Sự khác biệt giữa cá tra và cá basa

Đăng bởi: Đặc Sản Cập nhật: 23/11/2018

Nhiều khách hàng khi mua Khô Cá Dứa Cần Giờ tại Nắng Gió thường đặt câu hỏi:  việc phân biệt các loài cá da trơn như cá tra, cá hú, cá basa, cá bông lau, cá dứa...như thế nào, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cho Quý Khách tham khảo.

Theo tổ chức FishBase, họ cá tra có tất cả 31 loài, riêng  ở Việt Nam có 13 loài, trong đó có 2 loài cá vồ cờ và cá tra dầu được liệt kê vào danh sách cá quý hiếm, cấm đánh bắt. Và trên thị trường họ cá tra có 5 loại thường gặp đó là: cá tra, cá ba sa và cá hú, cá dứa và cá bông lau. Chúng có hình dạng giống nhau khiến các bà nội trợ nhà mình rất khó phân biệt.

Cá Dứa - Cần Giờ

Cũng theo Bà Phạm Thị Mười - một thương lái về cá nước ngọt nhiều năm tại Chợ Bình Điền -TP.HCM, sẽ giúp chị em “xem tướng” các loài cá:

  • Xem đầu: đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng... hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.
  • Xem râu: họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn.
  • Xem tướng: cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.
  • Xem thịt: thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá Bông Lau - An Giang

Cá tra

Cá ba sa

Cá hú

Còn riêng Cá Bông Lau và Cá Dứa do hiếm và giá cao nên ít thấy bán ở chợ bình dân, thịt rất ngon. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Như da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng khác hẳn các vây cá nuôi.

Vậy là các bạn phần nào đã biết cách phân biệt các loài cá da trơn như cá dứa, cá bông lau, cá tra, cá hú...rùi nhé. Hoặc nếu các bạn muốn mua Khô Cá Dứa Cần Giờ - hàng thiên nhiên - hàng "xịn" thì hãy gọi cho Nắng Gió - 0909.936.248 để được tư vấn [ về các loại khô cá , đặc sản vùng miền ]  và phục nhé.

Tags: cá dứa là cá gì, phân biệt cá dứa thật giả, cá ba sa, cá hú, cá tra, cá tra dầu, cá bông lau an giang, vàm cóng, mua khô cá dứa cần giờ ở đâu, cá dứa bán ở đâu,

Sản phẩm liên quan

Trên thị trường hiện nay, họ cá tra có năm loại thường gặp: cá tra, cá ba sa và cá hú [nuôi], cá dứa và cá bông lau [thiên nhiên]. Chúng có hình dạng giống nhau, khiến các bà nội trợ khó phân biệt.

Để tránh bị lừa, người mua có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:

1. Xem đầu. Đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng… hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.

Thịt cá basa có màu trắng, thớ nhỏ hơn thớ thịt cá tra.

2. Xem râu. Họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn...

3. Xem tướng. Cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.

4. Giải phẫu. Thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá ba sa hiện được nuôi rất ít, vì phải nuôi ở thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu đến sáu tháng mới thu hoạch. Trong khi cá tra nuôi được ở hạ nguồn và chỉ nuôi bốn tháng, nhưng Mỹ vẫn chấp nhận phi lê cá tra như cá basa. Riêng cá hú chưa xuất khẩu được, chỉ bán trong nước nên không được giá, mặc dù thịt cá hú và cá ba sa ngon hơn thịt cá tra nhiều.

Riêng cá bông lau và cá dứa chưa nhân giống và nuôi được, nên hiếm có ở chợ bình dân, giá cao thịt rất ngon, nên ít sợ lầm. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng, nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng, khác hẳn các vây cá nuôi.

Theo SGTT

thuhuyen

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

No comments found.

Video liên quan

Chủ Đề