Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh nghĩa là gì

Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

Câu hỏi: Khai dân trí chấn dân khí hậu dân sinh là câu nói của ai?

A. Phan Bội Châu

B. Phan Đình Giót

C. Phan Châu Trinh

D. Huỳnh Thúc Kháng

Lời giải: 

Đáp án: C

“Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là câu nói của Phan Châu Trinh

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cụ Phan Châu Trinh nhé!

1. Xuất thân của Phan Châu Trinh

Phan Chu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ [nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh], tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.

Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá [Tiên Phước] phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.

Mẹ ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất[2], ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và Phạm Liệu.

2. Sự nghiệp và cuộc đời:

Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau [1901], triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão [1903] thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.

Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật.

Năm 1887 ông bí mật sang Nhật, gặp Phan Bội Châu trao đổi ý kiến về việc giải phóng đất nước khỏi sự cai trị của thực dân Pháp. Ông là người có học vấn, lại tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng canh tân và đọc được các tân thư.
Năm 1905, ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng [cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904] làm một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Đến Bình Định, gặp kỳ khảo hạch thường niên của tỉnh, ba ông lẩn vào các khóa sinh. Vào trường thi, Phan Châu Trinh làm một bài thơ, còn hai bạn thì làm chung một bài phú. Cả ba đều ký tên giả là Đào Mộng Giác. Nội dung bài không theo đầu đề, mà chỉ kêu gọi sĩ tử đang đắm đuối trong khoa trường và danh lợi, hãy tỉnh dậy lo giải phóng giống nòi khỏi cảnh lao khổ.

Các tỉnh quan Nam triều hoảng sợ, đem bài trình cho viên Công sứ Pháp, đồng thời ra lệnh truy tìm tác giả, nhưng ba ông đã rời khỏi Bình Định, tiếp tục đi vào các tỉnh phía Nam Trung Kỳ. Trên đường đi, ba ông lần lượt kết giao với Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và hai con trai của danh sĩ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh.

Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng ông thấy phong trào này khó có thể tồn tại lâu dài.
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông [Trung Quốc] gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây [trong số đó có Lương Khải Siêu] và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.

Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán [quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư] cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ quân chủ chuyên chế thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. 

Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa - tâm lý - tính cách - tư duy - tập quán của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam bằng cách khuyến khích cải cách giáo dục [bỏ lối học từ chương, xóa mù chữ bằng cách phát động phong trào học Quốc ngữ], mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán [cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay]....

Bị giam lần thứ nhất

Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt.

Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế và Nam triều đều muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kết ông án "trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên" [nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về], rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.

Năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.

Sang Pháp, bị giam lần thứ hai.

Sang Pháp, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 [thường gọi là Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký].

Sau đó, ông còn lên tiếng tố cáo tình trạng các tù nhân ở Côn Lôn bị đối xử tồi tệ, và nhờ Liên minh cầm quyền, Đảng Xã hội Pháp can thiệp nhằm giảm án cho các đồng chí của mình. Ông cũng đã tiếp xúc nhiều lần với những nhân vật cao cấp ở Bộ Thuộc địa, với Albert Sarraut [sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương] để đưa ra những dự án cải tổ nền chính trị ở Việt Nam nhưng không có kết quả, vì lúc này thế lực của thực dân hãy còn đang mạnh. Trong khoảng thời gian này, ông viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam.

Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ. Sau khi ra tù, Phan Châu Trinh đã soạn tuyển tập thơ Santé thi tập với hơn 200 bài thơ ông sáng tác trong tù.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang.

Thấy hoạt động ở Pháp không thu được kết quả gì, đã nhiều lần ông yêu cầu chính phủ Pháp cho ông trở về quê hương, nhưng đều không được chấp thuận. Mãi đến năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp mới cho phép ông về nước. Khoảng thời gian này, ông viết cuốn Đông Dương chính trị luận.

