Sông cà lồ ở đâu

Có tổng chiều dài là 89km, sông Cà Lồ tuy nhỏ nhưng đã in đậm và đi vào ký ức của nhiều người dân sống gần hai bên bờ sông. Tuy nhiên hiện nay, người dân đang vô tư “xẻ thịt” sông với bao chuồng, trại, xâm lấn, xả thải... khiến con sông thơ mộng đang oằn mình chờ chết...

Sắp thành sông “lấp”

Sông Cà Lồ [còn gọi là sông Phù Lỗ] là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng. Nó vốn tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, đoạn cửa sông kết nối với sông Hồng từ lâu đã bị bịt. Đầu nguồn của sông Cà Lồ chủ yếu là nước từ các dãy núi của Tam Đảo. Tổng chiều dài của sông là 89km, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 27km. Sông Cà Lồ tuy nhỏ nhưng đã in đậm và đi vào ký ức của nhiều người dân sống gần hai bên bờ sông bởi đây là dòng sông hiền hòa, quanh năm bồi đắp phù sa, đem đến những dòng nước mát rượi giúp cho hạt lúa, củ khoai căng tròn, rau quả, cây cối xanh tốt.

Ông Nguyễn Văn Tâm bức xúc trước nạn đổ rác ra ven sông Cà Lồ.

Nhưng đó là chuyện ngày xưa, chuyện cách đây 25 - 30 năm về trước. Còn nay, sông Cà Lồ không còn hình hài như trước nữa mà đã bị biến dạng, đổi màu, bị con người tận dụng khai thác một cách triệt để. Không biết người ta vô tình hay cố ý, nhưng mọi thứ người ta đều đổ dồn ra sông như: xây chuồng trại, làm vườn, chăn thả gia súc, gia cầm; dùng kích điện dò tìm bắt hết cả những con tôm con tép. Người ta ngăn, đắp, xâm lấn diện tích dòng chảy. Thậm chí cả rác thải, phế liệu cũng đổ ra sông Cà Lồ. Chức phận của sông Cà Lồ bây giờ chỉ làm một việc thoát nước cũng không xong. Vì thực tế diện tích dòng chảy của sông cũng bị người ta xâm lấn, tận dụng trồng rau, trồng chuối ven bờ. Bao nước thải, rác thải người ta đều quăng ra sông không một chút ngần ngại, ngượng ngùng. Người ta “vô tư” đến nỗi dùng cả xe bò, xe công nông để chở rác thải và vật liệu phế thải đổ ra ven sông Cà Lồ. Sông Cà Lồ đang “chết” dần trong sự vô cảm của con người.

Người dân thắc mắc, chính quyền “ngơ ngác”

“Chúng tôi là những hộ dân sống ven sông, hàng ngày làm nghề kéo vó bè kiếm sống trên sông Cà Lồ, rất bức xúc trước việc nhiều hộ dân đổ rác thải, chất thải xây dựng ra ven sông. Mong chính quyền có biện pháp xử lý nghiêm minh để giữ gìn môi trường cho sông Cà Lồ”, ông Nguyễn Văn Tâm - người dân xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường bức xúc nói.

Anh Nguyễn Văn Hồng ở xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường chia sẻ: “Sông Cà Lồ xưa kia là điểm đến tắm giặt, bơi lội, kéo tôm, kéo cá. Còn nay chẳng mấy ai quan tâm đến sông Cà Lồ cả. Bởi lẽ môi trường dòng sông đang dần bị ô nhiễm, bị xâm lấn nghiêm trọng. Rất mong các cơ quan chức năng có biện pháp cứu lấy sông Cà Lồ”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Khổng Duy Bông - Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường cho biết: Địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, vận động người dân không được đổ rác thải, chất thải ra ven sông, tuy nhiên, nhiều người vẫn đổ trộm vào buổi tối hoặc sáng sớm. UBND xã đã nhiều lần  thuê máy cẩu san, gạt, cẩu rác thải đi chỗ khác nhưng chỉ được một thời gian ngắn người dân lại đổ rác, chất thải xây dựng ra ven sông.

