Tại sao cocacola kinh doanh lỗ mà vẫn tiếp tục

Song cả hai vẫn đang thống lĩnh thị trường nước giải khát Việt Nam và liên tục có kế hoạch mở rộng đầu tư.

Coca-Cola âm vốn chủ sở hữu 800 tỷ đồng

Sự có mặt tràn ngập các sản phẩm đồ uống của Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường Việt Nam khiến người tiêu dùng cho rằng, 2 doanh nghiệp này kinh doanh rất thành công. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam.

Thế nhưng, số liệu của Cục Thuế TPHCM cho biết, Coca-Cola liên tục lỗ kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. 10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu. Thậm chí, trong năm 2006 và 2007, Coca-Cola lỗ tương ứng lên tới 228 tỷ đồng và 198 tỷ đồng. Năm 2011, công ty này lỗ 39 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011, vốn chủ sở hữu Coca-Cola âm hơn 800 tỷ đồng. Có nghĩa rằng, công ty này hiện chỉ đang hoạt động dựa vào các khoản vay, kể cả vốn vay từ công ty mẹ, hoặc tiền của khách hàng.

PepsiCo nộp thuế hơn 40 tỷ đồng trong 3 năm gần nhất

Tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2010 là 1.206 tỷ đồng.

Năm 2007 là năm đầu tiên PepsiCo có lãi, với tổng thu nhập chịu thuế là 58 tỷ đồng. Nhưng vì vẫn được điều chỉnh chuyển lỗ, nên Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Năm 2008, PepsiCo lại lỗ 58 triệu đồng, sang năm 2009 lãi 141 tỷ đồng. Con số này của năm 2010 là 137 tỷ đồng, năm 2011 là 191 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vẫn được điều chuyển lỗ, nên tổng số thuế TNDN mà công ty này đã nộp từ năm 2009 cho đến nay là 40,2 tỷ đồng.

Câu hỏi được đặt ra là, khoản lãi này có tương xứng với doanh thu của PepsiCo ở thị trường Việt Nam hay không? Năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu khoảng 2%.

Lỗ vẫn mở rộng đầu tư

Sau 18 năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam, không chỉ lỗ quá lớn, Coca-Cola thậm chí đã cạn cả vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, PepsiCo chỉ có một khoản lãi khiêm tốn.

Mặc dù vậy, cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và công bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư vào thị trường này lên nửa tỷ USD trong vòng 5 năm.

Trong khi đó, PepsiCo cũng liên tục khai trương các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD.

Theo Cục Thuế TPHCM, nguyên nhân thua lỗ của Coca-Cola Việt Nam là vì tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao. "Mà nguyên vật liệu này lại do công ty mẹ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, do đó giá hương liệu Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm tỷ trọng rất cao (trên 60% giá bán sản phẩm)", ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng Kiểm tra số 1, Cục Thuế TPHCM cho biết.

Với PepsiCo, tỷ trọng hương liệu trong giá bán thành phẩm của công ty này cũng không lớn như của Coca-Cola và doanh nghiệp này đang có lãi.

Không chỉ Coca-Cola, PepsiCo, mà cả BigC, Metro Cash&Carry… đều là những doanh nghiệp thua lỗ lớn mà vẫn liên tục mở rộng đầu tư.

Doanh nghiệp nội bị loại bỏ

Câu hỏi đã được vị chuyên gia lâu năm về đầu tư từng đặt ra rằng, Việt Nam sẽ thu được gì khi các dự án FDI liên tục thua lỗ? Trong trường hợp này, thì Việt Nam được gì kể từ khi Coca-Cola, hay PepsiCo vào Việt Nam? Tất nhiên, câu trả lời đầu tiên là việc làm, là thị trường rộng mở, người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm hàng đầu thế giới.

Và trên một khía cạnh nào đó, được cả về thuế. Nhưng với tình trạng kinh doanh thua lỗ như vậy, ngoài 40 tỷ đồng thuế TNDN mà PepsiCo đã nộp, chỉ còn thuế VAT và thuế môn bài. Những thuế môn bài có giá trị không đáng kể, còn thuế VAT là khoản thuế gián thu, người tiêu dùng phải nộp, chứ không phải là DN.

Trong khi đó, cái mất rất rõ ràng, là sự lép vế của các DN nội. "Ban đầu, khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta chỉ cho phép họ lập liên doanh, vì sợ họ thâu tóm hết DN trong nước. Nhưng cuối cùng, DN nội đã gần như bị loại bỏ gần hết", một vị chuyên gia bình luận. Hiện tại, trên thị trường không còn doanh nghiệp nào đủ sức cạnh tranh với Coca-Cola và PepsiCo.

Nguồn Báo đầu tư

BNEWS Người tiêu dùng sẽ không ngừng uống Diet Coke hoặc nước đóng chai Dasani chỉ vì nền kinh tế có thể đang suy thoái.

