Tác giả câu chuyện người con gái miền Đất Đỏ

Bài thơ chị Võ Thị Sáu khá nổi tiếng với nhiều người, nhưng không phải...

Có một người con gái tuổi vừa trăng tròn đã đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Cuộc đời chị đã trở lên bất diệt với những huyện thoại để đời sau ghi nhớ. Chị là Võ Thị Sáu – người con gái Đất Đỏ anh hùng.

Người con gái Đất Đỏ anh hùng Chị Võ Thị Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình. Vì vậy, chị đã sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi. 14 tuổi, ở cái tuổi vẫn còn được coi trẻ con ấy, chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò. Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng. Thực dân Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối

Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Tác giả câu chuyện người con gái miền Đất Đỏ

Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, chị hát cho những bạn tù nghe những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường. Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”. Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát “Tiến quân ca”. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Tác giả câu chuyện người con gái miền Đất Đỏ

Chị Võ Thị Sáu những giây phút cuối đời . Ảnh: Phim "Như một huyền thoại" 

Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại: Người con gái trẻ măng/Giặc đem ra bãi bắn/Đi giữa hai hàng lính/Vẫn ung dung mỉm cười/Ngắt một đóa hoa tươi/Chị cài lên mái tóc/Đầu ngẩng cao bất khuất…. (Trích Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn - Phan Thị Thanh Nhàn) Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo, nhất là thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân. Tên tuổi và sự nghiệp của chị đã được suy tôn vào hàng những nhân vật tiêu biểu của “Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam”. Tượng Võ Thị Sáu đã được đặt tại quê hương, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân. Hình tượng Võ Thị Sáu còn được đưa vào bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.

Chị là nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất đã được Nhà nước truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.


Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

1. Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người. Dựa oai bọn Pháp, tên cai tổng Tòng ngang nhiên ức hiếp dân lành. Sáu rất căm giận chúng.

2. Được giác ngộ, Sáu tham gia công tác cách mạng và được giao làm trinh sát của Đội Công an Xung phong quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Sáu thường ra vào nội thành nắm tình hình giặc, làm cả nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho đồng đội ở chiến khu. Cô gái nhỏ dũng cám, gan dạ không biết sợ đêm tối và thú dữ trong rừng.

Hai năm sau, trong một trận đánh, bằng ba quả lựu đạn, Sáu đã giết được một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính. Lần khác, Sáu đã ném lựu đạn phá cuộc họp của tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường.

3. Năm 1950, Sáu được lệnh về Bà Rịa giết tên cai tổng Tòng. Sáng hôm ấy, chị đột nhập vào phòng làm việc của tên Tòng, rút lựu đạn. Bỗng có tiếng kêu lớn : “Lựu đạn !” Tên Tòng hoảng hốt chui xuống gầm bàn. Một bàn tay to khoẻ túm chặt tay Sáu, bẻ quặt ra sau. Sáu bị giặc bắt, đưa về nhà tù Bà Rịa.

Sau trận đòn thù dã man, tên cai tù hội:

– Ai sai mày giết cai tổng Tòng ? Mày liên lạc với ai ?

Sáu hiên ngang nhìn tên cai tù, không thèm trả lời. Chiếc roi đuôi bò liên tục quất xuống thân hình gầy còm của Sáu nhưng không quật ngã được tinh thần bất khuất của chị. Bọn giặc đành chuyển Sáu về giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Thời gian sau, có một tên phản bội khai báo toàn bộ hoạt động của Võ Thị Sáu, vì vậy Sáu bị đưa ra toà xét xử với lời tuyên án tử hình. Ngay sau đó chúng đày chị ra Côn Đảo.

Đêm 22-1-1952, tên cai ngục mở còng cho chị rồi dẫn chị đến phòng của chúa ngục Giắc-ti. Tên chúa ngục dụ dỗ:

– Mày còn trẻ lắm, cuộc đời của mày còn dài. Hãy suy nghĩ kĩ đi!

Sáu dõng dạc:

– Tôi còn trẻ nhưng tôi sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của tôi cho cách mạng, cho dân tộc.

Tên chúa ngục lồng lộn như thú dữ, lao vào đấm đá chị.

Sau đó, giặc đưa chị ra bãi bắn ở nghĩa trang Hàng Dương. Không hề khiếp sợ, chị Sáu cất cao giọng hát bài “Tiến quân ca”.

Đến bãi bắn thì trời vừa sáng. Đó là ngày 23-1-1952. Bọn giặc trói chị vào cột. Chị đưa mắt ngắm nhìn lần cuối cùng ánh ban mai đang rạng dần trên vòm trời xanh cao lồng lộng. Một tên lính rút trong túi ra tấm vải đen để bịt mắt chị. Chị nói to :

– Tao không sợ chết! Cứ để tao nhìn thấy viên đạn của chúng mày bắn vào ngực tao!

Rồi chị hô to :

– Việt Nam độc lập muôn năm !

Tám phát đạn đồng loạt nổ. Người con gái của vùng đất đỏ đã hi sinh anh dũng khi mới 19 tuổi xuân.

Theo MƯỜI PHỤ NỮ HUYỀN THOẠI VIỆT NAM

  1. Chị Võ Thị Sáu đã lập được những chiến công gì khi tham gia Công an Xung phong ?
  2. Bị giặc bắt, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất như thế nào ?
  3. Chị Sáu nói gì khi tên chúa ngục dụ dỗ chị đầu hàng ?
  4. Trước cái chết, chị Sáu đã tỏ rõ dũng khí của người cách mạng ra sao ?