đẩy văng mọi thiên thể nhỏ nằm trong quỹ đạo của nó].

Sao Diêm Vương đã không đáp ứng được điều kiện thứ 3 khi nó có khối lượng không đủ lớn để có thể hút hoặc đẩy mọi thiên thể nhỏ nằm trong quỹ đạo của mình. Do đó Diêm Vương Tinh đã bị loại khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời và bị "giáng xuống" thành Hành Tinh Lùn.

Kể từ đó đến nay, hệ mặt trời chỉ còn lại 8 hành tinh đó là : Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.Như vậy, Sao Hải Vương đã trở thành hành tinh nằm cách xa mặt trời nhất trong những hành tinh thuộc hệ mặt trời của chúng ta.

Quá trình khám phá trái đất và vũ trụ giúp giải mã nhiều bí ẩn của tự nhiên mà con người muốn biết, và đây là một trong những khám phá lớn của các nhà Thiên văn học về Hệ Mặt Trời trong thế kỷ XXI này.

Chủ đề chính: #Sao_Diêm_Vương

#Sao_Diêm_Vương #Hệ_Mặt_Trời #Hành_Tinh #Hành_Tinh_Lùn #thiên_văn_học

Tới nửa đầu năm 2006, mọi người vẫn quan niệm Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Tuy nhiên, Hiệp hội thiên văn quốc tế [IAU] sau khi nhóm họp đã quyết định loại Sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời và định nghĩa lại thiên thể này là một hành tinh lùn.
 


 

Nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên Sao Diêm Vương là gì?

Được phát hiện vào năm 1930 bởi Clyde Tombaugh ở Đài quan sát Lowell tại Flagstaff, Arizona, Hoa Kỳ, Sao Diêm Vương nhanh chóng được công nhận là hành tinh thứ 9 thuộc Hệ Mặt Trời. Những nhân viên ở Đài quan sát Lowell được quyền đặt tên cho hành tinh này. Và ngày 24 tháng 3 năm 1930, sau một cuộc bỏ phiếu họ đã định danh cho hành tinh là 134340 Pluto hay “Pluto” theo gợi ý của cô bé 11 tuổi Venetia Burney đang học ở Oxford. Cô bé cho rằng hành tinh lạnh lẽo và u tối này rất thích hợp trở thành nơi ở của vị thần cai quản địa ngục Pluto trong thần thoại La Mã.

Tại Nhật Bản, một tờ báo đã đề nghị phiên dịch tên của hành tinh là Minh Vương [tên gọi của Diêm Ma La Già - Chúa tể địa ngục trong Phật giáo]. Trung Quốc cũng gọi tên hành tinh này là Minh Vương tinh. Tuy nhiên, khi được đưa vào Việt Nam, do trong tiếng Hán - Việt Minh Vương cũng có nghĩa là vị vua sáng suốt nên chúng ta đã sử dụng Diêm Vương [gọi tắt của Diêm Ma La Già] để thay thế. Từ đó, cái tên Diêm Vương Tinh hay Sao Diêm Vương ra đời.
 

Vì sao Sao Diêm Vương bị loại khỏi các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Từ khi được phát hiện đến hơn 70 năm sau, vào nửa đầu năm 2006 mọi người vẫn công nhận là Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Mặc dù hành tinh thứ 9 này có kích thước, khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh còn lại đồng thời quỹ đạo của nó cũng hoàn toàn khác biệt. Trong khi các hành tinh khác có quỹ đạo gần tròn và gần như nằm trên cùng một mặt phẳng thì Sao Diêm Vương lại có quỹ đạo hình elip dẹt và nằm trên một mặt phẳng khác hẳn. Khoảng cách lúc thiên thể này xa Mặt Trời nhất là 49 AU [đơn vị thiên văn, 1AU là một lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời] tuy nhiên lúc gần nhất nó lại chỉ là 30 AU, tức là gần hơn cả sao Hải Vương. Mặc dù vậy, do có quỹ đạo độc lập và to hơn nhiều so với các tiểu hành tinh đã được phát hiện nên Sao Diêm Vương vẫn được coi là một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời trong nhiều năm.
 

Quỹ đạo của Sao Diêm Vương [Pluto] khác hẳn so với quỹ đạo các hành tinh còn lại
 

Khúc mắc bắt đầu nảy sinh khi vào đầu năm 2005, các nhà thiên văn học quan sát được Eris - Thiên thể 2003 UB313. Eris nằm cùng quỹ đạo, có kích thước tương đương và khối lượng thậm chí còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương. Rõ ràng nếu Sao Diêm Vương là hành tinh thì Eris cũng phải là hành tinh. Đồng thời một số thiên thể có kích thước nhỏ hơn một chút cũng sẽ là hành tinh. Để giải quyết, Hiệp hội thiên văn quốc tế [IAU] đã tổ chức một cuộc họp ở Prague, Cộng hoà Séc vào ngày 24 tháng 8 năm 2006. Ở đây, 3.000 nhà thiên văn học đã tổ chức bỏ phiếu để quyết định xem sẽ loại Sao Diêm Vương ra khỏi danh sách hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời hay công nhận cả Eris và Ceres [tiểu hành tinh lớn nhất có kích thước gần tương đương với Sao Diêm Vương thuộc vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Mộc và Sao hoả] là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời.