Về nước rồi qua đời.

Mộ Phan Châu Trinh tại Tân Bình, Thành phố Hồ Chí MinhNgày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa ông về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu[10] của cha mình là ông Nguyễn An Khương. Ở đây mấy ngày, thì ông về ở tại nhà riêng của ông Khương ở Mỹ Hòa[11] để tiện việc tiếp đón bạn bè đến thăm và trao đổi công việc, đồng thời cũng để tiện cho ông Nguyễn An Cư [chú của ông Ninh, một lương y nổi tiếng] chăm sóc sức khỏe.

Tuy bị bệnh nhưng Phan Châu Trinh cố gắng diễn thuyết thêm hai đề tài là Ðạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Hai bài này đã có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ tại Sài Gòn, trong đó có Tạ Thu Thâu.

Có vẻ như nó đi từ "Ý Thức" đến "Vật Chất", nhưng không phải.

Khi "DÂN TRÍ" được khai mở, hanh thông, phát triển... thì sẽ vun bồi cho "DÂN KHÍ" được chấn hưng, hùng vượng, hài hòa... Từ đó, theo nguyên lý "Hạ Tầng Cơ Sở nào thì sẽ sản sinh ra Thượng Tầng Kiến Trúc đó, Quần Chúng nào thì sẽ sản sinh ra Chính Quyền đó", chính quyền mới sẽ được thành lập, có nhiệm vụ hậu thuẫn, hỗ trợ, thúc đẩy... "DÂN SINH".

Xã hội Việt Nam đã và đang đi theo chiều ngược lại...

Đất nước đã im tiếng súng được mấy chục năm, nhưng chính quyền vẫn còn sa lầy "kiên định" trong những "kim chỉ nam", "hòn đá tảng" ấu trĩ, chủ quan, phản khoa học... không hậu thuẫn, hỗ trợ, thúc đẩy... được "Dân Sinh".

Tuy nhiên, mặc dù bị kiềm hãm bởi "kinh tế chính trị Mác-Lê", "Dân Sinh" vẫn phải phát triển theo những quy luật khách quan của kinh tế thị trường, như thời kỳ "tư bản hoang dã"... Người dân đã phải làm ăn theo những phương cách "mánh khóe" thiếu minh bạch, chạy theo những cơ hội "ăn xổi ở thì" thiếu bền vững, dựa vào "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ" hơn là trí tuệ, tài năng và thực lực, vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân của một cơ chế quan liêu, cửa quyền, tham nhũng...

Hậu quả là từ đó sản sinh ra những tầng lớp "nhà giàu mới" hãnh tiến trơ trẽn, "tư sản đỏ" hèn hạ hênh hoang, "trọc phú" bần tiện điếm đàng, "trưởng giả học làm sang" kệch cởm lai căng, "đại gia thiếu gia nhất thân nhì thế" dốt nát trơ tráo hoang đàng phách lối... vv...; đồng thời cũng sản sinh ra những tầng lớp "bần cố nông mới" bị mất đất đai canh tác phải khiếu kiện triền miên bị đàn áp bất công, tầng lớp "dân nghèo thành thị mới" xuất thân từ nông thôn bị chèn ép bóc lột..., mang tâm lý bất an, khiếp nhược, uất ức..., sẵn sàng nhẫn tâm, manh động, bạo loạn... vv...

Hẳn nhiên, những trạng thái đó chính là "Dân Khí", nhưng đó là một thứ "Dân Khí" không hề lành mạnh...

Hậu quả tiếp theo là tri thức trở thành vô dụng, cho nên tầng lớp Trí Thức [nếu có] bị xem nhẹ, không thể đóng góp năng lực, gây ra "lãng phí chất xám", "chảy máu chất xám"..., khiến cho "Dân Trí" ngày càng bị bưng bít, bế tắc, suy vi...

