Tại sao chích vitamin k ở người u đầu tụy

Không phải tự nhiên mà các cơ sở y tế khuyến cáo ba mẹ cần tiêm hoặc bổ sung vitamin K đầy đủ cho trẻ. Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển, hệ miễn dịch ở trẻ. Trẻ nhỏ thiếu vitamin K có thể mắc phải một số bệnh lý như còi xương, xuất huyết não, màng não, di chứng thần kinh và thậm chí tử vong.

  • Vai trò của vitamin K đối với sự phát triển của trẻ
  • Những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ nhỏ thiếu vitamin K
  • Bổ sung vitamin K cho trẻ bằng cách nào

Vai trò của vitamin K đối với sự phát triển của trẻ

Tại sao chích vitamin k ở người u đầu tụy

Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển, hệ miễn dịch ở trẻ. (ảnh minh họa)

Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong mỡ, đây là một nhóm các chất có cấu trúc hóa học 2-methyl-1,4-naphthoquinone; có 3 loại chính là:

– Vitamin K1 tồn tại trong nhiều loại thực phẩn rau quả có màu xanh.

– Vitamin K2 được tổng hợp từ vi khuẩn thường trú trong ruột người.

– Vitamin K3 là loại tổng hợp tan trong nước và đã bị cấm vì gây tác hại tới gan.

Vai trò của vitamin K là hỗ trợ gan trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, protein C và protein S.

Vitamin K cũng có vai trò trong việc chuyển hóa xương, tuy nhiên không quan trọng như vitamin D.

Những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ nhỏ thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K thường gặp ở trẻ sơ sinh, do vitamin K trong sữa mẹ khá thấp nên không đủ nguồn vitamin K1 cho tới khi bé bắt đầu ăn dặm. Ở trẻ sơ sinh chưa đến 6 tháng tuổi, bé chưa có vi trùng thường trú đường ruột nên không có nguồn vitamin K2, cho đến khi con được khoảng 6 tháng mới bắt đầu có vitamin K2 nên bé rất dễ thiếu vitamin K nếu như con không được bổ sung đầy đủ.

Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu, sự hấp thu vitamin K cần có mỡ, muối mật và dịch tụy. Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải bắp, cải xoong, su hào, xà lách. Vi khuẩn  đường ruột cũng có khả năng tổng hợp vitamin K. Nhu cầu vitamin K ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú là 51mcg/ngày. Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 6mcg/ngày, 6-11 tháng là 9mcg/ngày và 1-3 tuổi là 13mcg/ngày.

Tại sao chích vitamin k ở người u đầu tụy

Trẻ nhỏ bị thiếu vitamin K có thể mắc phải bệnh lý như còi xương, xuất huyết não, màng não, di chứng thần kinh và thậm chí tử vong. (ảnh minh họa)

Thiếu vitamin K gây xuất huyết não, màng não thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi. Bệnh xuất hiện đột ngột, trẻ bỏ bú, khóc thét, da xanh, thiếu máu cấp tính, thóp căng phồng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, lác mắt, sụp mi, giảm vận động nửa người, có cơn ngừng thở ngắn, hôn mê và dễ tử vong hoặc để lại di chứng về thần kinh.

Bổ sung vitamin K cho trẻ bằng cách nào

Tại sao chích vitamin k ở người u đầu tụy

Nếu là trẻ sơ sinh ba mẹ cần bổ sung vitamin K cho trẻ bằng đường tiêm, uống. Nếu trẻ đã biết ăn dặm ba mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như rau họ cải, trứng, … (ảnh minh họa)

Để dự phòng thiếu vitamin K thì chế độ ăn của mẹ cần có dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina… các lọa trái cây như lựu, việt quất, mâm xôi,…và cho trẻ bú mẹ bình thường. Bên cạnh đó, trẻ cần được bổ sung Vitamin K ngay sau sinh. Vitamin K có thể được bổ sung thông qua đường uống hoặc đường tiêm. Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, sau sinh bé được tiêm phòng vitamin K hoàn toàn miễn phí để tránh những nguy cơ xuất huyết não và các bệnh lý do thiếu vitamin K gây nên.

Trên đây là những thông tin để các bậc phụ huynh tham khảo, nếu có thắc mắc cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng... Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự tổng hợp được vitamin mà phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày hoặc bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Tùy thuộc vào loại vitamin, vì không phải loại vitamin nào cũng được cơ thể hấp thụ tốt nhất vào một thời điểm giống nhau. Chính vì vậy, nên biết cần uống vitamin vào thời gian nào trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thời gian tốt nhất để uống vitamin phụ thuộc vào loại vitamin đang sử dụng. Một số loại vitamin được khuyến cáo rằng thời điểm tối nhất để uống là sau bữa ăn, trong khi đó có một số loại nên sử dụng khi dạ dày còn trống (bụng đói) để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tại sao chích vitamin k ở người u đầu tụy

Ảnh minh họa.

Khi nào cần bổ sung vitamin?

Các vitamin luôn có sẵn trong ngũ cốc và thực phẩm, vì vậy đối với những người không có quá trình rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày - tá tràng...) và không ăn kiêng, có chế độ ăn cân đối với thực phẩm đảm bảo chất lượng thì không nhất thiết phải bổ sung vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng.

Khi thiếu vitamin nhẹ có thể điều trị bằng cách dùng chế độ ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin.

Việc bổ sung vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất, vì vậy việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn khi dùng các chất đơn lẻ.

Phân loại vitamin

Vitamin được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm vitamin tan trong nước và tan trong chất béo:

Vitamin tan trong nước gồm các vitamin nhóm B và C.

Vitamin tan trong chất béo gồm các vitamin nhóm A, D, E, K.

Thời gian tốt nhất để uống vitamin tan trong nước

Vitamin hòa tan trong nước bao gồm vitamin C, nhóm B và axit folic. Các loại vitamin này được hấp thu tốt hơn khi dạ dày trống rỗng. Thời điểm tốt nhất để sử dụng vitamin này là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng tầm 30 phút hoặc hai giờ sau khi ăn.

Các vitamin tan trong nước không được cơ thể sản xuất hoặc dự trữ tự nhiên. Do đó, cơ thể cần phải thường xuyên nhận được từ các nguồn động vật, thực vật và chế phẩm bổ sung. Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng vừa đủ vitamin cần thiết, các vitamin tan trong nước dư thừa sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Thời gian tốt nhất để uống vitamin tan trong chất béo

Những vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, K, E, D. Các loại vitamin này có đặc điểm hấp thu cùng với các chất dầu mỡ, vì vậy khi thiếu điều kiện này thì cơ thể không hấp thu được. Quá trình hấp thu đòi hỏi phải có acid mật làm chất nhũ hóa vì mỡ không tan được trong máu. Do đó, để vitamin tan trong chất béo hấp thu tốt thì nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Khi cơ thể bổ sung dư các vitamin này, chúng sẽ được dự trữ trong gan và mô mỡ không giống như vitamin tan trong nước nếu dư thừa sẽ được thận đào thải qua đường tiểu. Do đó khi dùng liều cao và kéo dài sẽ gây độc tính, đặc biệt là vitamin A và D. Các vitamin này tương đối bền vững với nhiệt độ cao, do vậy chúng không bị phá hủy trong quá trình nấu nướng.

Đỗ Hương