Người tiêu dùng ngày nay vẫn sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để "chiều chuộng" bản thân với những thức uống giải khát mát lạnh như Coca-Cola.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang tồn tại nhiều mối lo ngại như lạm phát, dịch COVID-19, lãi suất, căng thẳng Ukraine, biến động chứng khoán... một số nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm một nơi “trú ẩn an toàn” trong cổ phiếu của Công ty này.

“Bến đỗ” của nhà đầu tư
Trong tháng 7/2022, Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận quý II vượt dự báo trong bối cảnh doanh số bán hàng của “gã khổng lồ” ngành đồ uống tại các nhà hàng, rạp hát và các địa điểm khác phục hồi sau đại dịch. Doanh số toàn cầu của Coca-Cola đã tăng 8% trong quý II/2022, nhờ sự tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển và mới nổi, dù giá bán trung bình tăng khoảng 12%.
Coca-Cola đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD, tương đương 44 xu Mỹ/cổ phiếu. Ông Garrett Nelson, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu đầu tư CFRA, cho rằng kết quả nói trên của Coca-Cola là phép thử với giá trị thương hiệu của công ty này, vì người tiêu dùng vẫn không muốn chuyển sang các loại nước uống tương tự khác, dù giá của Coca-Cola tăng.
Trước đó, trong quý I/2022, Coca-Cola cũng đã báo cáo doanh thu tăng 16% lên 10,5 tỷ USD. Lợi nhuận đạt 2,8 tỷ USD, tương đương 64 xu Mỹ/một cổ phiếu. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN Business, Giám đốc tài chính John Murphy của Coca-Cola cho biết “tình hình lạm phát nhìn chung sẽ tồn tại trong một thời gian. Chính xác là bao lâu thì không ai biết”.
Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, Coca-Cola đã chuyển sang tập trung vào sản xuất sản phẩm có kích thước lớn để thu hút người tiêu dùng, những người dành nhiều thời gian ở nhà hơn và mua sắm số lượng lớn tại cửa hàng tạp hóa.

Trước đại dịch, Coca-Cola và đối thủ của hãng là Pepsi Co đã đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm đóng chai và lon kích thước nhỏ hơn, mà thường có mức giá bán cao hơn đối với người tiêu dùng, nhưng lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nhà sản xuất. Giám đốc điều hành của Pepsi bày tỏ hy vọng những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn sẽ sớm quay trở lại sau khi dịch bệnh lắng xuống
Ông Murphy cho biết áp lực lên giá hàng hóa và tiền lương sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, Coca-Cola có thể linh hoạt trong việc tăng giá, đặc biệt là khi giới thiệu các sản phẩm cao cấp hơn. Công ty đang phát triển các hương vị mới lạ, đồng thời loại bỏ một số hương vị cũ được yêu thích như Tab, một trong hàng trăm hương vị mà Coca-Cola đã đóng cửa trong hai năm qua. Hiện công ty đang duy trì sự phù hợp với người tiêu dùng trẻ tuổi.
Các nhà đầu tư hài lòng với chiến lược này. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Coca-Cola hiện đã tăng 11%, biến nó trở thành một trong những công ty hoạt động tốt hơn trong chỉ số Dow Jones vốn đã giảm 7% trong năm nay.
Các nhà giao dịch đã đổ xô tìm đến các công ty như Coca-Cola vì họ cung cấp doanh số bán hàng và thu nhập ổn định vào thời điểm địa chính trị bất ổn, lo ngại về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lạm phát.
Một ưu thế khác của Coca-Cola đó là công ty này nằm trong một ngành công nghiệp phòng thủ. Người tiêu dùng sẽ không ngừng uống Diet Coke hoặc nước đóng chai Dasani chỉ vì nền kinh tế có thể đang suy thoái. Các thương hiệu mạnh cho phép các công ty tăng giá để duy trì tỷ suất lợi nhuận, ngay cả trong các nền kinh tế đang phát triển chậm lại.
Coca-Cola cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi. Công ty này có thể tận dụng sự hiện diện của mình ở Đông Âu, Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ấn Độ để dần dần giành được thị phần từ các nhà sản xuất đồ uống địa phương. Theo trang tin kiplinger, Coca-Cola có hoạt động mạnh ở nước ngoài, phần lớn doanh số mà các nhà phân tích kỳ vọng công ty sẽ đạt được được tạo ra bên ngoài Mỹ.
Berkshire Hathaway, công ty do Warren Buffett lãnh đạo là một “fan” của Coca-Cola, cũng như thức uống Cherry Coke, là cổ đông lớn nhất của Coca-Cola nắm giữ hơn 9% cổ phần. Coca-Cola đang tiếp tục hoạt động tốt trên thị trường quốc tế ngay cả khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Trong phân tích chiến lược toàn cầu của mình, ông Murphy nói rằng Coca-Cola đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các thị thị trường mới nổi. Theo ông Murphy, “Coca-Cola phải theo sát những thị trường này và thích ứng khi cần thiết. Đầu tư qua thời kì biến động sẽ cho phép bạn chiếm ưu thế trên thị trường”. Khởi nguồn tại trung tâm thành phố Alaska, bang Georgia, từ năm 1886 cho đến nay, Coca-Cola đã và luôn là chất xúc tác gắn kết cộng đồng và truyền cảm hứng cho sự đổi mới sáng tạo.
Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke. Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke. Ngoài ra còn có thể kể tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê. Từ năm 2013, các sản phẩm Coke đã được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Dựa trên nghiên cứu về "thương hiệu toàn cầu tốt nhất" năm 2015 của Interbrand, Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu và thương mại.