Xã hội Việt Nam, dưới một cơ chế "toàn trị", nhìn bề ngoài có vẻ "ổn định", nhưng bên trong đầy "bất ổn". "QUYỀN LỰC CỦA KẺ KHÔNG QUYỀN LỰC" CỦA VÁCLAV HAVEL diễn giải cho chúng ta thấy cơ chế "toàn trị" gây nên cái ảo tưởng về một xã hội có hiện tượng "ổn định" vững chắc của bê-tông, nhưng bản chất lại là sự "bất ổn" rệu rã của giấy bồi, vì bị xây dựng trên nền tảng "dối trá". Người dân bị buộc phải chấp nhận cơ chế "sống trong dối trá", rồi bản thân phải "sống trong dối trá" triền miên để có thể tồn tại, dần dần trở thành một bộ phận cấu thành của cơ chế "sống trong dối trá"...

Sự "ổn định" dựa trên "dối trá" này như là một màn biểu diễn sự thăng bằng dựa trên một chiếc lông chim, nó lơ lững nên có thể tránh thoát được sự sụp đổ do Hiệu Ứng Domino từ Đông Âu, nhưng khó tránh thoát được Hiệu Ứng Cánh Bướm từ khắp nơi trên thế giới... Chỉ cần vài nhịp đập của cánh bướm "sự thật", sẽ có thể gây nên hiệu ứng cộng hưởng thổi bay đi chiếc lông chim "dối trá", khiến sự thăng bằng "ổn định" sụp đổ...

Sụp đổ tất gây hỗn loạn, điều đó có thực sự là cần thiết cho Việt Nam!? Với "Dân Trí" và "Dân Khí" như đã trình bày ở trên, liệu bạo loạn tàn khốc có không xảy ra!? Người dân hiện nay đã đánh đến chết và thiêu xác kẻ trộm chó chỉ vì một vài con chó, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu họ chợt nhận ra rằng họ đã bị "trộm" mất quá nhiều thứ còn quý giá hơn vài con chó gấp hàng triệu triệu lần...!?!...

Cuộc đời vốn "Vô Thường", không có điều gì có thể thường hằng bất biến, "sống mãi muôn năm", phúc - họa, an - nguy, tồn - vong, trị - loạn, thăng - trầm, hưng - phế... nối tiếp nhau như hình với bóng, như nhân với quả...

"Phúc trung hữu họa, họa trung hữu phúc"! Trong phúc có họa, trong họa có phúc!

"Cư an tư nguy, cư trị bất vong loạn"! Đang lúc bình an phải biết lo nghĩ đến những lúc hiểm nguy, đang thời bình trị không được quên thời họa loạn!

Những người cầm quyền, nếu biết xây dựng một nhà nước pháp quyền lành mạnh, xét xử công minh theo những chuẩn tắc của luật pháp, thì đến khi thời thế đổi thay, cũng sẽ được hậu thế xét xử công minh theo những chuẩn tắc của luật pháp; còn nếu dùng "luật rừng" để xét xử, dựa vào bọn "côn đồ du đảng" để đối xử, thì đến khi thời thế đổi thay, cũng sẽ bị xét xử bằng "luật rừng", bị đối xử theo kiểu của "côn đồ du đảng"...

Một chính quyền biết KHAI DÂN TRÍ, kết quả là làm cho người dân trở nên VĂN MINH, rồi nếu có bị sụp đổ vì chính sự KHAI DÂN TRÍ ấy, chắc chắn sẽ được người dân đối xử một cách VĂN MINH. Chính quyền ấy dù sao cũng được hưởng cái kết quả của quá trình KHAI DÂN TRÍ.

Một chính quyền chỉ biết NGU DÂN, hậu quả là khiến cho người dân trở nên DÃ MAN, rồi nếu có bị sụp đổ vì chính sự NGU DÂN ấy, chắc chắn sẽ bị người dân đối xử một cách DÃ MAN. Chính quyền ấy buộc phải lãnh cái hậu quả của quá trình NGU DÂN.

