Lì xì ở Hàn Quốc Có tên gọi là gì

Từ lâu, Tết đến không chỉ có bánh chưng xanh, đôi câu đối hay quả dưa hấu đỏ mà Tết còn chỉ thực sự về khi có những bao lì xì xinh xắn chứa đựng may mắn và bình an mà người tặng muốn trao cho người nhận. Lì xì hay tặng tiền mừng tuổi đầu năm là một phong tục phổ biến ở các nước đón tết nguyên đán. Tuy nhiên với mỗi quốc gia, phong tục này lại có ý nghĩa và nét riêng biệt.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, phong bao lì xì được gọi là “Hongbao”. Đúng như tên gọi, người dân sẽ dùng những chiếc phong bì màu đỏ để đựng tiền bên trong bởi họ quan niệm màu đỏ là biểu tượng của sự hạnh phúc và may mắn. Người dân Trung Quốc không bao giờ đặt số tiền có mệnh giá liên quan đến số 4 vì con số này được coi là không may mắn. Họ còn có thói quen mang theo bao lì xì trong suốt 16 ngày đầu năm mới. Họ không bao giờ nhận lì xì bằng một tay, cũng không mở nó ra ngay trước mặt người tặng mà thường để dưới gối khoảng 1 tuần mới mở ra.

Việt Nam

Tại Việt Nam, lì xì hay mừng tuổi có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới. Bên cạnh đó, người Việt còn có lệ đặt tiền lẻ trong phong bao lì xì với ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều. Ngày nay, tục mừng tuổi ở Việt Nam đã cởi mở hơn, không chỉ là tặng cho trẻ còn mà còn mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà để cầu mong sự may mắn, sức khỏe, bình an.

Khi dành tặng nhau những phong bao lì xì, người Việt thường có thói quen gửi tặng kèm những lời chúc như “An khang thịnh vượng”, “Sống lâu trăm tuổi”, “Vạn sự như ý”... với mong muốn người nhận lì xì sẽ có một năm mới thịnh vượng về cả tài lộc và sức khỏe.

Nhật Bản

Phong tục lì xì ở Nhật Bản có tên là Otoshidama với những phong bao lì xì được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, có ghi tên người nhận, màu chủ đạo là màu trắng. Trong khi tiền mừng tuổi ở Việt Nam không quan trọng nhiều ít, chỉ cốt “lấy hên” thì người Nhật Bản thường hay lì xì số tiền tương đối lớn cho trẻ nhỏ. Và đây cũng chính là cách trao một món tiền bạc cho trẻ nhỏ và dạy chúng cách tự chi tiêu, tiết kiệm hầu bao của mình.

Hàn Quốc

Tại xứ sở kim chi, tục lì xì cũng khá phổ biến với ý nghĩa cầu may mắn, bình an, tài lộc cho người được nhận lì xì. Tuy nhiên, thay vì dùng phong bao màu đỏ, người dân lại ưa chuộng màu trắng. Trên những phong bao này có ghi cả tên của người được nhận.

Malaysia

Người Hồi giáo ở Malaysia sử dụng màu xanh lá cây làm màu sắc truyền thống của phong bao lì xì trong Tết Eid al-Fitr [Tết của người Hồi giáo]. Đối với họ, đây là dịp để mừng tuổi người già, trẻ nhỏ, mang đến chút lộc năm mới để cả năm được sung túc, bình an.

Gia đình người Hồi giáo nào ở Malaysia cũng chuẩn bị rất nhiều phong bao lì xì màu truyền thống. Bởi với tấm lòng hiếu khách, bao giờ họ cũng tin rằng sẽ có nhiều khách đến thăm gia đình mình, cũng như họ sẽ đi thăm nhiều gia đình khác vào dịp đầu năm. Tất cả những ai ghé thăm người Hồi giáo vào dịp Tết đều được nhận phong bao may mắn màu xanh, bất kể bạn là họ hàng, làng xóm, có quan hệ huyết thống với gia chủ hay không. Thậm chí, những người không thể đến được thì gia chủ còn gửi bạn bè, người thân họ phong bao lì xì xanh về tới tận tay trong dịp Tết. Đó chính là nét đẹp góp phần làm nên văn hóa và tâm hồn phóng khoáng của những người theo đạo Hồi.