Đã đến lúc ngành môi trường của tỉnh, huyện và chính quyền các xã có sông Cà Lồ chảy qua cần có cơ chế phối hợp để bảo vệ dòng sông Cà Lồ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, cùng với đó là xử phạt nghiêm minh những người đổ rác thải, chất thải ra ven sông; tháo dỡ những hàng rào xây dựng trồng cây lấn diện tích dòng chảy của dòng sông.

Bài và ảnh: Đào Duy Tuấn


Người dân chặn cả lòng sông, đổ vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng sông Cà Lồ

Người dân vô tư “xẻ thịt” lòng sông để nuôi thủy sản, xây dựng chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm, thậm chí có cả những biệt phủ lấn ra tận lòng sông Cà Lồ đoạn qua TP Phúc Yên [Vĩnh Phúc].

Vô tư “xẻ thịt” sông Cà Lồ

Một ngày đầu tháng 5/2021, dẫn chúng tôi “mục sở thị” một đoạn sông Cà Lồ chảy qua địa phận phường Tiền Châu, TP Phúc Yên [tỉnh Vĩnh Phúc], anh H.V.P [phường Tiền Châu] bức xúc: “Không hiểu sao người ta xây vượt cả hành lang sông, ra tới tận lòng sông, cứ tình trạng này chẳng mấy chốc dòng sông này chỉ còn là cái mương nước”.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, dưới lòng sông Cà Lồ giăng kín các loại lưới để ngăn thành lồng nuôi thủy sản, phía bờ sông là những chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mọc lên như nấm.

Nhiều chuồng trại làm trên bờ nhưng vươn ra giữa lòng sông. Nước thải từ quá trình nuôi gia súc, gia cầm đổ thẳng xuống lòng sông vốn là nơi cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt của người dân nhiều huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội.

Lạ lùng, tại đây còn mọc lên nhiều công trình kiên cố lấn chiếm hành lang bảo vệ đê và lấn ra tới tận lòng sông. Chỉ một đoạn sông dài khoảng 7km chảy qua địa bàn phường Tiền Châu đã có hàng chục công trình xây dựng trái phép.

Có những ngôi nhà kiên cố xây ngoài đê, dùng cọc bê tông đóng thẳng xuống lòng sông. Đặc biệt, có cả khu biệt phủ rộng cả hecta với tường bao kín mít, bên trong là những ngôi nhà kiên cố; vườn cây, nhà hàng... nằm hoàn toàn ngoài đê và lấn chiếm 1/3 lòng sông Cà Lồ.

Sông Cà Lồ [hay còn gọi là sông Phủ Lỗ] là một nhánh của sông Cầu và là một phân lưu của sông Hồng. Sông có tổng có chiều dài 86km chảy qua địa bàn các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên [tỉnh Vĩnh Phúc] và Mê Linh, Sóc Sơn [Hà Nội] rồi đổ ra sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong [tỉnh Bắc Ninh].

Sông Cà Lồ lâu nay là nguồn cung cấp nước tưới, tiêu cho hàng nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tiêu, thoát lũ trong mùa mưa bão. Tuy vậy, dòng sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, kết quả quan trắc cuối năm 2020 của Sở cho thấy, chất lượng nước trên lưu vực sông Cà Lồ có 3 thông số vượt quy chuẩn, đó là: Phosphat [PO43-], Nitrit [NO-2], Amoni [NH4+]. Trong đó, có 6/9 vị trí có thông số NO-2 vượt quy chuẩn cho phép; 5/9 vị trí có thông số Amoni vượt quy chuẩn cho phép; thông số PO43- vượt quy chuẩn cho phép 3,47 lần tại vị trí NM2 ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên.

Không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng mà hình hài của dòng sông còn đang bị biến dạng do người dân lấn chiếm xây dựng công trình, chuồng trại chăn nuôi...

Điểm nóng trật tự xây dựng

Những căn nhà đua ra lòng sông Cà Lồ

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Đăng Hồng, Chủ tịch UBND phường Tiền Châu thừa nhận có tình trạng vi phạm lấn sông Cà Lồ trong thời gian dài và nhức nhối.

Theo ông Hồng, tỉnh cũng đã có chỉ đạo chung giải quyết những trường hợp vi phạm đất đai, xây dựng trái phép ven và dưới sông Cà Lồ. Đồng thời, phường Tiền Châu đã lập hồ sơ, lập danh sách đối với các trường hợp vi phạm xác định thời điểm; cán bộ địa chính, trật tự đô thị đang tiến hành rà soát các trường hợp này.