Đó là luật NHÂN - QUẢ: "Ác Giả Ác Báo, Thiện Giả Thiện Lai"! "Gieo Nhân Nào Gặt Quả Ấy"! "Gieo Nhân Lành Gặt Lấy Quả Vui"! "Gieo Gió Gặt Bão"!...

Cặp phạm trù NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT / HẬU QUẢ của Triết Học Duy Vật Biện Chứng cũng không nói khác - "Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính Nhân Quả" - Friedrich Engels.

Tôi không tin là những người cộng sản, ít nhất đã học qua lớp "sơ cấp chính trị", lại không hiểu được những Quy Luật Duy Vật Biện Chứng Khách Quan này, ngoại trừ là bằng "sơ cấp chính trị" dỏm, giả...

NGU DÂN, khiến dân trí "u mê ám chướng", không còn biết "nhìn xa trông rộng", "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào"...; "an phận thủ thường", "thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu"...; phó mặc mọi chuyện "để đảng và nhà nước lo", không còn ham muốn phấn đấu, thay đổi... Điều đó có thể tạo ra một xã hội có hiện tượng bên ngoài có vẻ "yên bình", "ổn định", nhưng bản chất bên trong lại là một tình trạng lạc hậu, tối tăm, ẩn chứa đầy những dục vọng thấp kém bị kiềm nén, những tội ác man rợ chực bùng lên...

Quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người là bất cứ triều đại, chế độ nào cũng chẳng thể "vạn tuế", "muôn năm", "sống mãi"... được, mà sẽ phải thay đổi.

Dù người dân có u mê, an phận, phó mặc... "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa" đến mấy đi nữa, thì đến một lúc nào đó, quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người vẫn sẽ đến...

Nhưng,

Nếu DÂN TRÍ cao, thì sự thay đổi sẽ diễn ra tiệm tiến trong ôn hòa, êm thắm, nhân bản, nhân văn..., với tình tương thân, tương ái, độ lượng, khoan dung...

Nếu DÂN TRÍ thấp, thì sự thay đổi sẽ diễn ra đột biến trong bạo lực, bùng nổ, phi nghĩa, phi nhân..., với những cuộc trả thù hèn hạ, nhục hình man rợ, tàn sát đẫm máu... mà "bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa" chỉ là một cách nói giảm nhẹ, trong lịch sử, vua Lý Huệ Tông dù đã "ra quét chùa" vẫn còn bị "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc"...

Ngoài ra,

Giữ vững một quyền lực cai trị độc tài đối với một dân tộc ngu dốt là một việc làm khá dễ dàng!

Nhưng,

Xây dựng một đất nước giàu mạnh vững bền từ một dân tộc ngu dốt là một việc làm rất khó khăn, nếu không muốn nói là "bất khả thi"!

Chuyện có nên KHAI DÂN TRÍ hay không, là chuyện những kẻ cai trị cần phải hiểu biết những điều trên để cân nhắc và chọn lựa!!!

Để tránh những hậu quả tàn khốc của sự sụp đổ, xã hội Việt Nam cần đi đúng trình tự của con đường Duy Tân: "KHAI DÂN TRÍ - CHẤN DÂN KHÍ - HẬU DÂN SINH"!

Một cảnh báo nghiêm khắc và khẩn thiết là xã hội Việt Nam đang bị băng hoại với tốc độ nhanh hơn sự giữ gìn và bồi đắp!

"Học" để "KHAI DÂN TRÍ" phải là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam, đối với chính bản thân mình và đối với xã hội!

"Viết" sẽ là một phương cách tốt.

Mọi người đều có thể "Viết" được!

Trai gái già trẻ đều có thể "Viết" được!