Cộng đồng người Hindu ở Châu Á

Phong tục lì xì là một nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người theo đạo Hindu Ấn Độ, một số địa phương ở Singapore và Malaysia. Những phong bao lì xì ở đây thường có màu tím hoặc vàng thay vì màu đỏ như các nơi khác.

Tùng Lâm

Mỗi quốc gia đều có những ngày Tết cổ truyền riêng mang dấu ấn đậm đà bản sắc dân tộc. Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có ngày Tết truyền thống đặc sắc với rất nhiều những hoạt động nổi bật. Bạn đang có kế hoạch cho mình đến xứ sở kim chi vào dịp Tết hay muốn khám phá phong tục Tết ở Hàn Quốc, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của VietAIR.

Xem thêm: 

Thời tiết Hàn Quốc có gì đặc biệt?

Khám phá lịch Hàn Quốc đầy đủ và chi tiết nhất

Khám phá phong tục Tết ở Hàn Quốc

1. Chuẩn bị trước Tết

Gia đình Hàn Quốc quây quần bên mâm cơm ngày Tết

Tết truyền thống tại Hàn Quốc còn được gọi là Seolla, ngày lễ này không chỉ đánh dấu một năm mới khởi đầu mà còn là dịp người dân Hàn Quốc nhớ về tổ tiên, ông bà và cha mẹ mình, gặp gỡ những người thân họ hàng, bạn bè và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. “Ngày Tết Hàn Quốc bắt đầu từ khi nào?” có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người khi muốn ghé thăm quốc gia này vào dịp Tết. Cũng như Tết Âm lịch ở Việt Nam, ngày Tết của người Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 1 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 ngày.

Có rất nhiều thứ để chuẩn bị cho ngày Tết Hàn Quốc bao gồm thực phẩm, đồ thờ cúng, quà tặng...Thực phẩm thường được dùng trong ngày Tết bao gòm rau, thịt, cá, trái cây được lựa chọn kỹ càng tại các chợ hay siêu thị và phải đảm bảo về độ tươi ngon, màu sắc đẹp.

Đặc biệt với những người xa quê hương thì việc chuẩn bị trước Tết là vô cùng quan trọng. Do việc đi lại ở Hàn Quốc cũng khá đông đúc nên họ thường pohair đặt vé tàu, vé xe để kịp về quê. Những người con đi làm xa có thể mua quà về cho người thân và gia đình ở nhà. Hầu hết những người dân Hàn Quốc từ các thành phố lớn sẽ rời thành phố về quê ăn Tết.

Ngoài những thực phẩm phục vụ cho bữa cơm ngày Tết ở Hàn Quốc, việc lựa chọn những món quà biếu cũng rất quan trọng. Những món quà phổ biến nhất đó là tiền mặt, thẻ quà tặng tại các cửa hàng bách hóa, nhân sâm, mật ong, thịt hộp, bánh truyền thống, cá khô, cá ngừ, trái cây...

2. Quà tặng trong ngày Tết Nguyên Đán tại Hàn

Trẻ em châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng đều mong chờ ngày Tết đến vì đây là dịp chúng được nhận lì xì. Trẻ em tại Hàn Quốc chỉ được nhận lì xì nếu chúng ngoan  ngoãn và thực hiện đúng những nghi lễ truyền thống trong ngày đầu năm mới.

Người lớn thường trao tặng nhau những món ăn đắt đỏ như các loại nhân sâm, hải sản, hoa quả...chúc nhau những câu chúc tốt đẹp nhất.

