Sự tích cây vú sữa tác giả là ai

Sư tích : Cây vú sữa
Ngày xưa, có 1 cậu bé được mẹ rất mực nuông chiều cho nên cậu ta rất nghịch ngợm và rất mải chơi.

Có 1 lần, cậu ta bị mẹ quát, cậu tỏ thái độ vùng vằng rồi bỏ đi khỏi nhà.

Cậu ta đã lang thang rất nhiều nơi, mẹ cậu ở nhà không biết được tin tức gì của cậu từ lúc cậu bỏ đi nên rất buồn và lo lắng.

Ngày nào cũng vậy mẹ cậu ngồi trên bậc thềm trông ngóng cậu trở về nhà.

Vài tuần trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở về nhà.

Bởi vì do quá buồn đau và mệt mỏi nên mẹ cậu đã đổ bệnh và qua đời.
Cậu cũng đã bỏ nhà đi đã khá lâu rồi, cho đến 1 hôm, bụng cậu vừa đói vừa lạnh, cậu lại còn bị lũ trẻ lớn tuổi hơn bắt nạt, cậu khi đó mới nhớ đến mẹ của mình.

-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ nấu cơm cho mình ăn, khi mình bị trẻ con khác ăn hiếp, mẹ luôn bênh vực mình, mình phải về với mẹ thôi”.

Khi đó cậu đã tìm đường trở về nhà.

………..

Tại ngôi nhà quen thuộc, mọi thứ vẫn như xưa, nhưng mà cậu tìm mãi vẫn không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi mẹ đâu rồi, con đói quá mẹ ơi !

– Gọi mẹ mãi vẫn không thấy mẹ đâu, cậu ta khụy xuống, rồi ôm 1 thân cây ở trong vườn và khóc.

Kỳ lạ thay, cành cây bỗng rung mạnh.Cây nghiêng cành, 1 trái to rơi vào lòng bàn tay cậu bé.

Cậu bé cắn trái cây đó 1 miếng rất to. Cậu kêu lên “chát quá”

Lại có một trái nữa rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hột của trái. Cậu kêu lên “cứng quá”.

Tiếp theo lại có một trái nữa rơi xuống tay cậu. Cậu khẽ lấy tay bóp men quanh trái, lớp vỏ mềm của trái dần dần khẽ nứt ra 1 khe nhỏ. 1 dòng sữa trắng sóng sánh tiết ra, có vị thơm ngọt như sữa mẹ.

Cậu ta ghé miệng hứng lấy những dòng sữa ngọt ngào của trái.

Cây bỗng rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái 3 lần mới biết được trái ngon

Con có lớn khôn mới biết lòng cha mẹ”.
Cậu đã bật khóc vì nhận ra rằng mẹ của cậu đã không còn nữa.

Cậu nhìn lên trên tán lá, những cành lá sum xuê trái ngọt, lá một mặt xanh nhẵn, một mặt đỏ hoe như mắt của một người mẹ khóc mòn mỏi chờ con về. Cậu ôm thân cây vỡ òa, thân cây thô ráp xù xì tự như đôi bàn tay vất vả làm lụng của người mẹ.

Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây.

Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích.

Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

[ST]

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Quả thật, từ bao đời nay, ơn sinh thành của bậc cha mẹ luôn là rộng lớn, cao cả nhất. Chúng ta, những phận làm con, cả đời chẳng bao giờ trả nổi. Khó lòng có thể nói sự hi sinh của cha hay mẹ là nhiều hơn, song, có thể thấy rằng khi nhắc đến sự hi sinh người ta hay nhắc về người mẹ, còn người cha thường được nghĩ tới là trụ cột trong gia đình. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Đẹp đẽ mà lại giản dị, chân lý này lại được khẳng định trong câu chuyện “sự tích cây vú sữa

Vài nét về tác phẩm

Ngày xưa có 2 mẹ con sống với nhau. Thương con trai côi cút, người mẹ hết sức nuông chiều con.

Càng được mẹ nuông chiều, cậu bé càng ham chơi và không biết thương mẹ. Những trò chơi của cậu bé thường rất tai quái. Sợ con gặp nguy hiểm, mẹ đã mắng con một vài câu. Thế mà, cậu bé tức giận vùng vằng bỏ đi. Cậu ta chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét lại bị trẻ lớn hơn bắt nạt. Cậu mới tìm đường về nhà. Cảnh vật vẫn như xưa nhưng không thấy mẹ đâu, cậu khản cả tiếng gọi mẹ rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu bé, cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt như dòng sữa mẹ. Cậu bé nhìn lên tán lá và òa khóc. Cây xòa cành ôm lấy như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu ai cũng thích, họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Mô típ của câu chuyện không có sự khác biệt so với các tác phẩm cổ tích khác, vẫn giữ nguyên yếu tố thần kì, giải thích về hiện tượng tự nhiên theo góc nhìn thần thoại, tuy nhiên không vì vậy mà nó thiếu đi những bài học nhân văn cao cả.