Như học giả Nguyễn Hiến Lê từng tâm sự trong Hồi Ký, khi cụ không biết, và muốn "Học", về một điều gì, thì cụ bèn... "Viết" một cuốn sách về điều đó. Khi viết sách, đương nhiên phải tra cứu rất rộng, rất sâu, nghiền ngẫm, chắt lọc..., và khi cuốn sách hoàn thành, cụ đã trở nên khá am tường về cái điều mà trước kia cụ không / chưa biết rõ, thậm chí không / chưa hề biết. Cho nên, "Viết" sách, đối với cụ, trước tiên là để tự "Học", sau mới là giúp cho cái sự "Học" của người khác...

---

Hồi nhỏ, tôi là đứa chỉ biết có một con đường từ nhà tới trường, từ trường về nhà, học bài làm bài xong cũng chỉ biết ru rú ở trong nhà nhai sách nọ sách kia... Lớn lên, ngẫm lại thấy kỳ, chợt nổi máu... giang hồ, một mình lang bạt Bắc Trung Nam, lên rừng xuống biển...

Nhưng nếu có ai hỏi tôi ra Bắc đã ăn bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng... chưa; về Trung đã ăn bánh nậm Đông Ba, bánh khoái Thượng Tứ... chưa; vô Nam đã ăn lẫu mắm Sóc Trăng, chuột đồng Cao Lãnh... chưa; lên rừng đã ăn cà xóc, heo mọi... chưa; xuống biển đã ăn chả đẻn, gỏi sứa... chưa... vv...!? Tôi... ngớ ngẫn... Đọc sách thấy mấy bác Tản Đà, Nguyễn Tuân sành ăn, thấy cũng thèm muốn, mà sao mình không có cái thú ẩm thực đó.

Lại có người hỏi tôi đi một mình vậy không thấy buồn sao!? Tôi... cũng ngớ ngẫn... Sau ngẫm lại, thấy mình đi đâu cũng cứ miên man ngẫm ngợi về mấy thứ tai nghe mắt thấy trên đường, có rảnh đâu mà thấy buồn!?

Đi đâu, tôi cũng nghiêng ngó quan sát cảm nhận từ lời ăn tiếng nói, nết ăn nết ở, công ăn việc làm, đất lề quê thói..., và thấy dân mình cũng còn "thuần phác" lắm, đó là một vốn quý để xây dựng một xã hội tốt đẹp!

Nhưng cái sự "thuần phác" ấy dường như còn thuần cảm tính, thiếu kiến thức của học vấn, thiếu lý tính của tri thức, để có thể trở thành một nền Dân Trí vững bền, lành mạnh...

Đọc Lão Tử, thấy ông đề cao tính "tự nhiên thuần phác", "tuyệt thánh khí trí", "ích học tổn đạo"..., chẳng qua là do ông muốn chống lại cái "hữu vi" của xã hội Tàu thời Chiến Quốc phân tranh, Tiên Tần đại loạn, nên mới đề ra thuyết "vô vi" để đối trọng lại mà thôi, mà rồi lại trở thành "cực hữu vi"... Và Đạo Đức Kinh của ông đã trở thành một triết thuyết để ngẫm ngợi suy tư, một giáo lý tôn giáo để tồn tâm dưỡng tánh, chứ không thể trở thành một kế sách an dân trị quốc...

Dân mình "thuần phác", và dân ở nông thôn "thuần phác" hơn dân ở thành thị, nhưng nếu để ý kỹ, sẽ thấy nông dân bao giờ cũng dễ bị tha hóa hơn thị dân, mà điều nguy hại nhứt là không hề tự ý thức được về sự tha hóa đó!

Nếu gần gũi lâu ngày, sẽ thấy nông dân "thuần phác" chẳng qua vì là giai tầng thấp nhất trong xã hội, chịu nhiều chèn ép nên hầu như không có điều kiện, môi trường để làm ác đó thôi.