Ông Hồng thừa nhận, phường Tiền Châu là “địa phương điển hình” về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng. Không cho biết cụ thể có bao nhiêu trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép “bức tử” sông Cà Lồ nhưng ông Hồng cho biết: Tổng số vi phạm trật tự xây dựng tại phường là 578 trường hợp, bao gồm cả vi phạm việc lấn sông Cà Lồ.

Mặt trước khu biệt phủ rộng nhiều hecta xây trái phép lấn chiếm sông Cà Lồ

Nói về biệt thự siêu khủng lấn sông Cà Lồ, ông Hồng cho hay: Công trình vi phạm này là của hộ gia đình ông Thọ ở Tổ dân phố Tiên Thịnh. Ông Thọ ở phường Trưng Nhị, mua đất nông nghiệp tại đây sử dụng sai mục đích, trong quá trình xây dựng thì lấn chiếm sông từ năm 2019. Hiện phường đã lập hồ sơ, báo cáo UBND TP Phúc Yên xử lý.

“Để xây dựng những công trình “bức tử” sông Cà Lồ với quy mô lớn phải có thời gian dài thi công. Hiện tượng người dân tràn lan xây dựng ngoài đê, lấn chiếm cả lòng sông Cà Lồ có trách nhiệm không nhỏ của chính quyền địa phương, người dân mong vi phạm phải được xử lý triệt để và những người liên quan phải chịu trách nhiệm”, anh H.V.P đề xuất.

Theo Chủ tịch UBND phường Tiền Châu Nguyễn Đăng Hồng, tình trạng vi phạm xây dựng trái phép, lấn chiếm sông Cà Lồ là điểm nóng của địa phương. Vừa qua, địa phương đã buộc tháo dỡ một ngôi nhà 2 tầng ngay sông, hai vợ chồng phản ứng quyết liệt nằm cả lên gàu máy múc. “Phá ngôi nhà này rất xót xa vì anh em, người dân không phát hiện kịp thời, không dám tố giác”, ông Hồng nói.
Điều đáng ngạc nhiên là ngôi nhà 2 tầng vừa bị phá lại chính ở tổ dân phố ông Hồng đang ở.

Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi xả trực tiếp ra dòng sông; người dân vô tư “xẻ thịt” lòng sông để nuôi thủy sản, xây dựng công trình, chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm… khiến sông Cà Lồ thơ mộng xưa kia đang đứng trước nguy cơ bị “bức tử”.

Tình trạng đổ đất lấn chiếm diễn ra khá phổ biến khiến sông Cà Lồ bị biến dạng, ảnh hưởng đến công tác tiêu, thoát nước trong mùa mưa bão.


Ký ức dòng sông xanh

Sông Cà Lồ [hay còn gọi là sông Phủ Lỗ] là một chi của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng. Sông có tổng có chiều dài 86km chảy qua địa bàn các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên [Vĩnh Phúc] và Mê Linh, Sóc Sơn [Hà Nội] rồi đổ ra sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Nguồn nước của sông chủ yếu từ các dòng suối trên dãy núi Tam Đảo, Sóc Sơn, với lưu lượng bình quân khoảng 30m3/s, cao nhất vào mùa mưa lên tới 286m3/s. Sông Cà Lồ tuy nhỏ nhưng đã đi vào ký ức của nhiều người dân sống dọc 2 bên bờ. Bởi, con sông này hiền hòa, thơ mộng, quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ và đem đến những dòng nước trong xanh phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Ông Nguyễn Văn Lâm, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên cho biết: “Tuổi thơ tôi gắn bó với sông Cà Lồ. Cách đây vài chục năm, nước sông sạch lắm. Vào mùa cạn, nước chỉ sâu từ 1 - 2,5 m, những lúc đi chăn trâu, cắt cỏ, chúng tôi thường nhảy xuống sông để tắm mát, rồi ngụp, lặn để mò trai, bắt hến. Hai bờ sông khi ấy cũng xanh mướt những ruộng rau màu do được nước dòng sông tưới tắm mỗi ngày. Tuy nhiên, dòng sông Cà Lồ trong xanh thủa ấy giờ chỉ còn trong ký ức".