Ý nghĩa truyện “Sự tích cây vú sữa”

* Bài học về lòng hiếu thảo

Chữ Hiếu là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Có thể nói tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó. Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.

Cho dù cha mẹ như nào thì cũng là mong những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái. Dù thời xưa hay thời nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như không có một trái tim yêu thương rộng lớn thì làm sao có được cuộc sống hạnh phúc. Trong câu chuyện, ta có thể thấy, tình mẹ bao la đến độ kể cả khi đã hóa thành cây, người mẹ vẫn luôn muốn chở che cho đứa con của mình. Ca ngợi sự hiếu thảo, đồng thời tác phẩm cũng phê phán thái độ của người con trong câu chuyện, người con đã đối xử tệ bạc với mẹ của mình và chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn. Trong cuộc sống cũng có rất nhiều trường hợp đối xử bất hiếu với cha mẹ, đó là những hành động cần phải lên án. Bởi cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người, và hiếu thảo là bổn phận của những đứa con.

* Bài học về biết cách quý trọng hiện tại

Đôi khi chúng ta chỉ mải mê về những thứ xa xăm, những điều thuộc về tương lai mà quên đi cuộc sống chỉ thực sự diễn ra ở hiện tại. Không nhiều người biết quý trọng những gì chúng ta đang có, đôi khi lại là niềm mơ ước của hàng triệu người khác. Cậu bé trong câu chuyện là một ví dụ, cậu không biết yêu thương mẹ khi mẹ còn sống, chỉ đến khi thiếu vắng nó, bế tắc trong cuộc sống cậu mới biết tiếc thương những điều trong quá khứ. Vốn dĩ cậu được hưởng tình yêu thương trọn vẹn nhất, nhưng lại từ bỏ để theo đuổi cuộc sống cậu cho là tự do, là phù hợp, mà không biết rằng cậu đang từ bỏ những giá trị cao quý nhất. Vì vậy, câu chuyện khuyên chúng ta hãy yêu thương ngay khi có thể, trân quý hiện tại và những gì chúng ta đang có, hãy nói những lời yêu thương, hãy hành động vì những người thân yêu của mình. Đặc biệt là khi bố mẹ sẽ già hơn chúng ta rất nhiều năm, thời gian của họ ngắn hơn chúng ta mà để tỏ lòng biết ơn, thì bao nhiêu thời gian cũng không đủ, vì vậy, hãy bắt đầu sớm một chút, và ta sẽ yêu thương bố mẹ nhiều hơn một chút.

Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, tác phẩm còn nhắc nhở chúng ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương mọi người trước khi quá muộn.

Xem thêm:

Nội dung đang được cập nhật

Tìm kiếm ngẫu nhiên: cây, mượn, Ares, Câu chuyện ngắn, Thần của các vị thần, Mèo lại hoàn mèo, Nguyện vọng của anh chàng lười, lời ước dưới trăng, Những lợi ích bất ngờ của truyện cổ tích đối với sự phát triển của trẻ, Truyện cổ tích hài hước, Con gấu và hai người đàn ông, Nội dung của văn bản vịt và cá rô, con cú thông minh, mã lương, 2001 câu chuyện hay cho bé,

Sự tích cây Vú Sữa sgk lớp 2 là câu chuyện ý nghĩa kể về nguồn gốc ra đời của cây vú sữa và sự hối hận muộn màng của cậu bé ham chơi không nghe lời mẹ.

1. Truyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa, ở vùng Lái Thiêu, thuộc tỉnh Sông Bé, có hai mẹ con nhà nọ sống đơn chiếc cùng nhau. Thương con trai mồ côi bố, mẹ hết sức chiều con, mong con sớm khôn lớn. Thấy mẹ yêu chiều, chú bé đâm ra hay vòi vĩnh[1], quấy khóc.

Những trò chơi của chú bao giờ cũng tai quái: lúc thì chặt ngang ngọn cây, lấy đá ném đàn gà, lúc thì buộc lông gà vào đuôi mèo, đuổi cho mèo chạy làm đổ canh nóng vào chân mẹ. Bị mẹ mắng, chú vùng vằng[2] bỏ đi.

Thế là chú lang thang hết ngày này sang ngày khác, hái hoa bắt bướm. “Giá không có mẹ thì thích biết mấy! Tha hồ nghịch chẳng ai mắng cả!” Nghĩ vậy, chú càng la cà[3] khắp chốn không hề biết thương mẹ đang mỏi mắt chờ con.