Xưa nay, nông dân luôn bị lợi dụng để làm "thành phần cơ bản", "lực lượng nòng cốt" trong các cuộc khởi loạn, các đội quân nông dân bần cùng vẫn thường "chiến thắng" các đội quân quý tộc trí thức do một khi cảm tính ác tự nhiên bị bộc phát mà không có lý tính thiện tri thức kiềm chế thì sẽ trở nên vô cùng cuồng nộ và hung hãn, gây nên những tội ác cực kỳ man rợ...

Nông dân có thể "trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ", "đấu tố", "diệt chủng"... vv... một cách "nhiệt tình", "hăng hái", "hồ hởi"...

Nông dân có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng vật nuôi... vv... một cách "hồn nhiên", "an nhiên"...

Nông dân có thể đâm chém để bảo vệ gái làng, gài bẫy điện quanh ruộng rẫy để đề phòng ăn trộm, đánh chết kẻ trộm chó... vv... một cách "vô tư"...

Nông dân có thể "chém lợn", "đập trâu", "cướp có văn hóa"... vv... một cách "bình thường"...

... vv...

Thị dân cũng có thể làm những việc đó, nhưng với ít nhiều dè dặt, trăn trở, băn khoăn..., tùy thuộc vô mặt bằng Dân Trí chung của toàn Dân Tộc...

Xuyên suốt lịch sử nhân loại, các cuộc khởi loạn do nông dân lãnh đạo thường chỉ là "thay vị đổi ngôi", "bình mới rượu cũ", ít khi làm thay đổi sâu sắc được tận gốc rễ cái cũ để thay thế bằng một cái mới tiến bộ hơn theo đúng định nghĩa của từ "Cách Mạng".

Nông dân, hay những người có tính cách "nông dân", mang suy nghĩ "nông dân", chỉ có thể làm những cuộc "khởi loạn", không bao giờ có thể làm được những cuộc "cách mạng"!

Nông dân, hay những người có tính cách "nông dân", mang suy nghĩ "nông dân", sau khi "khởi loạn" xong, chỉ có thể thay thế xích xiềng này bằng xích xiềng khác, không cũ không mới!

...

Càng ngẫm, càng thấy con đường "KHAI DÂN TRÍ - CHÂN DÂN KHÍ - HẬU DÂN SINH" của Chí Sĩ Phan Chu Trinh là đi theo một tiến trình đúng đắn, nếu không theo đúng tiến trình này thì mọi sự thay đổi chỉ là "Dịch Chủ Tái Nô"!

Có câu:

* Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý - Khổng Tử

* Kẻ dốt khẳng định, người thông thái nghi ngờ, nhà hiền triết suy nghĩ - Aristote.

* Những kẻ cứ làm mà không cần học vấn chẳng khác nào người thủy thủ đi trên chiếc tàu không bánh lái, không la bàn và cũng chẳng biết rằng họ sẽ đi đâu - Leonardo De Vinci.

Để có thể đạt đến "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" thực sự, mỗi Công Dân Việt Nam đều phải tự KHAI DÂN TRÍ cho mình, và KHAI DÂN TRÍ cho nhau, để toàn thể Dân Tộc Việt Nam có một nền DÂN TRÍ vững bền, lành mạnh...!!!...

---

Thời còn đi học, tôi cũng bình thường như bao học sinh khác, không quá "xuất sắc", cũng chẳng quá "cá biệt", chỉ tầm tầm là một học sinh "trung bình", "tiên tiến"... Khi được học: "Việt Nam là nước thuộc thế giới thứ ba", thì tôi cũng cứ vô tư học thuộc lòng như vậy, trả bài như vậy, làm bài kiểm tra như vậy, đi thi như vậy..., rồi lên lớp đều đều...

Sau này, lớn hơn, đọc lung tung, trò chuyện bâng quơ, tình cờ mới được biết "thế giới thứ ba" là cụm từ giảm nhẹ dùng để chỉ các nước "kém phát triển", mà nói một cách thẳng thắn là các nước "đói nghèo", "lạc hậu" - nói một cách thẳng thừng là "nhược tiểu"...