Thăng trầm tại Việt Nam

Trong 28 năm hiện diện tại thị trường Việt Nam, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã trải qua 19 năm báo lỗ triền miên mới phát sinh lợi nhuận và đã từng bị cơ quan thuế phạt, truy thu hơn 821 tỷ đồng.
Coca-Cola là một trong những doanh nghiệp ngoại xuất hiện sớm tại Việt Nam với khoản đầu tư ban đầu khoảng 163 triệu USD vào năm 1994. Sau khoảng 28 năm, doanh nghiệp này đã đầu tư trên 1 tỷ USD.
Trên thực tế, ngay cả khi báo lãi, biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này tương đối thấp bất chấp việc thu về hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tính đến cuối năm 2012, lỗ lũy kế được nhà sản xuất nước giải khát chấp nhận khoảng 3.768 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng. Phải cho đến năm 2013, sau khi doanh nghiệp lần đầu tiên báo lãi (150 tỷ đồng), khoản lỗ lũy kế mới có cơ hội được thu hẹp.


Năm 2015, Coca-Cola Việt Nam bắt đầu đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Giải thích vấn đề này, đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết doanh nghiệp đã chịu thua lỗ trong thời gian dài nên không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dù báo lỗ nhiều năm liền, công ty vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đây đồng thời là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ doanh thu. Năm 2019, doanh thu công ty lập đỉnh, đạt 9.297 tỷ đồng, trước khi sụt giảm và chấm dứt chuỗi tăng trưởng do sự ảnh hưởng của COVID-19.
Theo báo cáo của Swire Pacific, trong năm 2020, công ty thu về 7.998 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm liền trước nhưng lãi sau thuế đạt 837,8 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Đến năm 2021, doanh thu công ty đạt 8.482 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng 740,6 tỷ đồng. Tính đến hết năm, tài sản ròng của Coca-Cola Việt Nam đạt 381,5 triệu USD, khoảng 8.829 tỷ đồng.
Chưa năm nào lợi nhuận sau thuế của Coca-Cola ở mức 3 con số. Trên thực tế, biên lợi nhuận ròng của công ty thấp hơn nhiều so với các đối thủ cùng ngành như Tân Hiệp Phát, Suntory PepsiCo…
Hiện thị trường đồ uống không cồn tại Việt Nam vẫn do Suntory PepsiCo dẫn đầu. Tính riêng năm 2019, công ty thu về 18.302 tỷ đồng, gấp đôi Coca-Cola Việt Nam và Tân Hiệp Phát.
Trước tình hình đó, Coca-Cola thông báo sẽ “bán mình” cho Tập đoàn Swire ở Hong Kong. Theo hãng tin Reuters, thương vụ này có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Đại diện hãng nước giải khát này cũng xác nhận quá trình chuyển giao sẽ được phê duyệt theo các quy định hiện hành và dự kiến hoàn tất vào quý III/2022.
Giữa tháng 7/2022, Tập đoàn Swire Pacific có trụ sở tại Hong Kong thông báo đã đạt thỏa thuận mua lại mảng kinh doanh của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia. Công ty con Swire Coca-Cola Limited thuộc tập đoàn này sẽ đứng ra thực hiện giao dịch trên. 
Swire Pacific sẽ trả 1,02 tỷ USD cho Công ty Coca-Cola Indochina cho thương vụ thâu tóm trên. Coca-Cola Indochina là một công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn mẹ Coca-Cola tại Mỹ. 
Phía doanh nghiệp Hong Kong cho biết thương vụ này đánh dấu lần đầu tư đầu tiên của Swire Coca-Cola tại khu vực Đông Nam Á, một trong những thị trường đồ uống có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sau khi thương vụ thâu tóm hoàn tất, Swire sẽ sở hữu và vận hành Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam cũng như nhà máy sản xuất Coca-Cola tại Campuchia.
Swire Coca-Cola là một công ty con thuộc tập đoàn Swire Pacific. Doanh nghiệp này hiện độc quyền sản xuất, phân phối sản phẩm nước giải khát của Coca-Cola tại 12 tỉnh, thành ở Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, vũng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và 13 bang tại Mỹ./.