Thực tế, ở nhiều đoạn sông Cà Lồ đi qua địa phận thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên, chúng tôi nhận thấy, hình dạng của dòng sông này đang dần bị biến dạng, nguồn nước ô nhiễm nặng nề, do con người tận dụng khai thác một cách triệt để.

Mục sở thị đoạn qua phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tình trạng người dân vô tư “xẻ thịt” lòng sông để nuôi thủy sản, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm diễn ra khá phổ biến. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn khiến nguồn nước của dòng sông bị ô nhiễm.

Phó Chủ tịch UBND phường Tiền Châu Nguyễn Đăng Tiếp cho biết: “Trên đoạn sông Cà Lồ chảy qua địa phận của phường [dài khoảng 8,5km] có hơn 20 hộ dân làm hợp đồng nuôi thủy sản với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản. Việc căng lưới thả cá trên sông của các hộ làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu, thoát nước trong mùa mưa bão.

Khi nước cạn, các hộ lại còn đắp bờ để giữ nước nuôi cá, không cho nước chảy, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của địa phương. Không chỉ vậy, khi thả cá, các hộ còn phải sử dụng thức ăn chăn nuôi hằng ngày; thậm chí, một số hộ còn thả bèo, đổ phân lợn, gây ô nhiễm nguồn nước của dòng sông”.

Theo kết quả quan trắc đợt 3 năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, chất lượng nước trên lưu vực sông Cà Lồ có 3 thông số quan trắc vượt quy chuẩn đó là: Phosphat [PO43-], Nitrit [NO–2], Amoni [NH4+]. Trong đó, có 6/9 vị trí có thông số NO–2 vượt quy chuẩn cho phép; 5/9 vị trí có thông số Amoni vượt quy chuẩn cho phép; thông số PO43- vượt quy chuẩn cho phép 3,47 lần tại vị trí NM2 ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên.

Sông bẩn, biến dạng không chỉ do các hộ căng lưới nuôi cá mà còn do ý thức của một bộ phận người dân sinh sống nơi có dòng sông đi qua. Từ rác thải, nước thải sinh hoạt đến phế thải công nghiệp đều bị đổ ra sông; thậm chí họ còn xây dựng cả chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm trên lòng sông.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Việc nguồn nước sông bị nhiễm bẩn cả về trước mắt và lâu dài đều dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Dọc sông Cà Lồ đoạn qua phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên và xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên đợt tháng 4 vừa qua, hàng chục tấn cá của các hộ dân tự nhiên chết trắng.

Theo các hộ dân sống gần đây, sau cơn mưa tối thứ 6, ngày 29/4/2020, cá trên sông Cà Lồ bắt đầu xuất hiện hiện tượng lạ. Cá liên tục lao đầu vào bờ chết nổi trắng dọc 2 bên bờ sông. Lượng cá chết khá nhiều, theo thống kê, phường Tiền Châu bị thiệt hại nhiều nhất với hơn 48 tấn cá của 16 hộ dân.

Chia sẻ về vấn đề này, một hộ dân ở phường Tiền Châu cho biết: Ngoài sự thiếu ý thức của không ít người dân khi xem sông là bể chứa chất thải thì việc xả thải của các công ty, doanh nghiệp cũng đang là vấn đề cần làm rõ. Chưa hết, nguy hại hơn đó còn là tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ của bà con nông dân. Tất cả lượng hóa chất độc hại đó, sau mỗi trận mưa đều đổ hết xuống dòng sông.

Sông Cà Lồ lâu nay là nguồn cung cấp nước tưới, tiêu cho hàng nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tiêu, thoát lũ trong mùa mưa bão. Nhưng qua quan sát bằng cảm quan có thể thấy, không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng mà hình hài của dòng sông còn đang bị biến dạng do người dân lấn chiếm xây dựng công trình, chuồng trại chăn nuôi...

Vì sao sông Cà Lồ không còn trong xanh? Sông bẩn, sông biến dạng trách nhiệm thuộc về ai?... là những câu hỏi thường trực, chính đáng của người dân. Họ mong muốn các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, cùng chính quyền các xã có sông Cà Lồ chảy qua sớm có những giải pháp, biện pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phục vụ tốt việc tiêu, thoát lũ trong mùa mưa bão.

Bài, ảnh: Thanh Huyền


Video liên quan

Chủ Đề