Từ đó, tôi mới bắt đầu thắc mắc, ưu tư, dằn vặt...

Nếu các bạn khen tôi viết nhiều, viết hay, xin các bạn hãy hiểu cho rằng: tôi chẳng có gì hay hơn các bạn cả, tất cả chỉ là do nỗi thắc mắc, ưu tư, dằn vặt... về cái thân phận "nhược tiểu" của Dân Tộc Việt Nam, Đất Nước Việt Nam!!!

Nói như vậy để thấy rằng: các bạn hoàn toàn có thể viết nhiều, viết hay như tôi, hơn tôi, nếu các bạn cũng có nỗi thắc mắc, ưu tư, dằn vặt... về cái thân phận "nhược tiểu" của Dân Tộc Việt Nam, Đất Nước Việt Nam!!!

Hiện nay,

DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT DÂN TỘC "NHƯỢC TIỂU", ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT ĐẤT NƯỚC "NHƯỢC TIỂU"!!!

Đó là một thực tế, một thực trạng hiển nhiên không thể chối cãi, phủ nhận!

Một nền giáo dục "mị dân", "ngu dân" đã dùng những "uyển ngữ", những cách nói quanh co giảm nhẹ, để làm cho học sinh mù mờ, mơ hồ, không biết hay quên đi cái thân phận thấp kém "nhược tiểu" của Dân Tộc, Đất Nước, chỉ còn lại những "mỹ từ" bóng bẩy "lạc quan", "tự hào" về những "vinh quang", "vĩ đại", "thần thánh", "vô địch", "muôn năm", "sống mãi", "dân chủ vạn lần", "nhân quyền hơn hẳn", "hạnh phúc nhất nhì"... vv... và... vv...

Tất cả đã bị "vo tròn bóp méo", "tô hồng bôi đen", lấp liếm che đậy khiến cho sai lệch, thậm chí dối trá ngược hẳn lại với sự thật, thậm chí nói không thành có, nói có thành không...!...

Được / bị đào tạo, "là học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa" [ một "sáo ngữ" nhan nhản trong các bài văn của học sinh, trong đó có tôi ], người Việt Nam đã quá thừa thải, thừa mứa những "lạc quan tếu", "tự hào hão" về những điều sai sự thật, thậm chí hoàn toàn không có thật...

Hãy nhìn lại quá khứ!!!

Hãy nhìn thẳng hiện tại!!!

Mới có thể đi đến tương lai, một tương lai sáng lạn và bền vững!!!

Đừng sa vào điều này:

* "Sometimes people don't want to hear the truth because they don't want their illusions destroyed" - Nietzsche.

Đôi khi người ta không muốn nghe sự thật bởi vì họ không muốn ảo tưởng của họ bị phá hủy.

Mà hãy hiểu điều này:

* "A nation that has its own shame of being a nation is about to turn his greatness"- Johann Wolfgang von Goethe.

Một dân tộc biết tự co mình về sự xấu hổ là một dân tộc sắp bật mình đến sự vĩ đại.

Những câu nói sau đây rất cần được suy ngẫm:

* "In the long run every Government is the exact symbol of its People, with their wisdom and unwisdom; we have to say: Like People like Government" - Thomas Carlyle.

Trong một khoảng thời gian dài thì Chính Quyền là biểu tượng chính xác của Dân Chúng trong xã hội mà nó cai trị, với sự khôn ngoan cũng như sự dốt nát của chính họ; chúng ta cần phải nói rằng: Dân Chúng nào thì Chính Quyền đó.

* "A Society of Sheep must in time beget a Government of Wolves" - Bertrand de Jouvenal.

Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói.

* "La faiblesse des gouvernés produit des gouvernants mediocre" - Lưu Hiểu Ba.

Sự kém cỏi của những người bị trị đã sản sinh ra những người cầm quyền tồi tệ.

Video liên quan

Chủ Đề