3. Đồ cúng trong ngày Tết ở Hàn Quốc

Đồ cúng lễ ngày Tết truyền thống Hàn Quốc

Cũng như Tết cổ truyền ở Việt Nam, những món đồ cúng tại Hàn Quốc cũng cần được chuẩn bị và bày biện thật cẩn thận để có được một mâm cỗ đầy đủ cúng ông bà tổ tiên. Để chuẩn bị đồ cúng, các gia đình thường phải mất cả ngày trước Tết để chuẩn bị thực phẩm dùng làm đồ cúng cũng như các món ăn cho gia đình những ngày Tết.

Có khoảng hơn 20 món ăn khác nhau được bày biện trên bàn thờ, tùy theo mỗi vùng mà sẽ có những món ăn khác nhau. Người Hàn Quốc tin rằng nếu đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên hơn, do đó họ rất cẩn trọng trong việc chuẩn bị đồ cúng bái.

4. Nghi lễ thờ cúng trong ngày Tết ở Hàn Quốc

Đồ cúng trong ngày Tết Hàn Quốc

Là một ngày lễ đặc biệt trong năm rất quan trọng nên các nghi lễ cũng được thực hiện rất tỉ mỉ. Buổi sáng đầu năm mới bắt đầu bằng nghi lễ cúng tổ tiên, toàn bộ các thành viên trong gia đình phải ăn mặc chỉnh tề, cùng nhau cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.

Sau nghi thức cúng gia tiên, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức đồ cúng. Món ăn chính trong ngày đầu năm mới là tteokguk, canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng gà...

5. Trò chơi truyền thống ngày Seolla

Trò chơi truyền thống của ngày Tết truyền thống Hàn Quốc

Ngày Tết Hàn Quốc còn rất được mong chờ bởi đây cũng là dịp những trò chơi truyền thống được tổ chức. Một số trò chơi phổ biến nhất trong ngày tết cổ truyền đó là Yutnori gần giống trò chơi cá ngựa ở Việt Nam, Jegi – Chagi [trò chơi đá cầu, Neoltwiggi [trò chơi bập bênh], Tuho [trò ném mũi tên], Yeon – Naligi [trò thả diều], các thành viên đều có thể cùng nhau chơi trò này hoặc xem các chương trình Tết trên truyền hình.

6. Những chú ý khi du lịch trong ngày Tết ở Hàn

6.1. Những chú ý chung

Để có được những trải nghiệm thú vị nhất trong ngày Tết của người Hàn Quốc, bạn nên có sự chuẩn bị thật kỹ càng như đặt vé máy bay sớm để không lo bị chèn ép giá vé vào thời gian cao điểm. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị những hành lý phù hợp nhất để tham gia không khí lễ hội tại đây, bạn cũng có thể thuê một số trang phục truyền thống tại quốc gia này để có được những tấm hình thật đẹp.

6.2. Những địa điểm đi chơi ngày Tết

Dưới đây là một số gợi ý về những địa điểm du lịch hấp dẫn vào dịp Tết Hàn Quốc để bạn cùng tham khảo.

  • Cung điện Gyeongbokgung
  • Bảo tàng lịch sử Seoul
  • Làng truyền thống Hàn Quốc
  • Cung điện Changdeokgung và Hậu viên
  • Cung điện Deoksugung
  • Miếu thờ hoàng gia Jongmyo Shrine

Mỗi địa điểm đều có những đặc điểm riêng biệt riêng để bạn có được những trải nghiệm riêng cho mình. Còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa nhập với không khí Tết tại xứ sở kim chi phải không nào? Còn rất nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn để bạn cùng tham khảo và có được một chuyến đi an toàn và nhiều niềm vui.

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngày Tết Hàn Quốc để bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị nhất. Quốc gia này với những đặc điểm đặc biệt trong ngày Tết Âm lịch chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.                                                   

Video liên quan

Chủ Đề