Kết quả như mọi người đã biết, Sao Diêm Vương bị loại và Hệ Mặt Trời chỉ còn lại 8 hành tinh thay vì 9 như trước kia. Ngoài ra, IAU cũng đã đưa ra quy định chung để xác định xem một thiên thể có phải là hành tinh hay không. Cụ thể:

- Có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn dư sao.

- Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó thắng được cường độ của vật chất khiến cho thiên thể có hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh [nguyên nhân các hành tinh có dạng cầu hoặc cận cầu].

- Chiếm ưu thế tuyệt đối về khối lượng so với các thiên thể khác trong cùng một quỹ đạo [thiên thể đó có khối lượng lớn hơn rất nhiều lần so với tổng khối lượng các thiên thể còn lại].

Như vậy, có thể thấy mặc dù Sao Diêm Vương đáp ứng được hai điều kiện đầu tiên nhưng nó lại không đáp ứng được yêu cầu thứ ba. Khối lượng của nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng khối lượng các thiên thể nằm trong cùng một quỹ đạo [cần biết rằng Trái Đất có khối lượng lớn hơn 1,7 triệu lần so với tổng khối lượng các thiên thể còn lại nằm trong cùng quỹ đạo]. Hội nghị cũng đã quyết định là Sao Diêm Vương sẽ thuộc vào một nhóm mới - Hành tinh lùn.
 

Hành tinh lùn là gì?

Được đưa ra trong hội nghị ngày 24 tháng 8, hành tinh lùn là khái niệm dùng để phân loại các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Theo đó, một hành tinh lùn sẽ có các điều kiện sau:

- Có quỹ đạo quanh Mặt Trời.

- Có khối lượng đủ lớn để tạo nên hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh.

- Có những vật thể khác nằm trên quỹ đạo chưa được dọn sạch

- Không phải là vệ tinh tự nhiên của một hành tinh hay các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời.
 

Kích thước Trái Đất so với các hành tinh lùn và vệ tinh của chúng
 

Cũng trong hội nghị, IAU đã quy định mọi vật thể trong Hệ Mặt Trời sẽ được xếp vào 3 nhóm là hành tinh hành, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời. Như vậy, trong các tiểu hành tinh trước đây, có 5 thiên thể trở thành hành tinh lùn là Sao Diêm Vương, Ceres, Eris, Makemake, Haumea. Các tiểu hành tinh còn lại trở thành vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.

Trên đây là những thông tin để lý giải nguyên nhân vì sao Sao Diêm Vương bị loại khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời đồng thời trở thành một hành tinh lùn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức thiên văn học thú vị và hữu ích về các thiên thể trong Hệ Mặt Trời, nơi Trái Đất của chúng ta tồn tại.

Sao Diêm Vương [Pluto] hay Diêm Vương tinh [định danh hành tinh vi hình: 134340 Pluto] là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời [sau Eris] và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời.

Sao Diêm Vương [
]

Bán cầu Bắc của Sao Diêm Vương có màu sắc thực, được chụp bởi tàu thăm dò New Horizons của NASA vào năm 2015[a]

Khám pháKhám phá bởiClyde W. TombaughNơi khám pháĐài thiên văn LowellNgày phát hiện18 tháng 2 năm 1930Tên định danh

Tên định danh

[134340] PlutoPhiên âm/ˈplt/ [
nghe
 [trợ giúp·thông tin]
]

Đặt tên theo

Pluto

Danh mục tiểu hành tinh

  • Hành tinh lùn
  • Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương
  • Plutoid
  • Vành đai Kuiper
  • Plutino

Tính từPlutonianĐặc trưng quỹ đạo[4][b]Kỷ nguyên J2000Điểm viễn nhật

  • 49,305 AU
  • [7,37593 tỷ km]

  • tháng 2, 2114
Điểm cận nhật

  • 29,658 AU
  • [4,43682 tỷ km][1]
  • 5 tháng 9 năm 1989[2]

Bán trục lớn

  • 39,482 AU
  • [5,90638 tỷ km]

Độ lệch tâm0,2488

Chu kỳ quỹ đạo

  • 247,94 năm[1]
  • 90.560 ngày[1]
  • 14.164,4 ngày Sao Diêm Vương[3]

Chu kỳ giao hội

366,73 ngày[1]

Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình

4,67 km/s[1]

Độ bất thường trung bình

14,53 độĐộ nghiêng quỹ đạo
  • 17,16° so với mặt phẳng hoàng đạo
    11,88° so với xích đạo Mặt Trời

Kinh độ điểm mọc

110,299°

Góc cận điểm

113,834°Vệ tinh đã biết5Đặc trưng vật lý

Bán kính trung bình

  • 1.188,3 ± 0,8 km

[5]
  • 0,1868 Trái Đất
Độ dẹt

Chủ Đề