Dọc đường, thấy ai làm gì, chơi gì, chú cũng sà vào góp phần. Ai cho gì chú cũng ăn. Được ăn, thế là chú khoái.

2. Một hôm, chú bé thấy một đàn vịt đẻ bao nhiêu là trứng trong lều. Chú nhặt đá ném vỡ nhiều quả trứng. Người chăn vịt đang ngủ nghe tiếng vịt kêu, tỉnh dậy quát mắng, đuổi bắt. Sợ quá, chú bé bỏ chạy.

Chạy mãi, chạy mãi, chú vừa đói vừa mệt. Chú gục xuống bên vệ đường thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy, chú chẳng thấy ai quanh mình mà cũng chẳng ai cho ăn. Đói quá, chú mới nhớ đến mẹ. “Phải tìm đường về thôi, chỉ có mẹ mới cho mình ăn, mới thương yêu mình”.

3. Sau bao ngày lặn lội, chú bé mới tìm được về nhà mình. Đúng là nhà đây rồi! Cảnh vật còn nguyên nhưng mệ chú thì không còn nữa. “Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi? Hãy về với con…!”. Tiếng chú bé gọi mẹ vang vọng cả bốn bề.

Chú bé không ngờ rằng vì tìm con khắp chốn, mong con không thấy con về, vừa giận vừa thương con, mẹ ngồi khóc mãi. Bà đã chết và hóa thành một cây xanh.

Chú bé gọi hoài gọi mãi vẫn không thấy mẹ. Chú chỉ biết ôm lấy cây xanh mà khóc. Bỗng cây xanh run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí đâm ra nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện rồi lớn nhanh, da căng mịn và xanh óng ánh. Và kìa, quả đã chín. Bỗng quả to nhất rơi xuống tay chú bé.

Vừa đói, vừa mệt, chú bé đưa quả lên miệng cắn một miếng rõ to. Quả chát quá. Chú định nhè ra thì quả thứ hai rơi xuống tay chú. Chú lột vỏ, cắn vào hạt nhưng cứng quá.

Quả thứ ba lại rụng tiếp vào tay. Lần này chú không ăn vội mà lấy tay nhẹ nhàng xoay quanh trái chín cho đến khi trái mềm dần và nứt ra một kẽ nhỏ.

Một dòng sữa trắng trong quả trào ra. Chú bé ngửa miệng uống dòng sữa ngọt và thơm như dòng sữa mẹ. Chú thấy hết cả đói lẫn khát, trong người khoan khoái.

Chú ôm lấy cây. Vỏ cây xù xì như bàn tay lam lũ[4] của mẹ. Chú nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Chú nghe tiếng rì rào trong lá: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon, con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”. Ôi đúng tiếng mẹ rồi! Chú òa lên khóc. Cây rung lá, xòa cành ôm lấy chú, trái chín la đà trên vai, trên ngực chú, như tay mẹ vỗ về, âu yếm chú.

4. Mẹ không còn nữa. Giờ chỉ có bạn bè. Chú bé đưa những trái quý đến chia sẻ cùng các bạn. Được ăn trai ngon và nghe chuyện về bà mẹ hiền của chú, các bạn đều ngậm ngùi và tự hứa phải chăm ngoan và chẳng bao giờ làm mẹ buồn phiền.

Thấy cây ra quả thơm ngon, bà con ai cũng thích. Họ đem hạt cây lạ ấy gieo khắp nơi và gọi tên là cây Vú Sữa.

Theo Ngọc Châu
Sự tích cây vú sữa sgk lớp 2

Truyện cổ tích về lòng hiếu thảo

Chú thích trong truyện Sự tích cây Vú Sữa

  1. Vòi vĩnh: hay đòi thứ này, thứ khác.
  2. Vùng vằng: tỏ ý giận dỗi, cáu kỉnh
  3. La cà: ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi.
  4. Lam lũ: phải làm lụng vất vả để kiếm sống.

Câu hỏi gợi ý cho các bạn nhỏ

  1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
  2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
  3. Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
  4. Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
  5. Theo em, muốn được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?

Ý nghĩa câu chuyện Sự tích cây Vú Sữa

  1. Câu chuyện kể về nguồn gốc ra đời của cây vú sữa.
  2. Giáo dục các bạn nhỏ phải biết nghe lời, không làm cho bố mẹ phải phiền lòng.
  3. Dạy các bạn nhỏ phải biết gìn giữ, trân quý những thứ mình đang có, vì có những thứ mất đi rồi sẽ không bao giờ có thể lấy lại được
  4. Câu chuyện là bài học về lòng hiếu thảo và ca ngợi tình mẹ con thắm thiết. Kể từ bây giờ, các bé không nên làm phiền lòng bố mẹ nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề